Tiêm filler cằm là phương pháp thẩm mỹ giúp khắc phục khuyết điểm cằm lẹm hoặc cằm ngắn… giúp tạo gương mặt cân đối mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên một số người sau khi tiêm filler cằm bị nổi mụn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi gặp trường hợp này nhé.
Mục lục
1. Tiêm filler cằm bị nổi mụn và những biến chứng có thể gặp?
Bên cạnh những ưu điểm mà phương pháp tiêm filler cằm mang đến thì bạn cũng không thể tránh khỏi những biến chứng sau đây khi không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao:
- Tiêm filler cằm bị nổi mụn, hạt u từng cục: Trường hợp này thường xảy ra khi bạn tiêm nhầm loại filler giả, kém chất lượng. Khi tiêm chất làm đầy kém chất lượng vào cằm sẽ khiến cho cơ thể kháng cự lại và xuất hiện tình trạng đào thải mạnh mẽ, dẫn đến xuất hiện những hạt u to, kém thẩm mỹ.
- Hình dáng cằm không như ý, bị lệch: Hiện tượng này sẽ xảy ra nếu như người thực hiện tiêm cằm cho bạn không có tay nghề cao. Điều này thường xảy ra khi bạn thực hiện tại các cơ sở kém chất lượng, không có bác sĩ thực hiện.
- Dị ứng kéo dài: Không ít trường hợp sau khi tiêm filler cằm bỗng dưng xuất hiện dị ứng, mẩn ngứa kéo dài. Tình trạng này nếu không khắc phục kịp thời thì có thể dẫn đến sưng tấy, mưng mủ, thậm chí hoại tử, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe.
- Cằm bị nhiễm trùng: Như đã đề cập ở trên, sau khi tiêm filler cằm vài ngày đầu, cằm sẽ bị sưng, có thể bầm tím nhẹ vì cơ thể chưa kịp thích ứng. Thế nhưng tình trạng này lâu ngày không hết, kèm theo hiện tượng cằm bị cứng, căng tức, mưng mủ, cơ thể có triệu chứng nóng sốt thì đây chính là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn: Việc đưa chất làm đầy không đảm bảo vào cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ thay đổi cấu trúc da, chất làm đầy bị tràn ra, tác động đến những vùng khác, gây nên tình trạng giãn cơ. Lâu ngày vùng da được tiêm filler và các vùng da xung quanh sẽ bị chảy xệ, nhăn nheo, gây mất thẩm mỹ, khiến chị em trở nên già nua, kém sắc.
- Tắc nghẽn mạch máu, cằm bị hoại tử: Đây là biến chứng khi tiêm filler cằm nghiêm trọng nhất mà bạn có thể gặp phải. Sở dĩ dẫn đến biến chứng này bởi sử dụng filler kém chất lượng, chưa được kiểm định chặt chẽ. Ngoài ra, bác sĩ tiêm filler quá liều hoặc tiêm nhầm vào mạch máu sẽ gây chèn ép các mạch máu, từ đó dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dần dần và cục bộ.
2. Nguyên nhân khiến tiêm filler cằm gặp biến chứng
Bất cứ phương pháp thẩm mỹ nào cũng có khả năng gặp phải rủi ro đáng tiếc, tiêm filler cằm cũng không ngoại lệ. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến biến chứng khi tiêm filler cằm có thể kể đến như:
- Tay nghề bác sĩ còn non kém: Bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện kỹ thuật một cách chính xác, giúp bạn sở hữu chiếc cằm thon gọn, hài hòa như mong ước, đồng thời có thể kiểm soát các biến chứng một cách hiệu quả. Ngược lại, nếu bác sĩ tay nghề còn non kém, tiêm filler quá liều hoặc tiêm sai vị trí, đồng thời không có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tình trạng trong quá trình thực hiện sẽ ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ sau cùng.
- Filler kém chất lượng: Việc sử dụng filler kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng khi tiêm filler cằm. Chính vì thế, bạn nên chú ý lựa chọn các loại filler chính hãng, được FDA chứng nhận hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người dùng, bạn có thể đề nghị cơ sở thẩm mỹ cho xem filler sẽ sử dụng trước khi tiến hành tiêm filler cằm.
