Tiêm filler môi bao lâu thì mềm? Thông thường sẽ mất khoảng 3-4 ngày tùy từng người. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị biến chứng khi tiêm filler có thể mất tới vài tuần hoặc vài tháng mà môi vẫn cứng đờ, vón cục.
Mục lục
1. Vì sao hay sưng khi tiêm filler môi?
Tiêm filler môi là hình thức làm đẹp đang rất thịnh hành hiện nay. Sau khi tiêm môi sẽ căng mọng, đầy đặn theo dáng môi đã lựa chọn. Cách thực hiện lại cực kỳ đơn giản, nhẹ nhàng không gây đau, không chạm đến dao kéo. Ngay sau khi ca làm đẹp kết thúc, các bạn có thể ra về và không cần nghỉ ngơi quá lâu.
Tuy nhiên, sau khi tiêm filler môi, tùy vào cơ địa của mỗi người mà môi xuất hiện tình trạng sưng, cứng. Nhưng biểu hiện này có nghiêm trọng hay không? Và tiêm filler môi bao lâu thì mềm? Hãy cùng xem bác sĩ Nguyễn Trọng Thành giải đáp trong bài viết sau.
Tiêm filler môi là một kỹ thuật dùng đầu kim siêu nhỏ để tiêm một lượng filler vào trong môi với tác dụng làm đầy đôi môi. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉnh nắn dáng môi theo yêu cầu của khách hàng.
Sau khi thực hiện, môi thường bị sưng cứng do tác động của đầu kim lên vùng da. Đồng thời filler vừa tiêm cần có thời gian để thích nghi với cơ thể. Do đó, theo phản ứng tự nhiên sẽ gây nên hiện tượng sưng.
Theo các chuyên gia khẳng định, biểu hiện sưng sau khi tiêm môi là hoàn toàn bình thường và sẽ biến mất sau đó. Hơn thế nữa, hoạt chất tiêm là loại axit hyaluronic có nguồn gốc từ tự nhiên nên có độ tương thích cao và an toàn khi sử dụng.
2. Tiêm filler môi bao lâu thì mềm?
Để trả lời cụ thể ngày cho câu hỏi tiêm filler môi bao lâu thì mềm. Sau đây là quá trình sưng môi trung bình sau tiêm được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều chị em chia sẻ như sau:
- Trong vài giờ hoặc 1 ngày đầu tiên sau khi tiêm, môi bạn sẽ bị sưng phù rõ rệt nhất. Vì cơ thể bạn đang cần một thời gian để lượng filler được bơm vào có thể tương thích với cơ thể.
- Sang ngày thứ 2, tình trạng sưng môi sẽ giảm dần. Cụ thể vào ngày này, bạn sẽ cảm nhận cơn đau do sưng đã biến mất, những vị trí tiêm cũng sẽ giảm sưng tấy và môi đang hình thành form như mong muốn. Đây là lúc filler đã hài hòa với da và cơ thể của bạn, đang dần cố định và phát huy những công dụng của mình.
- Trong ngày thứ 4 sau khi tiêm filler, hầu hết những cơn sưng đau và vết sưng tấy đều được biến mất dần, môi lúc này sẽ mềm mại, tự nhiên hơn.
Từ đây chúng ta có thể kết luận cụ thể cho câu hỏi tiêm filler môi bao lâu thì mềm thông thường sẽ mất khoảng 3 – 4 ngày, đồng thời có những chuyển biến tích cực trong khoảng thời gian này tùy theo cơ địa từng người.
Tuy nhiên, trong khoảng 4 – 5 ngày nhưng vùng tiêm filler của bạn vẫn còn gặp trường hợp sưng, đau, vón cục, mất tự nhiên. Đồng thời xuất hiện những dấu hiệu như bầm tím, mưng mủ, có cảm giác đau nhức dữ dội, bạn hãy liên hệ lại ngay với bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời. Vì đây là những dấu hiệu có thể bạn đã gặp những biến chứng sau thẩm mỹ.
