Một trong các tác dụng phụ sau khi tiêm filler chính là tình trạng sưng tấy xảy ra tại vùng da này. Tiêm filler cằm bị sưng bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào từng cơ địa cũng như là kỹ thuật tiêm filler. Thông thường, tình trạng sưng sẽ diễn ra trong khoảng 24h đồng hồ đầu tiên và sẽ giảm, biến mất hoàn toàn sau đó 3 – 5 ngày. Vậy nếu tiêm filler cằm thỉnh thoảng bị sưng có sao không?
Mục lục
1. Tiêm filler cằm bị sưng có sao không?
Trong các loại filler đều có chứa axit hyaluronic, khi “gặp gỡ” nguồn nước tự nhiên dưới da sẽ tạm thời bị phồng lên và sưng tấy cho tới khi cơ thể thiết lập lại sự cân bằng.
Do vậy, dấu hiệu sưng phù sau khi tiêm filler cằm là hoàn toàn bình thường và mức độ sẽ không quá ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đa phần mọi người đều có thể thấy tình trạng này chỉ kéo dài trong 3 – 5 ngày, thậm chí là 7 ngày với những người có thể trạng kém hơn.
Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải tình trạng tiêm filler cằm bị sưng tím trong vài tuần, kèm theo các dấu hiệu như chảy dịch, xuất huyết, đau nhức… Lúc này, khả năng cằm bị nhiễm trùng, tổn thương và đối diện với nguy hiểm là rất cao.
Vì thế, dù sưng là phản ứng tự nhiên sau khi tiêm nhưng bạn vẫn cần theo dõi sát sao, chú ý cẩn thận để không phải chịu những hậu quả khó lường.
2. Nguyên nhân khiến tiêm filler cằm bị sưng
Để không vướng vào những sai lầm khi làm đẹp, bạn cần biết rõ các nguyên nhân có thể gây ra hệ luỵ xấu. Từ đó, có thể chủ động né tránh nguy hiểm và tổn hại tới sức khỏe và nhan sắc.
2.1. Chất lượng filler tiêm vào cằm không tốt
Theo nghiên cứu, các biến chứng nặng nề sau khi tiêm filler kém chất lượng sẽ phát tác trong khoảng 2-5 tuần bao gồm viêm nhiễm, u hạt, dịch chuyển vị trí chất làm đầy, mất cảm giác…
Chính vì thành phần trong thuốc tiêm không đạt tiêu chuẩn nên rất khó dung hòa với các tế bào bên trong cơ thể và phát huy tác dụng tốt.
Nhiều chuyên gia cũng đánh giá rằng, nếu tiêm filler chính hãng đã qua kiểm định, khả năng chịu tác dụng phụ chỉ ở mức 4-6%. Nhưng nếu ngược lại, con số này có thể lên tới 50% hoặc nhiều hơn thế.
Do đó, chất liệu tiêm là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đáng kể tới kết quả sửa đổi gương mặt của bạn.
2.2. Bác sĩ tay nghề kém tiêm vào mạch máu
Thông thường, filler sẽ được tiêm vào vị trí mô mềm để làm căng và đầy vùng da đang bị thiếu cân đối 2 bên cằm. Nếu mũi tiêm không chính xác, làm đứt gãy hệ thống tĩnh mạch và mao mạch dưới da thì phản ứng sưng sẽ xuất hiện ngay sau đó cùng với các vết bầm tím, tấy đỏ xung quanh.
Lý do là bởi các tiểu cầu khi va vào thành mạch hở sẽ sinh ra phản ứng đông máu, từ đó gây phù nề cục bộ và thậm chí là đau nhức khó chịu kéo dài.
Không những thế, trường hợp các chất hóa học ngấm vào bên trong và lưu thông theo hệ bạch huyết còn gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn nữa như: suy giảm miễn dịch, tê liệt cơ, hoại tử mô…
2.3. Sử dụng sai loại filler để nâng cằm
Mỗi khu vực cần sửa đổi trên gương mặt đều có đặc điểm riêng và phù hợp với từng loại filler chuyên biệt. Một vài vị trí phổ biến ứng với thuốc tiêm là:
- Môi: Artecoll, Aquamid…
- Thái dương: Restylane, Radiesse…
- Vùng cằm và đường viền hàm: Juvederm Voluma.
Thế nên, khi tiêm chất làm đầy không có độ tương thích cao sẽ khiến cho khuôn cằm sưng lên, lâu ngày không thuyên giảm và mất đi dáng vẻ tự nhiên vốn có.
