Tiêm má Baby bao lâu thì hết sưng? Sau khi tiêm filler trên bề mặt da của bạn sẽ hơi sưng nhẹ nhưng điều này sẽ được tự cải thiện trong một vài ngày. Trong trường hợp sưng nhiều kèm theo dấu hiệu đau nhức khó chịu thì nó không còn là phản ứng bình thường của cơ thể. Lúc này, dấu hiệu sưng được xem là biến chứng nguy hiểm và bạn có thể sẽ phải nhập viện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thậm chí là cả tính mạng.
Mục lục
1. Vì sao tiêm má bị sưng?
Tiêm filler má baby được xem là phương pháp thẩm mỹ nội khoa đơn giản, hiệu quả nhưng có độ an toàn cao. Một trong những phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm filler má baby sẽ làm da tại vùng má được thẩm mỹ sẽ hơi sưng.
Lý do tiêm filler má bị sưng là khi cơ thể tiếp nhận một chất mới, nó cần một thời gian để thích nghi và hoà hợp nên phản ứng sưng là bình thường trong thời gian đầu.
Nếu cơ địa của bạn hơi nhạy cảm, vùng má mới tiêm có thể sưng nhẹ vài ngày kèm theo cảm giác căng tức trên da. Bên cạnh đó, tùy theo từng loại filler bạn chọn sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ nhất định trong đó có tình trạng sưng nhẹ. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn dạng filler chất lượng thì điều này không quá nguy hiểm nhé.
Có một lý do khác khiến cho bạn bị sưng khi tiêm filler má chính là do tay nghề của bác sĩ tiêm filler cho bạn. Nếu bác sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật tiêm chưa chuẩn xác và tiêm filler với lượng quá nhiều cũng khiến vết tiêm bị sưng, bầm tím trên da. Dấu hiệu này cảnh báo nguy hiểm và cần có sự kiểm soát sớm…
Do đó, bạn không cần quá lo lắng nếu như sau khi tiêm filler má vùng da có dấu hiệu sưng. Hãy theo dõi tình trạng da của mình để chắc chắn đó không phải là biến chứng thẩm mỹ nhé.
2. Tiêm má Baby bao lâu thì hết sưng?
Trả lời câu hỏi tiêm má baby bao lâu thì hết sưng thì thông thường tình trạng sưng sau khi tiêm filler sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 24 đến 48 giờ và sẽ tự cải thiện. Có trường hợp sẽ bị sưng lâu hơn nhưng mức độ không nghiêm trọng và không có kèm theo bất kề dấu hiệu bất thường nào như bầm tím và đau nhức.
Sau khi hiện tượng sưng dần dần được cải thiện cũng chính là lúc filler thích nghi và phát huy tác dụng thẩm mỹ cao nhất.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tình trạng sưng này có thể kéo dài với các dấu hiệu trầm trọng hơn. Nguy cơ sưng nặng và đau thường xuất hiện ở những trường hợp sau:
- Sử dụng sai loại filler: Việc sử dụng sai chất filler cho từng vùng cơ thể hoặc sử dụng filler giả, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng là nguyên nhân khiến vùng da bị vón cục, cứng đau, sần sùi.
- Tiêm quá liều: Ngoài kỹ thuật tiêm thì liều lượng filler đưa vào từng vùng cơ thể cũng quan trọng không kém bởi mỗi vùng đều có quy định lượng filler khác nhau. Nếu tiêm quá liều sẽ làm da bị căng, sưng to, dẫn đến chèn và tắc nghẽn mạch máu. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, biến chứng, gây hậu quả khôn lường.
- Bị nhiễm trùng: Tiêm filler trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh hay không chăm sóc cẩn thận sau khi tiêm cũng có thể gây nhiễm trùng, bầm tím và nếu để lâu dần sẽ khiến vùng da tiêm filler bị hoại tử và lan rộng ra các phần khác trên cơ thể.
- Tiêm nhầm vào mạch máu: Việc tiêm nhầm mạch máu khi tiêm filler là cực kỳ nguy hiểm cơ thể. Bởi khi tiêm filler nhầm vào phần tĩnh mạch ở vùng mặt, mũi, có thể khiến filler tràn sang các cơ quan khác gây nên các biến chứng khôn lường. Vì vậy yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn tay nghề cao nếu không khó có thể thực hiện được công đoạn tiêm filler một cách chính xác nhất.
3. Lưu ý khi tiêm filler má bị sưng
Sau khi tiến hành tiêm filler má bạn có thể theo dõi tình trạng này tại nhà trong 48 giờ đồng hồ. Nếu tình trạng sưng được kiểm soát trong thời gian này bạn sẽ không cần nhập viện theo dõi.
Tuy nhiên, nếu diễn biến sưng thêm nặng hơn thì bạn sẽ cần lập tức thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để nhận hỗ trợ chăm sóc để tránh biến chứng nguy hiểm
Các triệu chứng bất thường sau khi tiêm filler má cần được xem xét kỹ gồm:
- Vùng tiêm filler tiếp tục sưng phù trong nhiều ngày liền không có dấu hiệu thuyên giảm. Kèm theo các cảm giác đau nhức tại vùng da thẩm mỹ và các vùng lân cận.
