Tiêm tan filler là một khái niệm khá mới mẻ đối với chị em. Vậy nên rất nhiều người thắc mắc phương pháp này là gì, có gây đau hay sưng không và tiêm tan filler bị sưng phải làm sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục
1. Tiêm tan filler là gì?
Tiêm tan filler là biện pháp thường được chỉ định thực hiện đối với những trường hợp người dùng thực hiện tiêm filler ở những cơ sở dỏm, sử dụng các hoạt chất tiêm filler không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc đã thực hiện tiêm filler sai kỹ thuật làm dẫn đến các biến chứng sưng viêm, vón cục khiến khuôn mặt bị căng cứng, trông mất thẩm mỹ và không tự nhiên.
Về phương pháp thì chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng kỹ thuật của tiêm filler hay tiêm tan filler là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác biệt ở chỗ thay vì tiêm filler là sử dụng chất làm đầy thì tiêm tan filler sử dụng hoạt chất Hyaluronidase để làm phá vỡ cấu trúc và sự liên kết của các chất làm đầy.
Thuốc tiêm tan filler Hyaluronidase sẽ được chỉ định tiêm vào những vùng da bị căng cứng giúp khắc phục các trường hợp tiêm filler quá liều, kết quả tiêm filler không được ưng ý bị méo mó dị dạng hoặc tiêm filler sai kỹ thuật làm chèn mạch máu và dẫn đến các biến chứng sưng viêm, bầm tím thường gặp.
Sau khi tiêm tan filler, các chất làm đầy sẽ được phá giải thành các phân tử li ti và chúng sẽ theo cơ chế đào thải tự nhiên mà thoát ra bên ngoài, chính vì vậy nếu bạn đọc hay người thân xung quanh đang gặp phải các vấn đề tiêm filler bị biến chứng thì chúng ta cần nhanh chóng đến thăm khám các bệnh viện da liễu uy tín để được tư vấn tiêm tan filler an toàn và kịp thời.
2. Những đối tượng nào phải tiêm tan filler
Có rất nhiều trường hợp cần sử dụng phương pháp tiêm tan filler như:
- Tiêm filler và gặp phải các biến chứng vón cục, nổi đỏ, hoại tử do dùng phải filler kém chất lượng, không có nguồn gốc hay trôi nổi trên thị trường.
- Tiêm filler và gặp phải tình trạng biến dạng hoặc méo mó, lộ vùng tiêm do kỹ thuật tiêm của bác sĩ không chính xác.
- Tiêm filler nhưng kết quả không như ý muốn, đường nét không hợp ý khách hàng.
- Những trường hợp sau khi tiêm filler muốn làm thêm dịch vụ thẩm mỹ khác như phẫu thuật độn cằm, nâng mũi bằng sụn tự thân, phẫu thuật làm môi trái tim,…
3. Quy trình thực hiện tiêm tan filler
Tiêm thuốc làm tan filler là một thủ thuật khá đơn giản. Trước khi thực hiện tiêm thuốc làm tan filler, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám để xác định tình trạng da, đánh dấu vùng cần tiêm một cách chính xác.
Từ đây, lượng thuốc cần thiết để làm tan hoàn toàn lượng chất làm đầy trên da được xác định, nhằm mang đến hiệu quả nhanh chóng và tốt nhất.
Sau đó các vùng da được tiêm sẽ được sát trùng, gây tê. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại kim tiêm chuyên biệt, đưa dung dịch làm tan filler vào dưới da một cách từ từ.
Sau khi được tiêm, thuốc sẽ dần phát huy tác dụng, phá hủy dần các liên kết của filler cũ khiến cho lượng filler này dần tiêu biến, đào thải theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.
4. Tiêm tan filler bị sưng có sao không?
Tiêm tan filler có sưng không là thắc mắc của rất nhiều độc giả, tuy nhiên chúng ta có thể yên tâm rằng nếu bạn chọn lựa tiêm tan filler tại những địa chỉ uy tín, được thực hiện tiêm tan đúng kỹ thuật cũng như việc đảm bảo được hoạt chất tiêm tan filler có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì chắc chắn sẽ không gây ra sưng viêm, hiệu quả tiêm tan còn được đáp ứng vô cùng nhanh chóng nữa đó nhé!
Tuy nhiên, đối với những ai có cơ địa nhạy cảm với hoạt chất Hyaluronidase thì có thể gặp phải một số tác dụng như da hơi ửng đỏ, sưng nhẹ và có cảm giác hơi ngứa ngáy, khó chịu. Điều này khiến nhiều người lo lắng, không biết tiêm tan filler bị sưng có sao không?
Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, hiện tượng sưng, đỏ nhẹ sau khi tiêm tan filler là hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng qua đi, nên bạn không cần phải quá lo lắng.
5. Tiêm tan filler bị sưng phải làm sao?
Như đã đề cập ở trên, hiện tượng tiêm tan filler bị sưng là bình thường, là dấu hiệu của cơ thể phản ứng lại với thuốc và sẽ hết sau một vài ngày. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài, đồng thời vùng da sau khi tiêm tan trở nên co cứng, có biểu hiện vón cục hay nhiễm trùng thì lại không bình thường chút nào.