Những biến chứng này xảy ra là do người tiêm filler cho bạn đã tiêm sai kỹ thuật, không thực hiện đúng quy trình thẩm mỹ, tiêm quá nhiều filler hoặc chất lượng filler không đạt đảm bảo, hàng giả kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường.
3. Tiêm filler môi bao lâu thì mềm phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Hầu hết những trường hợp tiêm filler môi ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, như đã nói, tình trạng sưng cứng sẽ được cải thiện rõ rệt sau khoảng từ 3 – 4 ngày. Thời gian này không cố định và chính xác bởi còn bị tác động từ những yếu tố sau đây.
3.1. Cơ địa mỗi người
Hiện tượng môi sưng cứng là do phản ứng của cơ thể với lượng cc vừa được bơm vào môi. Quá trình sưng của những chị em sở hữu một cơ địa lành tính, sẽ không kéo dài quá 3 – 4 ngày và có những dấu hiệu tích cực trong thời gian này. Bên cạnh đó, những người có cơ địa dữ, có thể mất khoảng 5 – 7 ngày và cũng có những dấu hiệu mềm dần.
Tuy nhiên, đối với một số người bị dị ứng với chất làm đầy axit hyaluronic có thể bị sưng cứng, sượng đơ khoảng 4 – 5 điều trị. Tuy nhiên, rất hiếm khi gặp những trường hợp biến chứng này.
3.2. Chất lượng của filler
Chất lượng của loại thuốc tiêm làm đầy này là một trong những nguyên nhân tác động chính và quan trọng nhất đối với môi bạn. Một số loại tiêm filler kém chất lượng, trôi nổi sẽ khiến môi bị sưng lâu, thậm chí còn xuất hiện nhiều trường hợp u nang, vón cục trong thời gian dài.
Tương tự, nếu như địa chỉ thẩm mỹ tiêm cho bạn một lượng filler có độ nhớt quá cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả thẩm mỹ. Điều này có thể dẫn đến những chất làm đầy phân bổ không đều, môi sẽ gặp những vấn đề như cứng đơ.
3.3. Tay nghề của bác sĩ
Tiêm filler môi bao lâu thì mềm còn tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Vì ở những nơi không đảm bảo uy tín, chất lượng sẽ đi kèm một vị bác sĩ thẩm mỹ “rởm”, tay nghề kém, trình độ chuyên môn thấp và không có kinh nghiệm thẩm mỹ. Điều này sẽ làm những kỹ thuật thẩm mỹ bị sai, không đảm bảo đúng quy trình, dẫn đến sưng, đau nhức kéo dài cho khách hàng.
Những bác sĩ không có tay nghề thường khiến bạn gặp phải những trường hợp tệ hại sau:
Rút kim tiêm quá sớm: chất làm đầy không được tiêm vào đúng vị trí cần, nó có thể nằm đâu đó xung quanh khu vực bên ngoài môi của bạn. Điều này dẫn đến môi sưng không đều, chỗ sưng nhiều, chỗ lại ít.
Tiêm nhầm vào mạch máu hoặc dây thần kinh: điều này khá nguy hiểm vì có thể làm môi bị tê liệt, cứng đơ. Nếu phát hiện sớm cũng sẽ mất đến vài tháng để điều trị, nếu nhầm lẫn bởi vết sưng thông thường và để kéo dài có thể gây tắc mạch máu, khiến máu không truyền đến được nơi này, tích tụ và dẫn đến hoại tử. Nguy hiểm hơn có thể khiến mù lòa hoặc đột tử.
Những nguy hiểm trên không chỉ là nguyên nhân trả lời cho câu hỏi tiêm filler môi bao lâu thì mềm, mà còn là lý do bạn nên tìm một địa chỉ an toàn, chất lượng để có được một trải nghiệm thẩm mỹ an toàn, hiệu quả cao. Đồng thời còn đảm bảo đúng kỹ thuật, tránh và khắc phục kịp thời những biến chứng nguy hiểm.
3.4. Chế độ ăn uống, chăm sóc
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố tác động đến quá trình làm lành môi của bạn. Tiêm filler môi bao lâu thì mềm sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc bạn có nghiêm túc thực hiện những lưu ý, yêu cầu của bác sĩ thẩm mỹ khi về nhà hay không.