- Quá trình tiêm filler không đảm bảo: Mặc dù tiêm filler cằm là một thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện ở địa điểm uy tín, đảm bảo vô trùng – vô khuẩn tuyệt đối. Nếu sử dụng công nghệ lạc hậu, không đảm bảo yếu tố vệ sinh và an toàn sẽ làm xuất hiện các biến chứng khôn lường.
- Sử dụng chung ống tiêm filler: Điều này có thể dễ dàng xảy ra ở những địa chỉ không uy tín. Việc sử dụng chung kim tiêm sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
- Không có cách chăm sóc tại nhà đúng đắn: Chăm sóc tại nhà sau khi tiêm filler cằm là một khâu rất quan trọng, quyết định đến kết quả thẩm mỹ sau cùng. Do đó, khi filler chưa được ổn định, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, chú ý chăm sóc và kiêng cữ trong ăn uống.
- Do cơ địa của mỗi người: Những người có cơ địa dữ thì khả năng phục hồi lâu hơn và cũng dễ dẫn đến biến chứng hơn so với những người có cơ địa lành. Một số trường hợp cơ thể không tương thích với filler, gây đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng, thậm chí filler bị đào thải ra ngoài.
3. Tiêm filler cằm bị nổi mụn thì phải làm sao?
Tiêm filler cằm bị nổi mụn có thể là bình thường hay bất thường tùy theo từng triệu chứng kèm theo nó là gì. Chính vì thế, nếu bạn xuất hiện mụn rộp, mụn nước hay các vết phồng trên cằm sau khi thực hiện thủ thuật sẽ cần theo dõi kỹ lượng. Hãy dành thời gian thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để biết mình đang bị làm sao nhằm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Không sử dụng thuốc bôi hay các giải pháp trị mụn rộp mang tính truyền miệng sau khi tiêm filler cằm bị nổi mụn. Có thể dùng nước muối loãng để vệ sinh cằm một cách nhẹ nhàng nhưng không xoa bóp, chà xát nhiều bởi điều này sẽ có thể khiến cằm bị biến dạng, giảm hiệu quả thẩm mỹ.
Ngoài ra, sau tiêm filler chị em sẽ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng da này. Cần sử dụng khẩu trang và các dụng cụ bảo vệ để tránh ảnh hưởng từ môi trường như ánh nắng, khói bụi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của filler. Đừng quên tuân thủ những yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà mà bác sĩ đưa ra để có thể làm đẹp một cách an toàn nhất.
4. Lưu ý để tránh tiêm filler cằm bị nổi mụn
Dù được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên bạn cũng có nguy cơ tiêm filler cằm bị nổi mụn trong thời gian dài và bị biến chứng khi tiêm filler. Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn cần lựa chọn trung tâm thẩm mỹ uy tín đạt được những điều kiện sau đây:
- Thẩm mỹ viện có giấy phép hoạt động. Cơ sở vật chất tốt, đảm bảo phòng ốc và dụng cụ thực hiện được vô trùng, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc lây chéo.
- Bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm để đảm bảo thao tác tiêm chính xác, tránh trường hợp tiêm sai kỹ thuật hoặc liều lượng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả thẩm mỹ.
- Xác định nguồn gốc và hạn sử dụng của filler, lựa chọn những loại filler chất lượng được nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn bảo vệ rõ ràng.
- Hai tuần trước khi tiêm, bạn cần tránh sử dụng aspirin hoặc ibuprofen vì những loại thuốc này có thể gây trở ngại cho hoạt động của tiểu cầu khiến máu chảy nhiều, gây ra hiện tượng bầm tím.
Tóm lại, để tránh tiêm filler cằm bị nổi mụn, bạn hãy chú ý chỉ thực hiện ở những địa chỉ thẩm mỹ uy tín và chỉ sử dụng loại filler đã được các cơ quan y tế quốc tế chấp thuận. Đồng thời, sau khi tiêm, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tim kiếm:
- tiêm filler bị nổi mụn
- dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
- tiêm filler môi bị nổi mụn nước
- biểu hiện dị ứng filler
- tiêm filler cằm bị ngứa
- tiêm filler có nặn mụn được không
- tiêm filler mông bị do
- tiêm tan filler bị ngứa