Sau khi hút mỡ bụng cần bổ sung dinh dưỡng với chế độ ăn uống khoa học để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Trong thời gian sau khi hút mỡ bụng kiêng ăn gì chính là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
1. Sau khi hút mỡ bụng kiêng ăn gì?
Để ngăn ngừa tình trạng béo trở lại cũng như cơ thể mau chóng phục hồi về sức khỏe, độ ổn định nên sau hút mỡ bụng, chúng ta cần phải tiến hành ăn kiêng và chăm sóc đặc biệt theo hưỡng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc ăn kiêng còn tránh được một số rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ trên bề mặt da. Vậy hút mỡ bụng kiêng ăn gì?
1.1. Hạn chế ăn mặn ăn mặn sau hút mỡ bụng
Trong chế biến món ăn, muối là một trong những gia vị không thể thiếu được nhằm giúp làm tăng mùi vị của món ăn. Nếu sử dụng hợp lý, muối có thể giúp cải thiện sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều muối sẽ gây ra tình trạng giữ nước gây béo phì.
Đặc biệt, nồng độ natri cao có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể bạn và làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng muối trong ít nhất 2 đến 4 tháng sau khi thực hiện hút mỡ bụng.
Thay vì sử dụng muối, hãy thử kết hợp các loại thảo mộc và gia vị để tạo ra mùi vị cho món ăn. Chẳng hạn như hành tây, tép tỏi, quế, húng quế khô, oregano và rau mùi tây vào bữa ăn của bạn.
Muối ngoài hạn chế sử dụng trong chế biến ra thì bạn cũng cần lưu ý kỹ khi tiêu thụ các món ăn mặn, đồ hộp đông lạnh. Vì trong những sản phẩm này chứa hàm lượng muối cực kỳ cao. Nếu có sử dụng, bạn hãy rửa qua với nước để làm giảm bớt vị mắt trước khi chế biến.
1.2. Hạn chế ăn đồ ngọt sau hút mỡ bụng
Cũng như muối, thì đường và các sản phẩm có vị ngọt cao đều cần hạn chế. Bởi tình trạng tăng cân, tích trữ mỡ thừa cũng có ảnh hưởng phần nào từ việc sử dụng thức ăn quá ngọt.
Vị ngọt có hầu hết trong các loại nước ngọt, các loại bánh, nhất là bánh kem. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các loại nước ép trái cây có vị ngọt, hay mật ong cũng không phải lo lắng vì độ ngọt ở mức thấp, tốt cho cơ thể, không gây ra tình trạng tích mỡ.
Do vậy sau khi hút mỡ bụng, bạn hãy chú ý trong việc sử dụng đồ ngọt để tránh khiến cho việc thẩm mỹ của mình trở nên vô nghĩa.
1.3. Hạn chế sử dụng bia rượu sau hút mỡ bụng
Như bạn đã biết thì uống nhiều bia rượu đều có thể khiến cho kích thước vòng bụng thay đổi. Bởi trong bia có chứa hàm lượng tinh bột cao, nhưng khi đi vào cơ thể lại không thể giúp đốt cháy năng lượng hiệu quả mà chủ yếu tồn tại dưới dạng chất béo.
Tùy thuộc vào khuyến nghị của bác sĩ, bạn có thể cần hạn chế hoặc hạn chế tiêu thụ rượu lâu hơn 2-3 tháng vì sử dụng thuốc theo toa có thể tương tác tiêu cực với đồ uống có cồn.
Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước, nước ép trái cây tự nhiên và trà thảo dược bởi vì lượng chất lỏng rất quan trọng trong quá trình ổn định cũng như phục hồi sức khỏe.
1.4. Hạn chế chất béo bão hòa sau hút mỡ bụng
Theo bác sĩ Tolbert Wilkinson lưu ý trong bài viết “Atlas of Liposraction”. Một lượng lớn loại chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ nướng, thịt mỡ và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo. Bạn cũng nên tránh các thực phẩm chế biến, có chứa chất béo không lành mạnh.
