Có không nhiều các ca tiêm filler bị hoại tử nhưng chúng ta vẫn cần thật cẩn thận để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra với mình. Hãy tìm hiểu về các dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử để từ đó có cho mình những giải pháp xử lý an toàn bạn nhé.
Mục lục
1. Tiêm filler bị hoại tử là gì?
Filler là hợp chất sinh học có cấu tạo như các chất tự nhiên trong cơ thể mỗi người. Theo đó, hợp chất này hoàn toàn tự nhiên, thường được ứng dụng để làm đầy các vùng lõm hóp, giúp trẻ hóa da, thường được ứng dụng để tiêm môi, cằm, nâng mũi…
Mặc dù được đánh giá là phương pháp làm đẹp an toàn, ít xâm lấn và không có ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng tiêm filler trong một số trường hợp xuất hiện biến chứng.
Từ đó, hiện tượng tiêm filler bị hoại tử xuất hiện. Biểu hiện thường thấy chính là sưng tấy quá lâu, có hiện tượng đau nhức và kích ứng lớn to tại vùng tiềm.
Hiện tượng hoại tử kéo dài lâu ngày sẽ khiến vùng tiêm bị biến dạng hoàn toàn, không những gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có những tác động xấu đến sức khỏe. Do đó, cần tìm kiếm những phương pháp khác nhau để nhanh chóng khắc phục hiệu quả như mong muốn.
2. Dấu hiệu khi tiêm filler bị hoại tử
Mặc dù nhiều trường hợp tiêm filler bị hoại tử xảy ra ngay sau khi tiêm nhưng cũng có những trường hợp mà biến chứng này khởi phát muộn.
Nguyên nhân tiêm filler bị hoại tử khởi phát muộn thường là do một mạch bị chèn ép sau khi tiêm chất làm đầy hyaluronic acid vì tính chất hút nước của chất làm đầy này có thể gây tăng sưng sau tiêm.
Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy hoại tử khởi phát muộn có thể là do tiêm vào động mạch, gây tắc mạch và kết tập tiểu cầu, dẫn đến tắc nghẽn ở một nhánh cuối. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của tiêm filler bị hoại tử:
- Đau đớn: Đau dữ dội là dấu hiệu phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải khi hoại tử xảy ra. Nếu quá trình tiêm trước đó được thực hiện với thuốc gây tê tại chỗ (dạng kem bôi, thuốc tiêm hoặc trộn lẫn với sản phẩm) thì triệu chứng này thường được giảm bớt. Đau dữ dội không phải là một hiện tượng bình thường sau khi tiêm chất làm đầy da. Do đó, nếu gặp tình trạng này trong quá trình tiêm hoặc trong vòng vài giờ sau khi tiêm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ hoại tử sắp xảy ra và cần được kiểm tra khẩn cấp.
- Da mất màu: Khi mạch máu bị ảnh hưởng, vùng da bên trên thường sẽ chuyển màu tái, nhợt nhạt hoặc xám do máu cung cấp đến da bị giảm. Hiện tượng này sẽ vẫn còn tiếp diễn sau khi rút kim. Mảng bị mất màu trên da thường có hình lưới hoặc không đều, chạy dọc theo mạch máu bị tắc nghẽn. Hiện tượng này có thể sẽ không bộc lộ rõ nếu sử dụng adrenaline hoặc thuốc gây tê tại chỗ dạng bôi.
- Da chuyển màu: Khi chết mô, hiện tượng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi điều trị.
- Mát da: Khi nguồn cung cấp máu bị gián đoạn, các mô không được tưới máu, do đó nhiệt độ của da sẽ giảm. Điều này thường không bộc lộ rõ ngay sau khi tiêm.
3. Nguyên nhân tiêm filler bị hoại tử
Có không ít trường hợp tiêm filler bị hoại tử, đa phần những nguyên nhân này bắt nguồn từ việc làm đẹp tại những cơ sở tự phát, không được cấp phép hoạt động, không có những tiêu chuẩn rõ ràng khi làm đẹp đã dẫn đến các ảnh hưởng xấu.