2.4. Quá trình tiêm không đảm bảo vệ sinh khiến nhiễm trùng
Tuy rằng, đây là một phương pháp độn cằm ít xâm lấn và để lại dấu hiệu tổn thương rất nhỏ trên da, nhưng vi khuẩn vẫn có thể tấn công vào bên trong và gây viêm.
Các tác nhân gây hại có thể bám trên bề mặt da, mũi kim, bông băng… nên sau khi tiêm, dấu hiệu sưng kéo dài chính là một tín hiệu ban đầu của nhiễm trùng.
Qua đó thấy rằng, tầm quan trọng của kỹ thuật viên, chất liệu thuốc, cơ sở làm đẹp có quyết định không hề nhỏ tới tình trạng sưng tấy nói riêng và hiệu quả tiêm filler nói chung.
2.5. Tiêm fille qua liều
Ngoài kỹ thuật tiêm thì liều lượng filler đưa vào từng vùng cơ thể cũng quan trọng không kém bởi mỗi vùng đều có quy định lượng filler khác nhau. Nếu tiêm quá liều sẽ làm da bị căng, sưng to, dẫn đến chèn và tắc nghẽn mạch máu. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, biến chứng, gây hậu quả khôn lường.
Xem thêm: Dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
3. Cách giảm sưng sau khi tiêm filler cằm
3.1. Giảm sưng tiêm filler cằm bằng chườm đá lạnh
Chườm lạnh là một trong những phương pháp giảm sưng khá hiệu quả và đơn giản. Bạn có thể thực hiện phương pháp này một cách thường xuyên trong vòng 48 giờ sau khi tiêm filler.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một điều là không nên dùng đá lạnh đắp trực tiếp đá lên bề mặt da, có thể gây bỏng lạnh và khiến cho filler ở phần da đó bị biến dạng. Hãy ưu tiên sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc một chiếc khăn mềm nhúng vào nước lạnh và đắp lên da, cách nửa tiếng lại chườm trong 5 phút để hiệu quả giảm sưng được tốt nhất.
3.2. Dùng túi trà để giảm sưng tiêm filler cằm
Ngâm túi trà lọc trong một ly nước ấm trong vòng vài phút để lá trà khô chín. Sau đó để cho túi trà nguội bớt, nước nên còn ấm và đắp lên vùng da bị sưng, bầm tím. Các hoạt chất trong bã trà sẽ phát huy tác dụng, là cách tốt để giảm sưng tím hiệu quả.
3.3. Dùng thuốc kê đơn từ bác sĩ để giảm sưng tiêm filler cằm
Bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc nếu những cách trên đều không phát huy tác dụng,. Tuy nhiên, nên cẩn trọng thực hiện đúng theo tư vấn của bác sĩ thẩm mỹ khi sử dụng thuốc và theo dõi phản ứng của cơ thể thường xuyên nếu có gì bất thường.
3.4. Nghiêm ngặt thực hiện chế độ chăm sóc sau khi tiêm filler cằm
Phương pháp tiêm filler cằm ngày nay giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như bạn không cần quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng và có thể sinh hoạt bình thường sau khi thực hiện liệu trình.
Thế nhưng, phương pháp này cũng có những lưu ý về chế độ chăm sóc để có thể hạn chế bị sưng sau khi tiêm filler. Chế độ chăm sóc sau khi tiêm filler cằm có thể kể đến như:
- Bổ sung nhiều nước (có thể là nước lọc, nước trái cây…) để tăng cường độ ẩm cho da, làm giảm sưng, nâng cao hiệu quả làm đẹp.
- Tránh việc sờ nắn và tác động lên vùng da vừa tiêm filler, khiến cho filler không được định hình đúng như ý, làm tình trạng sưng đau có thể kéo dài nhiều ngày hơn.
- Không chơi các môn thể thao vận động mạnh trong vòng 2 tuần đầu sau khi tiêm filler.
- Giữ đầu luôn thẳng, không cúi đầu, nằm úp sấp trong thời gian dài. Không đeo kính, khẩu trang quá chặt để tránh làm biến dạng vùng tiêm filler nếu bạn thực hiện tiêm filler ở mặt.
- Tránh các loại thực phẩm có thể gây sưng tấy, mưng mủ vùng tiêm như: xôi nếp, hải sản, rau muống, thịt bò, gà…
- Hạn chế thức khuya và sử dụng chất kích thích như: cà phê, rượu bia, thuốc lá…
4. Tiêm filler cằm thỉnh thoảng bị sưng phải làm sao?
Khi bạn cảm thấy tình trạng tiêm filler cằm bị sưng không thuyên giảm mà có xu hướng nặng hơn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ xử lý an toàn. Tiêm tan filler sẽ là giải pháp ưu tiên cho các trường hợp này.