Thay vào đó, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống thường xuyên của bạn bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, ngũ cốc và các nguồn protein ít chất béo như thịt nạc, cá và các loại đậu, để thúc đẩy chữa bệnh và duy trì diện mạo mới của bạn. Sử dụng chất béo không bão hòa từ bơ và các loại dầu thực vật như lạc, gấc, oliu để thay thế trong chế biến.
1.5. Tránh nhóm thực phẩm gây sẹo sau hút mỡ bụng
Trong vòng 3 tháng đầu tiên, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm dễ gây viêm sẹo như rau muống, trứng gà, thịt bò, hải sản, thịt gà… Bởi đây là những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi, cũng như tạo ra các lớp collagen xếp chồng lên nhau không theo đúng một trật tự nào dẫn đến hình thành sẹo lồi.
Việc sử dụng trứng gà hay hải sản trong thời kỳ này có thể gây ngứa tại vị trí của các vết chích trên da hoặc vết mổ khi tạo hình thành bụng, tạo ra các vết loang màu trắng bệch giống như bệnh bạch tạng.
Do đó cho đến khi vết thương hở lành lặn hẳn, bạn không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào đã được nêu ra ở trên để đảm bảo an toàn, cũng như đạt được sự phục hồi và kết quả thẩm mỹ tốt nhất.
Nếu sử dụng thực phẩm lạ, bạn nên thông báo với bác sĩ để biết thành phần dinh dưỡng hay độc tính có thể tích trữ trong đó.
2. Sau khi hút mỡ bụng nên ăn gì?
Sau khi hút mỡ bụng, bạn cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, rút ngắn thời gian và quá trình hồi phục và giúp vóc dáng được định hình đúng chuẩn. Một số nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung như:
2.1. Nên ăn cá sau khi hút mỡ bụng
Trong cá có hàm lượng chất béo thấp, chứa giàu đạm và sắt. Đây là lựa chọn tuyệt vời sau khi bạn thực hiện hút mỡ bụng.
Ngoài việc giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn trong cá còn chứa vitamin B, axit béo Omega 3 kích thích sự phát triển của các mô mới, ngăn ngừa viêm, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao.
Cá hồi và cá ngừ là hai loại có chứa nhiều Omega 3 nhất mà bạn nên dùng. Nhưng hãy nhớ bạn chỉ nên ăn cá sau khi vết thương đã ổn định và hồi phục.
2.2. Sử dụng chất béo lành mạnh sau khi hút mỡ bụng
Thực phẩm tiếp theo sau khi hút mỡ bụng bạn nên bổ sung là các loại hạt, dầu bơ, dầu oliu. Chúng chứa các chất béo lành mạnh như axit béo Omega 3, chất béo không bão hòa đơn.
Các chất béo này khuyến khích hấp thu dinh dưỡng của cơ thể và giảm lượng cholesterol trong máu và huyết áp, không gây tích mỡ xấu hay làm tăng cân trở lại.
2.3. Nên uống sữa ít béo sau khi hút mỡ bụng
Mỗi ngày bạn nên dùng 1-3 khẩu phần của sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo như sữa chua, sữa tách kem vì trong đó có chứa vi khuẩn lành mạnh, làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt. Đồng thời sữa ít béo cũng cung cấp năng lượng cho quá trình hồi phục sau hút mỡ tránh gây tăng cân.
Bổ sung rau xanh, hạt họ đậu, củ vì trong đó có tính mát, chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ da săn chắc, cố định vòng eo. Trong các hạt họ đậu cũng chứa nhiều protein thực vật, axit amin thiết yếu giúp cơ thể phục hồi hiệu quả, tái tạo cơ bắp và đốt cháy chất béo.
Bạn có thể ăn rau chân vịt, súp lơ, đậu phộng, đậu nành… vào thực đơn sau hút mỡ của mình.