- Trên da xuất hiện vết bầm tím, mưng mủ hay các dấu hiệu hoại tử.
Tất cả các biến chứng tiêm filler má này đều cần được xử lý sớm. Thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét filler ra khỏi cơ thể để chất làm đầy không gây hoại tử, phá hủy làn da. Và dĩ nhiên cũng chỉ có các bác sĩ chuyên khoa giỏi, có tay nghề mới có thể giúp bạn xử lý các biến chứng nguy hiểm này thôi nhé.
4. Cách giảm sưng khi tiêm filler má
Sau khi biết được tiêm má baby bao lâu thì hết sưng, điều tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu đó là cách giảm sưng khi tiêm filler má.
Trong y khoa, sưng hay còn gọi là phù nề là một trong những biểu hiện bình thường sau khi tiêm filler làm đầy. Mức độ sưng sẽ không nhiều, ít kèm theo cảm giác đau đơn và có thể được cải thiện trong từ 24-48 giờ đồng hồ.
Sau khi hết sưng thì tác dụng làm đẹp của filler đã phát huy được hiệu quả và có thể duy trì trong từ 6 tháng đến 18 tháng tùy theo từng loại chất làm đầy được sử dụng là gì.
Để có thể tránh tình trạng sưng đau nguy hiểm khi tiêm filler má bạn nên lựa chọn các cở sở thẩm mỹ uy tín, lựa chọn các dạng filler chất lượng đồng thời nên tiêm filler với đúng liều lượng thích hợp…
Quy trình tiêm chất làm đầy an toàn phải do chính các chuyên gia thẩm mỹ hay các bác sĩ da liễu thẩm mỹ có tay nghề cao để giảm thiếu tất cả các biến chứng sưng viêm.
Nếu bị sưng sau khi tiêm filler bạn cũng đừng quá lo lắng. Có thể thực hiện ngay các biện pháp giảm sưng, kiểm soát sưng đau được các bác sĩ khuyến cáo sau:
- Trong 24 đến 48 giờ đầu bạn có thể tiến hành chườm lạnh là cách để giảm sưng nhanh chóng. Tuy nhiên không được dùng đá để chườm trực tiếp trên da bởi nó có thể làm giảm hiệu của của filler. Hãy dùng túi chườm hoặc khăn mềm có ướp lạnh để lau nhẹ nhàng trên da.
- Bổ sung nhiều nước để giữ độ ẩm cho da mỗi ngày cũng là cách giảm sưng và nâng cao hiệu quả làm đẹp. Bạn có thể sử dụng đồng thời nước lọc, nước canh, các loại nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Lượng nước mà các bác sĩ khuyến cáo là 2 lít mỗi ngày nhé.
- Tránh việc sờ nắn và tác động lên vùng tiêm filler bao gồm việc dùng tay để sờ nên vùng da vừa được thẩm mỹ, đeo khẩu trang quá chặt bởi điều này có thể khiến cho chất làm đầy không được định hình đồng thời khiến cho tình trạng sưng đau có thể kéo dài nhiều ngày hơn.
- Chú ý có những giải pháp chống nắng an toàn cho da, không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gắt hoặc những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp bởi những tác động này đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp thẩm mỹ nội khoa. Điều này có nghĩa là bạn tuyệt đối không được tắm xông hơi trong 7 ngày đầu tiên.
- Tránh tư thế nằm sấp hay hoạt động massage tại vùng da vừa tiêm chất làm đầy hoặc không làm việc nặng, lao động chân tay mạnh… trong tuần đầu tiên. Giữ cho đầu ở tư thế nâng lên để tạo trọng lực sẽ giúp giảm sưng nhanh hơn đồng thời giúp chất làm đầy được định hình ổn định hơn.
- Nếu tình trạng sưng quá nặng kèm theo đau bạn nên sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau mà các bác sĩ đã chỉ định trước đó để kiểm soát các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc và cần dùng thuốc này đúng liều lượng nhé…
Ngoài ra, để có thể giảm sưng khi tiêm filler má, các bác sĩ thẩm mỹ cũng khuyến cáo bạn nên hạn chế các thói quen xấu như:
- Tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh.
- Tránh ăn những thức ăn mặn, thức ăn cay nóng.
- Tránh dùng sử dụng những loại thuốc làm tăng khả năng đông máu như aspirin và ibuprofen.
- Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc…
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm má baby bao lâu thì hết sưng. Nếu có bất kì câu hỏi nào về tiêm filler, hãy liên hệ ngay với Nguyễn Trọng Thành để được tư vấn trực tiếp nhé
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tiêm má Baby bao lâu thì hết sưng?
- tiêm má Baby bao lâu thì hết sưng
- dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
- dấu hiệu tiêm filler hỏng
- tiêm filler bị phồng
- tiêm filler bị cứng bao lâu
- tiêm má baby có sưng không
- tiêm filler môi bao lâu thì hết sưng
- tiêm filler sau 1 năm bị sưng