Khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên thực tế, vì vậy để xin được giấy phép hoạt động kinh doanh phòng khám nha khoa các bạn cần đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục
1. Điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa
Theo quy định, phòng khám nha khoa là phòng khám chuyên khoa. Do đó, các chủ đầu tư khi muốn kinh doanh phòng khám nha khoa phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT.
Điều kiện để mở phòng khám nha khoa bao gồm:
1.1. Cơ sở vật chất
Mỗi cơ sở kinh doanh phòng khám nha khoa cần phải được xây dựng tại một mặt bằng cố định, tách biệt với mọi hoạt động sinh hoạt của chủ đầu tư. Ngoài ra, phải có điều kiện ánh sáng đầy đủ, trần nhà chống bụi, tường và sàn nhà phải làm bằng chất liệu dễ vệ sinh và tẩy rửa.
Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2 và có nơi tiếp người bệnh. Trừ buồng khám, chữa bệnh qua điện thoại, buồng tư vấn sức khỏe qua các thiết bị công nghệ thông tin.
Đặc biệt đối với các phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa phẫu thuật tạo hình cần bố trí thêm phòng cho người bệnh có diện tích ít nhất 12m2; phòng khám phục hồi chức năng phải có diện tích ít nhất là 10m2.
Ngoài các điều kiện trên, tùy theo phạm vi hoạt động và chuyên môn đăng ký, kinh doanh phòng khám nha khoa còn phải đáp ứng thêm những điều kiện sau:
- Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10m2, bao gồm cả phòng kỹ thuật cấy ghép răng.
- Có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10m2.
- Phòng khám nha khoa nếu có từ ba ghế khám răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế ít nhất là 5m2.
- Phòng khám chuyên khoa nếu sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm thiết bị X-quang chụp răng) phải đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn bức xạ.
- Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật, buồng cắm Implant, buồng kế hoạch hóa gia đình.
- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
1.2. Về thiết bị y tế
- Phòng khám nha khoa cần có đầy đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động về chuyên môn đã đăng ký.
- Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
- Phòng tư vấn khám bệnh, phòng tư vấn chăm sóc sức khỏe không nhất thiết phải có thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại Điểm a và b Khoản 2 , nhưng phải có đủ các thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông, phương tiện phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.
1.3. Về nhân sự
Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của phòng khám nha khoa phải là bác sĩ có giấy phép hành nghề tương ứng với chuyên khoa mà phòng khám đã đăng ký và bắt buộc phải có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về chuyên ngành này từ 54 tháng trở lên.
Ngoài người chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng khám chuyên khoa, những người làm việc trong phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề với điều kiện được thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp điều trị được Bộ Y Tế quy định.
2. Vốn kinh doanh phòng khám nha khoa
Ngoài những chú ý về điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa, bạn cũng cần quan tâm về số vốn cần và đủ để bắt đầu kinh doanh phòng khám răng hàm mặt. Hoạch định một cách đầy đủ về số vốn cần phải bỏ ra sẽ giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở nên trôi chảy.
2.1. Chi phí mặt bằng
Mặc dù giá thuê, mua phòng khám nha khoa phụ thuộc vào địa điểm nhưng bạn cần lưu ý phòng khám đó phải đáp ứng đủ điều kiện về quy định mở kinh doanh phòng khám nha khoa tư nhân về diện tích.
Kinh doanh phòng khám nha khoa phải có phòng điều trị và khám bệnh với diện tích tối thiểu là 10m2 (không áp dụng điều kiện này đối với phòng khám tư vấn qua điện thoại hoặc qua các thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông) và các quy định khác như:
- Trong trường hợp phòng khám nha khoa có phòng khám chuyên khoa về phẫu thuật chỉnh hình, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm phòng lưu trữ bệnh nhân có diện tích tối thiểu từ 12m2 trở lên.
- Nếu phòng khám nha khoa có từ ba ghế khám răng trở lên thì diện tích dành cho mỗi ghế răng tối thiểu là 5m2.
- Phải có buồng thủ thuật (như kỹ thuật cấy ghép răng implant) diện tích tối thiểu là 10m2.
- Kinh doanh phòng khám nha khoa phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ với phòng khám sử dụng thiết bị chụp răng X-quang gắn với ghế răng.
Chi phí xây dựng và hoàn thiện nội thất cũng cần được xem xét, bao gồm những thứ như xây dựng thô, hệ thống ống nước thích hợp, điện, tủ quần áo, máy sưởi, máy làm mát, hệ thống thông gió và đồ dùng vật dụng trang trí nội thất khác.