Có một số yêu cầu về ăn uống, chăm sóc theo từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những dặn dò chung và riêng. Khi bạn thực hiện đúng, quá trình sưng môi sẽ được rút ngắn, môi bạn sẽ nhanh chóng mềm mại và đầy đặn, quyến rũ.
4. Mẹo giảm sưng sau khi tiêm filler môi
Sưng môi sau tiêm filler khiến bạn ám ảnh bởi bờ môi “cá trê” và những cơn nhức buốt khổ sở. Ngoài việc uống thuốc giảm đau – giảm sưng, chị em nên thử 3 TIPS dưới đây, đảm bảo đôi môi sẽ mau bình phục đó.
4.1. Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là giải pháp chống sưng quen thuộc trong thể thao và nó cũng có tác dụng với tiêm filler môi. Bản chất của chườm đá là dùng nhiệt độ thấp cố định lại các hệ cơ, giảm thiểu tích tụ filler và ngăn ngừa cơ giãn nở. Làm liên tục 5 – 6 lần/ngày, môi sẽ nhẹ dịu và xẹp đi thấy rõ.
- Chọn 2 – 3 viên đá bọc vào vải sạch hoặc đựng trong túi chườm.
- Đắp đá lên môi và giữ nguyên trong vòng 15″.
- Thay đá khi đá tan, làm lần lượt với môi trên và môi dưới.
Một lưu ý nhỏ khi dùng đá chườm môi là bạn cần lấy đá nhỏ, không dùng đá đập vụn, không dùng đá mua ngoài. Nhiều cửa hàng làm đá bằng nước bẩn sẽ khiến môi nhiễm trùng và sưng to hơn.
4.2. Massage môi nhẹ nhàng
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thành, massage môi sau tiêm filler giúp filler trải đều, cơ môi co giãn và hạn chế môi vón cục. Thao tác mát – xa rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Dùng hai ngón trỏ ở hai tay đặt lên hai bên môi.
- Miết nhẹ đường viền môi theo phương ngang
Để tăng công dụng massage, chị em nên dùng thêm tinh dầu, thuốc mỡ môi giúp tinh chất thẩm thấu vào môi.
4.3. Ăn uống & sinh hoạt điều độ
Cũng giống như xăm môi, tiêm filler môi rất cần một chế độ ăn lành mạnh và lịch sinh hoạt điều độ. Chỉ khi tuân thủ nghiêm túc việc kiêng cữ, môi mới có thể chóng lành và lên dáng tự nhiên.
4.3.1. Chấp nhận ăn kiêng
Điều đầu tiên bạn cần làm sau tiêm môi là ăn kiêng và uống kiêng. Không ngoa khi nói rằng thực phẩm bạn ăn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi tiêm và định hình kiểu dáng. Trong thời gian này, hãy tạm thời tránh xa:
- Thức ăn giàu đạm: thịt bò, thịt cừu, thịt bê, cá hồi, hải sản…Lượng đạm quá cao khiến môi càng thêm sưng tấy, những cơn đau cũng dồn dập hơn.
- Thức ăn nhiều protein: trứng, trứng vịt lộn, thịt gà…Protein quá tải có thể làm biến chất filler, đây là nguyên nhân làm môi nổi mụn nước.
- Thức ăn dồi dào collagen: điển hình là rau muống, rau mồng tơi, các loại canh sườn hầm. Collagen tốt cho da nhưng lại là nhược điểm chí mạng khi da đang thương tổn.
- Các loại tinh bột “nặng”: Thường có trong gạo nếp, khoai tây, bánh mì trắng, fastfood…
Tích cực ăn rau xanh, uống nước ép, bổ sung vitamin A, C, E bằng viên nang hoặc ăn bưởi, cam, táo, chuối, lê, đào…
4.3.2. Vệ sinh môi thường xuyên
Ngoài thực đơn ăn uống, khách hàng cần nhớ vệ sinh môi thường xuyên vì đây là bộ phận phải tiếp xúc với lượng thức ăn khổng lồ. Bên cạnh đó, các tác nhân khác như khói bụi, tia UV, vi khuẩn trong không khí cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho môi.
