Sau khi thực hiện tiêm filler hay bất cứ phương pháp thẩm mỹ nào, bạn cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để bảo đảm kết quả thẩm mỹ tốt nhất. Vậy tiêm filler có được ăn thịt vịt không? Thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này liệu có phù hợp cho chị em vừa tiêm filler xong? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Trong thịt vịt chứa những chất dinh dưỡng nào?
Thịt vịt là loại thực phẩm khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Để trả lời một cách chính xác cho câu hỏi tiêm filler có được ăn thịt vịt không, hãy cùng bác sĩ Nguyễn Trọng Thành tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong thịt vịt nhé.
Theo thống kê, trong 100gr thực phẩm này có chứa:
- 19gr protein
- 370 calo
- 30gr chất béo
- 290mg Omega 3
- 3360mg Omega 6
- 1600mg glycine
- Tổ hợp vitamin gồm vitamin A, E, B, K chiếm đến 24%
- Các loại khoáng chất như selen, phốt pho, sắt, selenium và kẽm chiếm 29%
Có thể thấy thịt vịt là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tổ hợp vitamin, protein và khoáng chất trong thịt vịt đóng vai trò như một chất chống oxy hóa quan trọng đối với làn da và cơ thể. Thịt vịt còn có khả năng giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và loãng xương,…
Chính vì vậy đây là món ăn rất được ưa chuộng. Tuy nhiên liệu tiêm filler có được an thịt vịt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
2. Tiêm filler có được an thịt vịt không?
Tuy thịt vịt rất bổ dưỡng nhưng các chuyên gia thẩm mỹ cho rằng bạn không nên ăn thịt vịt sau khi vừa thực hiện tiêm filler xong. Hãy cùng điểm qua những nguyên nhân tại sao thịt vịt lại là “khắc tinh” của bạn trong thời gian này.
2.1. Gây ngứa ngáy tại vết tiêm
Trong thịt vịt có các dưỡng chất rất có lợi cho việc tái tạo da như protein, selen và các vitamin khác. Thế nhưng chúng cũng chứa đến hơn 1600mg glycine, đây là thành phần hỗ trợ tốt trong việc làm lành da nhưng chúng lại vô tình tác động khiến vết tiêm bị ngứa ngáy, đau nhức kéo dài.
Trong lúc vùng da đang khôi phục, nếu bạn vô tình cào gãi thì sẽ khiến vùng điều trị bị trầy xước, vết tiêm bị rách rộng hơn và khó lành.
2.2. Có khả năng gây sẹo xấu
100gr thịt vịt có chứa nhiều protein tốt cho làn da. Tuy nhiên trong lúc cơ thể có vết thương hở, hệ miễn dịch rất dễ nhầm lẫn cấu trúc protein của thịt vịt thành chất lạ nên sẽ xảy ra phản ứng đào thải. Từ đó, các vết tiêm sẽ bị kích ứng, sưng đỏ và mưng mủ và để lại sẹo xấu.
Trong một số trường hợp, mủ chảy lan dưới da tạo thành các ổ viêm bội nhiễm cực kỳ nguy hiểm.
2.3. Dễ sinh nhiệt trong cơ thể
Tuy chứa nhiều dưỡng chất bổ ích nhưng theo Đông y thì thịt vịt là loại thực phẩm mang tính nhiệt. Khi ăn nhiều thịt vịt sau khi vừa tiêm filler xong, cơ thể dễ bị nóng trong, không những khiến vết thương sưng đau khó lành mà còn ảnh hưởng tới quá trình ổn định của chất làm đầy.
Filler là vật liệu thẩm mỹ có cấu tạo từ gốc axit nước nên rất kỵ nóng. Cơ thể sinh nhiệt sẽ khiến filler không tạo thành mô đặc một cách đồng đều mà bị vón cục hoặc hóa lỏng và tràn sang khu vực khác.
Chính vì vậy, câu trả lời cho vấn đề tiêm filler có được ăn thịt vịt không chắc chắn là không. Bạn cần kiêng cữ loại thực phẩm này cho tới khi vùng điều trị đã ổn định hoàn toàn.
3. Vậy sau tiêm filler có được ăn thịt gà không?
Ngoài vấn đề tiêm filler có được ăn thịt vịt không, các chị em cũng quan tâm liệu có thể ăn thịt gà trong thời gian này không?
Thịt gà thực chất phổ biến trong bữa cơm của chúng ta hơn thịt vịt. Dù được đánh giá là một trong những thức ăn giàu collagen tự nhiên nhưng tương tự với thịt vịt, thịt gà cũng là loại thực phẩm cần tránh khi vừa làm đẹp bằng phương pháp này.
Tuy có bộ khác nhau nhưng về cơ bản, thành phần dinh dưỡng của gà và vịt lại tương tự. Trong 100gr thịt gà có chứa:
- 19gr protein
- 206 calo
- 18gr chất béo
- Các loại vitamin A, B, K chiếm tỷ lệ khoảng 18%.