2.2. Chi phí các thiết bị, vật liệu nha khoa
Để có thể mở một phòng khám răng với đầy đủ các trang thiết bị nha khoa tân tiến tốn rất nhiều chi phí. Thậm chí, một chiếc ghế nha khoa chuyên dụng có giá thành đắt đỏ hơn rất nhiều so với mức giá trung bình một chiếc ô tô đã qua sử dụng. Hơn thế nữa, giá thành của một chiếc máy chụp X quang và thuốc tráng phim có thể so sánh với một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Hệ thống máy móc có trong một phòng khám nha khoa bao gồm:
- Máy nén khí và máy bơm để vận hành các công cụ làm sạch răng.
- Máy khoan nha khoa
- Máy tính
- Máy quét laser
- Các dụng cụ nha khoa khác nhau kèm theo.
Bên cạnh đó, chi phí cho các dụng cụ và máy móc có thể tăng lên rất nhiều. Phần lớn những thiết bị công nghệ hiện đại hơn như máy khoan laser, hệ thống X-quang kỹ thuật số, mão răng đơn CEREC, sàng lọc ung thư miệng VELscope thường được các chủ phòng khám răng miệng thuê, bởi lẽ giá thành thực khi “mua đứt” những loại máy móc này thường cực kỳ đắt đỏ.
2.3. Chi phí phòng thí nghiệm nha khoa – Bảo hiểm – Giấy phép
Chi phí dành cho phòng thí nghiệm của mỗi phòng khám nha khoa lại phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân. Chính vì thế, việc tính toán khoản chi phí này hàng năm là vô cùng khó khăn. Mặc dù vậy, có thể ước chừng khoảng 10% doanh thu hàng năm của phòng khám nha khoa được chuyển thành chi phí phòng thí nghiệm.
Các khoản chi phí khi kinh doanh phòng khám nha khoa khác gồm có bảo hiểm rủi ro, phí gia hạn giấy phép hành nghề nha khoa, phí hiệp hội nha khoa và chi phí đăng ký kinh doanh.
Nói chung, rất khó để có thể biết được chính xác việc kinh doanh phòng khám nha khoa tốn kém bao nhiêu, bởi còn dựa vào rất nhiều yếu tố như quy mô, dự tính ngân sách…Tuy nhiên, để có thể vận hành, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn.
2.4. Chi phí thuê nhân viên
Để kinh doanh phòng khám nha khoa có hoạt động một cách ổn định, cần có ít nhất 3 vị trí quan trọng, bao gồm một vệ sinh nha khoa, một trợ lý nha khoa và một nhân viên lễ tân. Đối với các phòng khám nha khoa có quy mô lớn, sẽ có lượng nhân viên cũng như y tá và bác sĩ nhiều hơn để có thể chăm sóc bệnh nhất một cách tốt nhất.
Mức lương trung bình của một bác sĩ nha khoa ở phòng một phòng khám tư nhân rơi vào khoảng 10 – 12 triệu, tùy theo kinh nghiệm. Tuy nhiên con số này cũng có thể lên đến 50 – 70 triệu/tháng nếu như doanh thu cao, hoặc khách hàng có trải nghiệm tốt.
Chi phí tiền lương đương nhiên phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong phòng khám, vì vậy không có ngân sách cố định. Nhưng cũng có thể ước tính rằng lương của cấp dưới là một trong những khoản chi lớn nhất tại phòng khám nha khoa. khoảng 25% tổng thu nhập hàng năm của phòng khám
2.5. Chi phí tiếp thị
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần phải có chi phí quảng cáo. Đối với kinh doanh phòng khám nha khoa, bạn có thể quảng bá bằng cách sử dụng phương pháp tiếp thị truyền thống như phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram..v.v.
Chi phí tiếp thị bằng các phương pháp kể trên không ảnh hưởng quá lớn đến ngân sách chung. Thế nhưng để duy trì lượng khách ổn định, cũng như hướng tới lượng khách hàng mới, bạn cần phải có một chiến lược tiếp thị cụ thể. Nhìn chung, theo dự trù, chi phí dành cho hoạt động Marketing sẽ rơi vào khoảng 5-10% doanh thu mỗi năm.
3. Dịch vụ phổ biến trong kinh doanh phòng khám nha khoa
3.1. Thủ thuật lấy vôi răng
Quy trình lấy cao răng là một trong những quy trình khá phổ biến tại các phòng khám nha khoa, tẩy trắng răng bao gồm hai quy trình nha khoa liên tiếp nhau là lấy cao răng và đánh bóng.
3.1.1. Cạo vôi răng
Cạo vôi răng là một thủ thuật nha khoa trong đó nha sĩ can thiệp bằng các khí cụ nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng.
3.1.2. Đánh bóng răng
Đánh bóng răng là bước tiếp theo sau khi lấy sạch cao răng. Ở bước này, nha sĩ đặt bàn chải mềm lên tay khoan kết hợp với sáp đánh bóng răng để loại bỏ cặn canxi trên bề mặt răng và kẽ răng. Đồng thời, nha sĩ làm nhẵn và bóng bề mặt răng để ngăn không cho mảng bám sinh sôi và bám trên bề mặt răng.