Chất tan filler sẽ được bác sĩ đưa vào vùng da chứa filler sau đó sẽ khiến cho filler tan một các tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhan sắc.
Tuy nhiên, cũng như việc tiêm chất làm đầy, tiêm tan filler cũng phải do chính bác sĩ chuyên khoa thực hiện với một quy trình chuẩn y khoa.
Chất làm tan filler chứa thành phần chính là Hyaluronidase có tác dụng phân giải chất làm đầy trong da. Sau đó, filler sẽ đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên, giúp da dần phục hồi như trước khi tiêm filler.
Quy trình tiêm tan filler cằm được diễn ra như sau:
- Bước 1: Thăm khám để xác định tình trạng da và đưa ra hướng xử lý filler an toàn.
- Bước 2: Tiến hành làm sạch và gây tê vùng da được tiêm filler.
- Bước 3: Tiến hành tiêm tan filler.
- Bước 4: Vệ sinh da và hướng dẫn chăm sóc da tại nhà.
- Bước 5: Dùng thuốc và tái khám theo lịch hẹn.
5. Cách chăm sóc da sau khi tiêm tan filler
Khi thực hiện xong phương pháp giúp giải quyết vấn đề tiêm filler cằm bị sưng, thì bạn cần nắm một số lưu ý về cách chăm sóc da tại nhà để giúp làn da tránh các tổn thương, phục hồi nhanh chóng và bình phục tốt hơn:
- Vệ sinh vùng da tiêm tan filler nhẹ nhàng bằng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 7 ngày đầu, nên hạn chế đối đa đi ra ngoài và thoa kem chống nắng mỗi ngày.
- Không đưa tay lên sờ, chạm, gãi hay massage da mặt trong 14 ngày đầu tiên.
- Không nằm ngủ úp mặt vào gối, dùng tay chống cằm hay tựa cằm vào vật khác.
- Không uống nước có cồn, dùng chất kích thích.
- Kiêng ăn hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, các loại thức ăn từ gạo nếp.
- Không trang điểm hay tự ý thoa các chất lạ lên vùng da vừa tiêm tan filler.
6. Nên tiêm filler căm ở đâu uy tín Hồ Chí Minh
Nếu muốn làm đẹp an toàn hiệu quả không lo gặp phải tình trạng tiêm filler cằm thỉnh thoảng bị sưng thì lựa chọn JT Angel Hospital
JT Angel chính là nơi làm đẹp chất lượng nhất hiện nay. Đây là địa chỉ thẩm mỹ được cấp giấy phép của Bộ Y tế, đảm bảo đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ tiêm filler, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao và an toàn cho khách hàng.
Vậy lý do gì khiến JT Angel Hospital được nhiều khách hàng đánh giá cao, tin tưởng là địa chỉ làm đẹp chất lượng, không lo bị tiêm filler cằm sưng hay biến chứng:
6.1. Sử dụng filler chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng
Tại JT Angel Hospital sử dụng các loại filler chất lượng cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được Bộ Y tế kiểm định, đảm bảo an toàn và thích ứng với cơ thể con người, không gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe.
6.2. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu
JT Angel quy tụ đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn, chứng chỉ tiêm filler, giúp thực hiện thành công nhiều ca thẩm mỹ, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
6.3. Chế độ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, tận tâm
Đến với JT Angel Hospital, khách hàng không chỉ được trải nghiệm các dịch vụ làm đẹp đạt chuẩn Quốc tế, không gian làm đẹp sang trọng, hiện đại mà còn được tư vấn, chăm sóc tận tình đến từ đội ngũ chuyên viên.
Hy vọng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề tiêm filler cằm thỉnh thoảng bị sưng. Đừng quên liên hệ ngay với bác sĩ Nguyễn Trọng Thành để được tư vấn thêm về dịch vụ tiêm filler chất lượng, uy tín nhé.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tiêm filler sau 1 thời gian bị sưng
- tiêm filler sau 1 năm bị sưng
- dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
- tiêm filler một thời gian bị sưng
- tiêm filler cằm bị sưng đau
- tiêm filler cằm bị cứng
- tiêm filler cằm thỉnh thoảng bị sưng
- tiêm filler thái dương bị sưng