Nâng mũi sụn sườn toàn phần với chất liệu nâng 100% là sụn tự thân không chỉ giúp khắc phục nhiều khuyết điểm vùng mũi thấp, vẹo, mất cân đối, … mà còn có độ tương thích cao với cơ thể. Hơn nữa, đây là liệu pháp tốt nhất dành cho những người dị ứng chất liệu sụn nhân tạo, từng phẫu thuật hỏng.
Mục lục
1. Nâng mũi sụn sườn toàn phần là gì?
Nâng mũi sụn sườn toàn phần sử dụng 100% phần sụn từ vùng xương sườn của cơ thể làm chất liệu nâng mũi. Đây là phần sụn mềm, có độ cong tự nhiên nên dễ dàng chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi gồm sống mũi, đầu mũi, trụ mũi cho kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên.
Kỹ thuật nâng mũi sụn sườn toàn phần:
- Bác sỹ lấy sụn sườn rồi tiến hành xử lý sao cho hình dáng sụn phù hợp với những vị trí đặt sụn tại sống mũi, đầu mũi và trụ mũi.
- Tiến hành chỉnh hình dáng mũi cơ bản để đưa sụn vào.
- Bác sỹ đặt sụn và chỉnh hình lần nữa.
2. Ưu điểm của nâng mũi sụn sườn toàn phần
Không chỉ mang lại chiếc mũi đẹp tự nhiên mà phương pháp phẫu thuật nâng mũi sụn sườn toàn phần còn giúp bạn sở hữu gương mặt hài hòa, thanh thoát hơn. Theo đó, phần sụn vùng xương sườn của bạn sẽ được sử dụng thay vì dùng các chất liệu nhân tạo như trước đây.
Với phương pháp nâng mũi sụn sườn, mọi lo lắng về tính an toàn cũng như các biến chứng sau thẩm mỹ được giải bỏ.
2.1. Tính tương thích rất cao với cơ thể
Do chất liệu sụn nâng mũi là 100% sụn sườn tự thân nên không gây kích ứng, dị ứng như khi sử dụng các loại sụn nhân tạo. Bên cạnh đó, tuy phần sụn được lấy từ sườn nhưng rất nhanh chóng thích ứng và hòa hợp được với vùng cơ xương, da mũi. Điều này giúp chiếc mũi đẹp được duy trì lâu dài, khỏi lo các vấn đề sụn biến dạng, lệch hay cong vẹo…
2.2. Không gây bóng đỏ đầu mũi, không lộ sóng
Phần lớn nguyên nhân gây bóng đỏ đầu mũi hay lộ sống gây thủng vùng da đầu mũi là do sụn nhân tạo quá cứng, không thể hòa hợp với vùng da mũi nhạy cảm. Với sụn sườn tự thân, tình trạng này được cải thiện quá đáng kể do các hoạt động đào thải trong cơ thể vẫn diễn ra thuận lợi.
2.3. Sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên, không để lại sẹo
Nếu trước đây, việc áp dụng các phương pháp nâng mũi thường để lại sẹo khiến chiếc mũi tuy cao nhưng nhìn không mấy tự nhiên thì hiện nay, nâng mũi với sụn sườn tự thân đã đánh tan đi lo ngại này. Bởi, sau khi phẫu thuật thẩm mỹ và lành thương, đường mổ nằm khuất sâu phía trong mũi, giúp chiếc mũi đẹp tự nhiên theo thời gian.
3. Đối tượng thích hợp nâng mũi sụn sườn toàn phần
Nâng mũi sụn sườn toàn phần sử dụng 100% sụn tự thân để tạo hình trụ, sống mũi và đầu mũi. Phương pháp này thích hợp với những trường hợp sau:
- Người muốn cải thiện dáng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân, không muốn dùng sụn nhân tạo (do các trường hợp dùng sụn tai, sụn cân cơ đều phải kết hợp đồng thời với sụn nhân tạo)
- Người có phần trụ mũi yếu, mũi hếch, mũi ngắn muốn kéo dài đầu mũi
- Người bị lệch vách ngăn, dáng mũi cong vẹo
- Người đã thực hiện nâng mũi nhưng không hài lòng với kết quả hoặc mũi gặp phải biến chứng co rút cần tiến hành tái phẫu thuật
Mặc dù mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng nâng mũi sụn sườn không được thực hiện cho những đối tượng sau:
- Người dưới 18 tuổi
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh
- Người bị rối loạn đông máu, tiểu đường, cao huyết áp và mắc các bệnh lý tim mạch
Ngoài ra, người đang bị sốt và các bệnh viêm nhiễm cũng không được thực hiện nâng mũi. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ trì hoãn thời gian phẫu thuật cho đến khách hàng điều trị dứt điểm bệnh lý.
4. Quy trình nâng mũi sụn sườn toàn phần
Bước 1: Thăm khám & tư vấn
Đầu tiên, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám tình trạng hiện tại của mũi trước khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi. Việc kiểm tra này giúp bác sĩ có được dữ liệu chính xác về sụn vách ngăn, cấu trúc mũi và xương bè một cách cụ thể, bước đầu định hình phương pháp chỉnh sửa cho phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Ngay sau khi thăm khám, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe ban đầu: Làm các xét nghiệm thử máu, kiểm tra tim mạch, huyết áp, thử phản ứng thuốc… để xác định xem bạn có đủ điều kiện sức khỏe đến tiến hành phẫu thuật hay không.