Chính vì thế, khi gặp phải vấn đề này, bạn cần đến cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, để giúp giảm sưng sau khi tiêm tan filler cũng như đảm bảo hiệu quả phục hồi vùng da tiêm tan một cách nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo an toàn, bạn có thể thực hiện những cách dưới đây:
- Chườm lạnh liên tục trong khoảng 2 ngày, cách 30 phút chườm một lần để giúp giảm tình trạng sưng tấy. Những ngày sau có thể chườm ấm để giảm vết bầm. Với cách này bạn sẽ không cần phải lo lắng tiêm tan filler bị sưng có sao không nữa.
- Uống thuốc giảm sưng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tại các cửa hàng mà không có đơn của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả tiêm tan filler.
- Kiêng những thực phẩm có thể gây nên tình trạng sưng, mưng mủ, ngứa ngáy tại vị trí tiêm như thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống và các chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…).
- Uống đủ nước (1,5 – 2 lít/ngày), đồng thời bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Để không phải gặp những biến chứng không mong muốn khi tiêm tan filler, bạn cần lưu ý lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín.
Tiêm tan filler tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng bạn không nên tự tiêm tại nhà, mà phải được bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu được đào tạo chuyên sâu về thẩm mỹ nội khoa trực tiếp thực hiện.
Ngoài ra, thuốc tiêm tan filler phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Quy trình thực hiện phải đảm bảo tiêu chuẩn Y khoa, tuân thủ nghiêm ngặt yếu tố vô trùng, vô khuẩn.
6. Tiêm tan filler bao lâu thì tan hết?
Thông thường, filler được sử dụng trong thẩm mỹ đều chỉ lưu giữ được trong một thời hạn nhất định và sau đó, nó sẽ tự tiêu biến và đào thải theo cơ chế tự nhiên của cơ thể.
Tiêm tan filler cũng vậy. Sau khi tiêm tan filler, thời gian chất làm đầy tan và đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên của cơ thể còn phụ thuộc vào cơ địa và sự thích ứng với dung dịch tan filler của mỗi người.
Ngoài ra, vấn đề này có lệ thuộc vào thuốc tan filler bạn được sử dụng. Thông khi tiêm tan filler thì thời gian để filler tan hết từ 3 đến 7 ngày.
Nếu bạn muốn biết rõ về lượng thời gian và kết quả để filler biến mất hay tan hết một cách chính xác hơn, chỉ có cách để bác sĩ khám và tư vấn kỹ càng cho bạn nhé!
7. Tiêm tan filler ảnh hưởng gì không?
Tâm lý chung của rất nhiều người dùng sau khi tiêm filler quá liều, tiêm filler bị ngứa biến chứng dị dạng dẫn đến méo mó chúng ta đều sẽ đặc biệt lo ngại và không biết rằng tiêm tan filler có hại hay ảnh hưởng gì không.
Thực tế đã chỉ ra rằng tiêm tan filler sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng hay tác động xấu nguy hiểm nào đối với cơ thể nhưng điều quan trọng nhất đã được lặp đi lặp lại rất nhiều lần đó là chúng ta phải đặc biệt tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ địa chỉ tiêm tan filler để kịp thời khắc phục những hậu quả trước đó và ngăn không cho tình trạng biến chứng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
8. Có nên tự tiêm tan filler tại nhà không?
Câu trả lời cho có nên tự tiêm tan filler tại nhà không là “KHÔNG”. Bạn sẽ cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và tư vấn tiêm tan filler hợp lý. Sẽ có hai vấn đề mà chúng ta cần chú ý khi tiêm tan giải filler như sau:
- Người thực hiện: Đó nhất định phải là các bác sĩ chuyên khoa. Những người được đào tạo bài bàn và đã có kinh nghiệm tiêm filler. Kỹ thuật tiêm của bác sĩ phải thật chuẩn xác, không bị lệch, không quá nông và cũng không quá sâu mới đảm bảo được tính hiệu quả. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra tư vấn chi tiết về câu hỏi tiêm filler bao lâu thì tiêm tan tốt nhất.
- Chất được tiêm: Cũng giống như filler, các loại chất làm tan filler được xem là an toàn khi được Bộ y tế cho phép nhập khẩu và lưu hành. Nếu bạn tiêm tan bừa bãi có thể filler sẽ không được giải mà còn tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm hơn…
Một trường hợp khác là tự ý mua thuốc tiêm tan giải filler về nhà sử dụng. Tuy nhiên, do không nắm được loại filler mà mìn được tiêm trước đó là gì nên việc tiêm tan không thành công. Sau khi thăm khám lại tại các trung tâm thẩm, mỹ chuyên khoa, khách hàng được kết luận là tiêm filler nhầm silicon dạng lỏng. Bác sĩ lập tức phải thực hiện thủ thuật loại bỏ sillicon để tránh biến chứng nguy hiểm về sau…
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm tan filler bị sưng phải làm sao và biết được cách xử lý đúng đắn nhất. Hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình địa chỉ tiêm tan filler uy tín để đạt kết quả như ý nhé!
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- cách làm tan filler tại nhà
- tiêm tan filler bao nhiêu tiền
- tiêm tan filler bị vón cục
- không tiêm tan filler có sao không
- tiêm tan filler cần kiêng những gì
- tiêm tan filler quá liều
- tiêm tan filler mà bị sưng
- tiêm tan filler bao lâu thì nâng mũi được