Dù tiêm filler cằm nổi tiếng là kỹ thuật thẩm mỹ mang đến hiệu quả cao và quy trình thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp thẩm mỹ này cũng tồn tại một số những rủi ro nhất định, chẳng hạn như là hiện tượng tiêm filler cằm bị cứng. Hãy cùng tim hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết này nhé.
Mục lục
1. Tiêm filler cằm bị cứng có sao không?
Tiêm filler là một kỹ thuật dùng kim có đầu siêu nhỏ đưa chất làm đầy vào cằm để giúp cho chúng ta sở hữu một chiếc cằm ra dáng, đầy đặn và quyến rũ hơn. Đây là loại hóa chất tự nhiên có độ tương thích cao với cơ thể nên đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do tác động nhẹ của đầu kim nên cằm sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng tự nhiên như sưng nhẹ, bị cứng.
Đối với hiện tượng tiêm filler cằm bị cứng đa phần là do bị vi khuẩn hay vật lạ xâm nhập, khiến cho lớp mô tế bào xung quanh da bị sưng cứng lên. Không chỉ vậy, sau khi tiêm filler có một số bạn da sẽ bị thâm, bị bầm hay bị tấm xung quanh. Mức độ da bị cứng và bị bầm thường nằm trong giới hạn mà bạn có thể chịu đựng được.
Việc tiêm filler cằm bị cứng khiến cho việc sinh hoạt cũng như ăn uống trở nên khó khăn, bất tiện hay nặng hơn là mất ngủ do ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, vì tình trạng này không gây nguy hiểm cho cơ thể và chúng có thể tự hồi phục, cũng như khắc phục được.
Biểu hiện sưng, đơ cứng là phản ứng thông thường và sẽ mau chóng dần biến mất. Hầu hết các chị em đều gặp phải và được họ ghi nhận diễn ra như sau:
- Khoảng 1 ngày sau khi tiêm, cằm của bạn sẽ bị sưng phù nhẹ bởi lượng filler cần thời gian để thích nghi với cơ thể.
- Khoảng ngày thứ 2, biểu hiện sưng sẽ dần giảm, mọi cảm giác ê đau đều biến mất. Lúc này, cằm đang dần hình thành form do filler đã bắt đầu quen dần với cơ thể và phát huy công dụng tạo dáng cho cằm.
- Khoảng ngày thứ 4, hầu hết mọi biểu hiện kích ứng đều biến mất, cằm bắt đầu mềm mại, ra dáng như ý và trông rất tự nhiên.
Như vậy, sau khi tiêm filler cằm thì hẳn sẽ xảy ra một số biểu hiện thông thường như sưng đau, cứng phồng lên. Nhưng khoảng 3-4 ngày thì cằm sẽ trở về trạng thái tự nhiên đẹp hoàn hảo như mong đợi.
Tuy nhiên, có một số trường hợp tiêm filler cằm bị cứng hơn 1 tuần chưa khỏi và kèm theo đó là những đau nhức, sưng phồng. Đặc biệt là xuất hiện triệu chứng bầm tím, nổi mủ, cảm giác khó chịu. Lúc này, chúng ta cần liên hệ ngay đến bác sĩ để thăm khám và điều trị bởi rất có thể bị những biến chứng sau khi thực hiện.
2. Nguyên nhân tiêm filler cằm bị cứng lâu khỏi
Đầu tiên, để có thể nhận định về việc tiêm filler cằm bị cứng, bạn cần nên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để từ đó xác định được một cách chính xác về tình trạng mà mình đang gặp phải và đưa ra phương pháp khắc phục hợp lý nhất.
2.1. Tiêm filler cằm bị cứng do chất lượng filler kém
Một trong những lý do đầu tiên và cơ bản nhất để giải thích cho tình trạng tiêm filler cằm bị cứng đó là do chất làm đầy không đạt chuẩn chất lượng.