Bước 3: Tiền mê hoặc gây mê
Bác sĩ sẽ thực hiện tiền mê hoặc gây mê tại vùng mũi và vùng lấy sụn để khách hàng không thấy đau đớn hay khó chịu nào trong quá trình phẫu thuật.
Bước 4: Thực hiện phẫu thuật
Bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch nhỏ ở trụ mũi, sau đó bóc tách mô da, tạo một khoảng trống để đủ không gian đặt sụn nâng vào bên trong trụ và sống mũi. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo hình mũi theo tỷ lệ đã được tính toán sẵn và khâu vết thương bằng chỉ phẫu thuật.
Bước 5: Kết thúc quá trình phẫu thuật & hướng dẫn chăm sóc
Bạn sẽ được nẹp cố định để giữ dáng mũi và nghe lời dặn dò từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, thời gian quay lại tái khám nhằm có được kết quả tối ưu.
5. Lưu ý đặc biệt khi nâng mũi sụn sườn toàn phần
Nếu bạn đang ấp ủ mong muốn thực hiện nâng mũi sụn sườn để cải thiện diện mạo của mình thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua 3 lưu ý quan trọng khi nâng mũi bằng sụn sườn dưới đây:
5.1. Khi nâng mũi bằng sụn sườn không nên nâng quá cao
Hiện nay, không ít người vẫn “thần thánh” hoá chiếc mũi cao như người phương Tây và cho rằng phải nâng mũi cao tây mới là đẹp, là sang chảnh, là quý phái. Tuy nhiên, nếu quyết định lựa chọn nâng mũi sụn sườn thì bạn không nên nâng mũi quá cao vì tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Phương pháp phẫu thuật nâng mũi bằng sụn sườn chỉ thực sự phù hợp cho những ai muốn sở hữu một chiếc mũi nâng cao tự nhiên, hài hoà với tỉ lệ khuôn mặt.
5.2. Khách hàng càng lớn tuổi càng khó lấy sụn sườn
Nếu bạn đã lớn tuổi thì không nên lựa chọn nâng mũi bằng sụn sườn. Bởi vì khi lớn tuổi, sụn sườn sẽ khó lấy ra hơn và có chất lượng kém hơn do quá trình canxi hoá khiến cho sụn sườn không giữ được những phẩm chất cần thiết để nâng mũi.
Ngoài ra, những người lớn tuổi nếu chọn nâng mũi sụn sườn hoặc các phương pháp nâng sửa mũi bằng sụn tự thân khác sẽ mất nhiều thời gian hơn mới có thể bình phục so với khi còn trẻ tuổi.
5.3. Nâng mũi sụn sườn toàn phần đặc trị khắc phục mũi hỏng do phẫu thuật, tai nạn
Phẫu thuật nâng mũi tại những cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, không có bác sĩ giỏi sẽ luôn tiền ẩn cực kỳ nhiều rủi ro làm cho mũi bị hỏng. Ngoài ra, một số trường hợp mũi bị lệch vẹo do tai nạn hay do những dị tật bẩm sinh. Nâng mũi bằng sụn sườn chính là giải pháp mà các chuyên gia lựa chọn để chỉnh sửa mũi hỏng cho các trường hợp này.
Sụn sườn tự thân được lấy ra từ chính cơ thể khách hàng nên có độ tương thích gần như tuyệt đối nên khi cấy ghép nâng mũi, cụ thể là dựng trụ mũi, sẽ nhanh chóng đồng nhất với các mô vùng mũi và ngăn chặn biến chứng xảy ra.
6. Chăm sóc sau khi nâng mũi sụn sườn toàn phần
Bên cạnh quá trình thẩm mỹ thuận lợi, một chế độ chăm sóc mũi khoa học tại nhà sau phẫu thuật cũng quyết định rất nhiều đến kết quả cuối cùng. Do đó, bạn cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý chăm sóc mũi như sau:
- Tuần đầu tiên sau nâng mũi sụn sườn toàn phần cần hạn chế tối đa việc tác động (dù là nhẹ nhất) tới mũi và vùng da cận kề.
- Vệ sinh mũi và vùng da mũi thường xuyên bằng nước muối chuyên dụng, sử dụng băng gạc mềm mịn, không cho bụi bẩn tiếp xúc vào vết thương.
- Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ đúng giờ, không được tự ý uống thuốc, bôi thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ phẫu thuật.
- Chú ý đến chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Tư thế ngủ cũng tác động khá nhiều tới quá trình lành thương, bạn cần nằm thẳng, hạn chế ngủ nghiêng để tránh ảnh hưởng tới dáng mũi trong giai đoạn lành thương.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các loại thực phẩm gây sẹo, mủ, sưng viêm…
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- review nâng mũi sụn sườn
- nâng mũi sụn sườn giữ được bao lâu
- nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không
- biến chứng nâng mũi sụn sườn
- bBảng giá nâng mũi sụn sườn
- giá nâng mũi sụn sườn
- nâng mũi sụn sườn bao lâu thì lành
- nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không