3.2. Xử lý răng sâu
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Sâu răng là tình trạng tổn thương và mất cấu trúc của răng. Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn lên men thức ăn còn bám trên bề mặt răng. Vi khuẩn lên men tạo ra axit ăn mòn men răng và ngà răng.
Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tấn công vào tủy răng, nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào, hãy đến gặp nha sĩ ngay lập tức vì bạn có thể bị sâu răng.
3.3. Xử lý răng khôn
Trung bình một người trưởng thành bình thường có 32 chiếc răng vĩnh viễn. 4 chiếc răng cuối cùng nhú lên được gọi là răng khôn. Răng khôn mọc và phát triển đến tuổi trưởng thành. Răng khôn nằm bên trong và không có tác dụng ăn nhai, đây là đặc điểm di truyền của quá trình tiến hóa. Theo thống kê có khoảng 35% dân số thế giới không có răng khôn.
Vì là chiếc răng mọc cuối cùng nên răng thường không đủ chỗ trong cung hàm để mọc, đồng nghĩa với việc răng khôn sẽ gây đau nhức khi mọc.
3.4. Điều trị nha chu
Viêm nha chu là tên gọi của một bệnh lý về nướu. Theo chu kỳ, mô mềm của nướu bị tổn thương nghiêm trọng. Nướu quanh chân răng bị tổn thương khiến răng dễ bị lung lay, bị lộ. Bệnh nha chu là do vệ sinh răng miệng kém. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn trong khoang miệng tấn công nướu. Vì vậy, nếu bạn gặp các vấn đề như: nướu đỏ, nướu dễ chảy máu thì hãy đi khám ngay nhé!
3.5. Niềng răng
Hàm răng trắng nói riêng luôn là niềm mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Chính vì điều này mà các phương pháp chỉnh nha ra đời giúp bạn giải quyết tình trạng răng hô, móm thưa. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng tác động vật lý để đưa răng về đúng vị trí. Mắc cài rất thường được sử dụng trong các trường hợp như: răng thưa, khớp cắn dưới, răng mọc chìa ra ngoài …
3.6. Thay răng giả
Tai nạn hoặc bệnh lý răng miệng sẽ khiến bạn bị mất một số răng dù chưa già. Vậy bạn nên xử lý như thế nào khi bị mất răng? Trong những trường hợp này, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn làm răng giả.
3.7. Bọc răng sứ
Các phương pháp làm trắng răng không hiệu quả đối với răng bị nhiễm tetracycline. Do đó, bạn cần phải tìm một giải pháp có thể giúp giải quyết tình trạng này. Bọc răng sứ là cách làm trắng răng hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, mặt dán sứ có hai dạng chính là dán toàn bộ, dán phủ bên ngoài.
4. Chiến lược tiếp thị kinh doanh phòng khám nha khoa
4.1. Chạy quảng cáo facebook
Với lượng người dùng khổng lồ như hiện nay, Facebook không còn đơn thuần là một trang mạng xã hội giải trí nữa mà trở thành một nền tảng quảng cáo vô cùng mạnh mẽ. Và đó cũng là “mảnh đất” để khai thác, giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Bạn có thể chuyên nghiệp hóa cách bán hàng trên Facebook bằng cách tạo fanpage của phòng khám và chạy quảng cáo từ đó tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và biến họ thành khách hàng tiềm năng của bạn. Ngoài ra, 80% khách hàng hiện sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm dịch vụ khách hàng và giới thiệu.
4.2. Chạy quảng cáo Google
Tương tự như Facebook, việc đặt Quảng cáo Google cũng giúp tiếp cận khách hàng mục tiêu và từ đó tăng doanh thu hiệu quả cho phòng khám của bạn.
4.3. Tiếp cận khách hàng bằng SEO local
Có thể bạn chưa biết, có tới 50% người tiêu dùng sử dụng điện thoại cũng như các thiết bị thông minh để tìm kiếm thông tin. Vì vậy, nếu bạn có một chiến lược SEO Local, bạn sẽ có thể thu hút một lượng khách hàng đáng kể từ đó.
Hãy dành thời gian đầu tư, nghiên cứu và nỗ lực hết mình để có được những chiến lược marketing nha khoa hiệu quả nhất từ hình thức SEO local!
4.4. Giữ tương tác tốt với khách hàng
Ngoài việc mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, việc tiếp tục tương tác với khách hàng cũ cũng rất quan trọng. Đảm bảo rằng bạn giữ liên lạc tốt với họ để giúp việc bán hàng và thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
4.5 Chăm sóc khách hàng
Nói đến các chiến lược marketing nha khoa thì có thể nói kế hoạch chăm sóc khách hàng là hiệu quả nhất. Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, bạn cần thăm hỏi họ thường xuyên và chăm sóc họ để họ cảm nhận được sự tận tâm của bạn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Kinh Doanh Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666