2.4. Nên bổ sung protein động vật sau khi hút mỡ bụng
Bác sĩ khuyến khích bạn nên bổ sung 1-3 khẩu phần mỗi tuần protein động vật chứ không nên cắt hoàn toàn. Bạn nên sử dụng thịt nạc từ thịt heo hay thịt bò. Đây là nguồn cung cấp protein cần thiết, sắt và vitamin B. Hãy nhớ chỉ nên ăn thịt bò khi vết thương đã hồi phục hoàn toàn.
2.5. Uống đủ nước sau khi hút mỡ bụng
Uống đủ nước để kiểm soát cơn đói, duy trì trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể hồi phục nhanh. Đồng thời uống nước cũng là thói quen tốt giúp duy trì vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.
2.6. Ăn nhiều trái cây sau khi hút mỡ bụng
Trong thực đơn sau hút mỡ đừng quên bổ sung trái cây. Trong trái cây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin giúp cơ thể đốt cháy chất béo dư thừa. Sử dụng trái cây mỗi ngay để kiểm soát và cân bằng năng lượng, duy trì vóc dáng đẹp.
Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, bổ sung trái cây với một lượng nhất định giúp tăng cường sức đề kháng, kháng viêm, giúp da đẹp hơn, hỗ trợ quá trình hồi phục cho cơ thể. Bạn nên chọn trái cây như táo, mơ, chuối, đào, cam, dâu tây, dưa hấu, trái cây họ cam hoặc trái cây chứa nhiều vitamin C. Bên cạnh ăn trực tiếp, bạn có thể dùng dưới dạng nước ép hoặc sinh tố.
3. Mách bạn thực đơn 7 ngày sau khi hút mỡ bụng
Hy vọng qua những chia sẻ nêu trên bạn đã biết được nên tránh và nên ăn thực phẩm nào sau khi hút mỡ bụng, từ đó xây dựng thực đơn khoa học, tốt cho sức khỏe và quá trình hồi phục. Dưới đây bác sĩ Nguyễn Trọng Thành gợi ý cho bạn thực đơn sau hút mỡ trong 7 ngày đầu nhé.
Ngày 1:
- Cháo ngũ cốc được nghiền nhỏ.
- Sinh tố bơ.
Ngày 2:
- Cháo yến mạch.
- Nước ép thơm.
Ngày 3:
- Xương heo hầm ngũ quả.
- Súp lơ luộc.
- Trái cây cam.
Ngày 4:
- Sa lat rau xanh.
- Thịt heo nạc luộc.
- Súp bí đỏ.
- Trái cây táo.
Ngày 5:
- Cá hồi áp chảo.
- Canh nấm hạt sen.
- Trái cây cam/quýt.
Ngày 6:
- Cá ngừ sốt cà chua.
- Canh rau chân vịt.
- Trái cây dưa hấu.
Ngày 7:
- Bắp cải cuốn thịt.
- Súp canh rau củ.
- Trái cây dâu tây.
Sau hút mỡ, cơ thể mệt mỏi vì vậy bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Tùy theo khẩu vị bạn có thể chế biến món ăn khác nhau, đa dạng giúp cơ thể hấp thu dễ hơn.
Như vậy là qua bài viết trên chúng ta đã biết hút mỡ bụng kiêng ăn gì? Bạn nên duy trì chế độ ăn kiêng tối thiểu 1 tháng tùy theo mức độ hồi phục của cơ thể. Sau đó hãy xây dựng cho mình chế độ ăn khoa học để ngăn ngừa khả năng tái mỡ nhé.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- hút mỡ bụng kiêng ăn gì
- hút mỡ bụng kiêng quan hệ bao lâu
- hút mỡ bụng cần kiêng an gì
- hút mỡ bụng phải nịt bụng bao lâu
- sau khi hút mỡ bụng bị cứng
- thực đơn sau khi hút mỡ bụng
- hình ảnh sau khi hút mỡ bụng
- hút mỡ bụng xong bị ngứa
- tụ dịch sau khi hút mỡ bụng