Dùng bông y tế,bông tẩy trang cùng cồn,nước muối sinh lý làm sạch môi. Thực hiện 3 lần/ngày hoặc bất cứ khi nào bạn ăn xong. Không bóc da môi, không liếm môi, không đưa tay bẩn chạm lên môi.
4.3.3. Tránh các tác động cho môi
Nhiều người cho rằng bơm môi không cần quá bận tâm tới việc nghỉ ngơi và vận động – điều này hoàn toàn sai lầm. Môi filler khi chịu áp lực quá tải sẽ trở nên biến dạng, tái thâm và mất cân đối.
- Không chơi các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném.
- Không để môi lại gần nguồn sáng/nguồn nhiệt lượng mạnh.
- Chọn trang phục rộng rãi, có cúc cài giúp né phần môi khi mặc.
- Giữ tâm trạng thoải mái, đi ngủ sớm và không dùng nhiều các thiết bị công nghệ.
4.3.4. Không dùng mỹ phẩm
Mỹ phẩm, đồ skincare là vật bất ly thân của mọi cô gái hàng ngày nhưng sau khi tiêm môi, chị em phải tạm “giãn cách” với chúng. Tuy an toàn cho cơ thể nhưng mỹ phẩm lại chứa nhiều chất như AHA, retinol, BHA, chúng thúc đẩy sản xuất tế bào môi và làm mô mềm biến đổi. Thời điểm thích hợp nhất để tái sử dụng mỹ phẩm là từ 7 – 10 ngày.
Tiêm filler môi bao lâu thì mềm phụ thuộc vào thể trạng người làm, kỹ thuật bơm môi và hơn hết là một trung tâm làm đẹp chuyên nghiệp, uy tín.
5. Tiêm filler môi bao lâu thì mềm và duy trì được bao lâu
Có thể thấy, tiêm filler môi có khá nhiều ưu điểm như thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn nhiều và cần ít thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp làm đẹp này không phải là vĩnh viễn.
Thông thường với một người khỏe mạnh, có cơ địa tốt thì tiêm filler môi có thể phát huy hiệu quả kéo dài trong 1 đến 2 năm, vẫn có một số trường hợp chỉ kéo dài trong 6 tháng. Sau thời gian đó, filler sẽ tự tan, nếu bạn muốn duy trì nhan sắc thì cần tiêm lại định kỳ theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
Đặc biệt, thời gian phát huy hiệu quả của tiêm filler sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi người. Với những người có cơ địa không tốt, cơ thể sẽ có những phản ứng lại với chất làm đầy này thì sẽ khiến chúng mau tan và mất đi hiệu quả nhanh.
Ngoài ra, chất liệu dùng để tiêm tạo hình môi và tay nghề của bác sĩ thực hiện cũng là những yếu tố quyết định đến tiêm filler môi bao lâu thì mềm và duy trì lâu. Bởi, hiện nay có khá nhiều loại filler, mỗi loại sẽ có độ duy trì và giá thành khác nhau. Vì thế, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp với bản thân, nhưng hãy tham khảo thật kỹ ý kiến từ bác sĩ trước khi thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất nhé!
6. Địa chỉ tiêm filler môi an toàn, uy tín Hồ Chí Minh
Dù bạn tiêm filler môi hay làm các dịch vụ tiêm filler miệng thì việc tìm hiểu về phương pháp này tại JT Angel là điều hết sức cần thiết.
Tại JT Angel Hospital – địa chỉ tiêm filler môi an toàn, bạn sẽ được trải nghiệm quá trình tiêm filler gồm 5 bước bài bản. Chất filler được dùng lên môi đạt chất lượng cao, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn trong hạn sử dụng. Kim tiêm luôn đảm bảo thay mới và môi trường thực hiện luôn vô trùng, đem lại cảm giác an tâm cho bạn trong suốt quá trình thực hiện.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666