- Khoáng chất gồm sắt, photpho, kẽm, kali, selen chiếm khoảng 7%.
Nếu ăn thịt gà sau khi tiêm tiller, bạn cũng sẽ gặp các triệu chứng không khác mấy so với ăn thịt vịt sau tiêm filler. Vùng điều trị sẽ có hiện tượng sưng đỏ, sờ vào thấy nóng hơn các vùng lân cận. Vết tiêm tiêm ngứa ngáy, nổi mụn nước và mưng mủ khó lành.
4. Sau khi tiêm filler phải kiêng thịt gà, thịt vịt trong bao lâu?
Vậy là bạn đã có câu trả lời về thắc mắc tiêm filler có được ăn thịt vịt không. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết tiêm filler xong kiêng thịt vịt bao lâu. Kích cỡ vết thương khi tiêm filler không lớn, nhờ đó mà thời gian ăn kiêng các loại thực phẩm có ảnh hưởng xấu không quá dài, dao động từ 10 – 14 ngày.
Chất làm đầy filler sẽ hình thành mô đặc trong vòng 1 – 3 ngày đầu, kết quả tiêm filler sẽ đẹp tự nhiên nhất sau 2 tuần. Bạn không nên ăn thịt gà, thịt vịt trong khoảng thời gian này đẻ bảo đảm kết quả thẩm mỹ được tối ưu nhất.
Tuy nhiên các chị em có cơ địa xấu, da yếu dễ tổn thương hoặc mắc các bệnh lý về máu như rối loạn đông máu v…v thì có khả năng phải kiêng cữ lâu hơn. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn hãy đặt lịch tái khám để theo dõi vết thương. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn ăn uống bình thường trở lại.
5. Sau khi tiêm filler có thể thay thế thịt vịt bằng loại thực phẩm nào?
14 ngày ăn kiêng hoặc hơn cũng là một khoảng thời gian dài, không ít bạn băn khoăn rằng nếu kiêng cữ các loại thịt gà, thịt vịt, thịt bò và hải sản,… sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và không thể hồi phục nhanh được.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Thành sẽ gợi ý các loại thực phẩm thay thế để cung cấp dưỡng chất đầy đủ và không ảnh hưởng vết thương, bạn không cần lo lắng về vấn đề tiêm filler có được ăn thịt vịt không.
- Thịt heo: Thực phẩm này rất giàu protein và đặc biệt có chứa collagen rất tốt cho da. Khác với thịt vịt, protein trong thịt heo là dạng lành tính, không gây kích ứng sưng đỏ. Bạn nên ưu tiên các phần nạc như thịt vai heo, thịt sườn non và hạn chế ăn quá nhiều mỡ nhé.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Ngoài thịt heo, sữa và các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai,… cũng là nguồn cung cấp hàm lượng đạm dồi dào. Ngoài ra, các chất kẽm, kali, photpho trong sữa cũng hỗ trợ làm lành da nhanh chóng và phòng chống nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ.
- Các loại đậu, ngũ cốc: Trên thực tế, nhóm thực phẩm này có bảng thành phần dinh dưỡng cực kỳ phong phú và có thể thay thế các món ăn khác sau khi bạn vừa tiêm filler. Với tổ hợp các loại vitamin A, B, E, K, khoáng chất và protein thực vật lành tính, bạn chỉ cần bổ sung thêm đậu hoặc ngũ cốc vào bữa ăn hàng ngày là có thể bù lại các chất thiếu hụt khi phải ăn kiêng.
- Rau củ có màu xanh đậm: Các loại rau đay, cải ngọt, súp lơ, rau bina,… sẽ cung cấp vitamin và các chất chống oxy hóa có lợi cho vết thương hở.Tuy nhiên có một số loại rau màu xanh đậm bạn cần tránh là rau muống, rau lang.
- Trái cây có chứa vitamin C: Các loại trái cây như cam, bưởi, dâu tây, việt quất,… chứa nhiều vitamin C và có tác dụng kích thích sản sinh collagen và ngăn ngừa sự hình thành của sẹo xấu. Ngoài việc ăn quả tươi, bạn cũng có thể chế biến thành salad trái cây, nước ép hoặc sinh tố để thay đổi khẩu vị.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về tiêm filler có được ăn thịt vịt không, sau khi tiêm phải ăn kiêng bao lâu và nên ăn những loại thực phẩm nào. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ tiêm filler an toàn, uy tín và có thể tư vấn dinh dưỡng chính xác, đừng ngần ngại mà hãy đến với JT Angel Hospital để trải nghiệm dịch vụ làm đẹp chất lượng 5 sao.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tiêm filler có được ăn thịt vịt không
- nâng mũi bao lâu được ăn thịt vịt
- sau phẫu thuật có được ăn thịt vịt
- nâng mũi có An được đậu phụ không
- nâng mũi an được thịt gì
- nâng mũi ăn thịt heo được không
- nâng mũi an được thịt ngan không
- sau nâng mũi nên an gì
- sau phẫu thuật bao lâu thì ăn được thịt gà