Nguyên nhân tiêm filler bị hoại tử thường bắt nguồn từ những yếu tố như:
3.1. Chất lượng filler không được đảm bảo
Đa phần các ca tiêm filler bị hoại tử do sử dụng filler không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chưa được kiểm định chặt chẽ về mặt y tế và chất lượng. Có không ít khách hàng phải tiêm filler giả dẫn đến các biến chứng, kích ứng ngay sau khi vừa mới tiêm.
3.2. Tay nghề bác sĩ tiêm filler kém
Kỹ thuật tiêm filler của bác sĩ không chuẩn xác, không có kinh nghiệm chuyên môn cao trong lĩnh vực làm đẹp dễ dẫn đến kết quả bị ảnh hưởng, đi kèm với đó là những tác động xấu diễn ra ngay sau đó.
Bên cạnh đó, một số trường hợp bác sĩ sử dụng filler quá liều, tiêm quá nhiều cũng dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn.
3.3. Thiết bị y tế không đảm bảo vệ sinh
Dụng cụ tiêm filler không được vệ sinh hoặc vô trùng dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng trong quá trình thực hiện. Từ đó vùng tiêm filler có những kích ứng và ảnh hưởng xấu mà chúng ta khó có thể kiểm soát.
3.4. Do cơ địa khách hàng
Cơ địa của khách hàng quá nhạy cảm và dễ kích ứng cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng tiêm filler bị hoại tử và có những ảnh hưởng xấu sau khi áp dụng phương pháp tiêm filler.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, có những trường hợp khách hàng nóng vội làm đẹp đã tự ý tiêm filler tại nhà và không có bất cứ chuyên môn nào. Việc không kiểm soát về chất lượng filler cũng như tay nghề non yếu dẫn đến các biến chứng và ảnh hưởng không mong muốn, đây là những hiện tượng làm cho vùng tiêm tác động xấu về sau.
Cho dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, tiêm filler bị hoại tử là biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm cần nhanh chóng áp dụng ngay các giải pháp can thiệp để đảm bảo thẩm mỹ như mong muốn. Và một trong những bí quyết tốt nhất cho khách hàng chính là tìm đến các địa chỉ uy tín để nhờ bác sĩ có chuyên môn can thiệp hiệu quả.
4. Những vị trí tiêm filler thường bị hoại tử
Có hai vị trí chính trên khuôn mặt thường dễ bị hoại tử nhất sau khi tiêm các loại chất làm đầy, đó là:
- Vùng giữa hai lông mày (glabellar): 50% các trường hợp hoại tử do tiêm chất làm đầy đều xảy ra ở vùng giữa hai đầu lông mày do sự tuần hoàn bàng hệ kém ở khu vực này.
- Chóp mũi và tháp mũi: Chóp mũi và tháp mũi cũng thường bị hoại tử vì vùng này được cung cấp máu bởi một động mạch tận cùng không có tuần hoàn bàng hệ. Động mạch góc đổi hướng đột ngột ở vùng tháp mũi và dễ bị chèn ép từ bên ngoài hoặc tiêm không đúng vị trí, dẫn đến hoại tử.
5. Lưu ý để giảm thiểu tiêm filler bị hoại tử
Khuyến cáo bác sĩ đưa ra nhằm tránh gặp tình trạng tiêm filler bị hoại tử:
- Không tắm nắng, xông hơi sau khi tiêm độn cằm bằng chất làm đầy.
- Không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt
- Không sờ nặn, uốn nắn, va chạm mạnh vào cằm
- Không nằm sấp úp mặt xuống giường, chống cằm
- Không được uống rượu và các chất kích thích
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây ngứa, dị ứng cơ thể…
Khi làm đẹp, quý khách hàng nên tìm hiểu rõ về các phương pháp. Đặc biệt hãy đặt niềm tin ở những bệnh viện thẩm mỹ uy tín, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm để tránh gặp tình trạng tiêm filler bị hoại tử đáng tiếc xảy ra.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tiêm filler sau 1 năm bị sưng
- dấu hiệu tiêm filler môi bị hoại tử
- tiêm filler bị áp xe
- dấu hiệu tiêm filler mũi bị hoại tử
- tiêm filler bị nhiễm trùng
- dấu hiệu mũi bị hoại tử
- dấu hiệu hoại tử môi
- cách xử lý biến chứng filler