Theo nghiên cứu, chất filler sẽ được cấu tạo nên từ hợp chất chuyên dụng là axit hyaluronic. Đây được xem là chất hoàn toàn an toàn và đặc biệt là vô cùng thích hợp khi được đưa vào cơ thể con người. Chính vì thế, filler đã được nghiên cứu và ứng dụng vào lĩnh vực thẩm mỹ nhằm mang đến những công dụng hữu hiệu nhất cho hội chị em.
Tuy nhiên, những loại filler kém chất lượng lại mang đến những ảnh hưởng hoàn toàn khác. Trong một số những trường hợp khách hàng tiêm filler cằm bị cứng được xác định nguyên nhân đến từ sự làm việc thiếu chuyên nghiệp của các viện thẩm mỹ không uy tín. Vì mục đích lợi nhuận họ đã bỏ qua sự an toàn về giá trị thẩm mỹ và sức khỏe của khách hàng.
2.2. Tiêm filler cằm bị cứng do dùng quá liều
Trên thực tế, các bác sĩ sẽ tiến hành xác định liều lượng và cách thức thực hiện tiêm filler vào cơ thể tùy vào cơ địa và nhu cầu của từng khách hàng khác nhau.
Tuy nhiên, nếu việc tiêm được thực hiện quá liều, việc tiêm filler cằm bị cứng là hoàn toàn có khả năng để xảy ra.
Thậm chí, người thực hiện còn gặp phải một số những tình trạng nặng hơn như vùng da bị căng cứng, khó chịu.
Đặc biệt, nếu tình trạng tiêm filler cằm bị cứng hay vón cục kéo dài sẽ rất có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng lưu thông của mạch máu.
Do đó, không chỉ là vùng da được tiêm mà ngay cả những vùng da lân cận cũng sẽ có nguy cơ bị sưng tím hay vón cục.
2.3. Tiêm filler cằm bị cứng do sai kỹ thuật
Một số những trường hợp tiêm filler cằm bị cứng cũng có thể xuất phát từ cách thức tiêm chưa đúng cách đến từ các y bác sĩ trực tiếp thực hiện.
Bởi lẽ nếu tiêm không đúng cách hay tiêm quá sâu sẽ có thể gây ra những tổn thương nhất định trên mô mềm.
Đặc hơn, là gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người thực hiện.
2.4. Tiêm filler cằm bị cứng do không đảm bảo vệ sinh y tế
Trang thiết bị, công nghệ thực hiện tiêm filler cằm ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện. Nếu các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong quá trình tiêm filler cằm không được khử trùng, hay khử trùng chưa sạch sẽ khiến cho các vi khuẩn xâm nhập. Khiến da sau khi tiêm filler cằm bị cứng, bầm và nhiễm trùng, gây ngứa.
2.5. Tiêm filler cằm bị cứng do chăm sóc sai cách
Quá trình chăm sóc da sau khi tiêm filler cằm cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêm filler cằm bị cứng do bạn không kiêng cữ và chăm sóc da không đúng cách gây nên. Vì thế bạn cần cẩn thận chăm sóc da thật kỹ sau khi tiêm filler cằm, để giúp vết thương màu phục hồi và lành lại.
3. Lưu ý giúp không gặp tình trạng tiêm filler cằm bị cứng
3.1. Lưu ý trước khi tiêm filler cằm
Để chuẩn bị cho một ca tiêm filler cằm thành công, bạn cần lưu ý:
- Xác định rõ nguồn gốc, hạn sử dụng của filler.
- Sử dụng đúng chất tiêm filler được chứng nhận an toàn, được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép lưu hành.
- Không sử dụng filler đã mở hộp hoặc không có tem nhãn bảo vệ.
- Sử dụng đúng loại mũi kim được Bộ Y tế cho phép.
- Chọn bác sĩ có kinh nghiệm và trình độ cao để tiêm filler cằm đúng cách, tạo hình cằm chuẩn xác.
3.2. Lưu ý sau khi tiêm filler cằm
Sau khi tiêm filler cằm, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để tránh làm hỏng dáng cằm:
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích để giữ filler lâu tan.
- Kiêng ăn hải sản, thịt bò, rau muống, đồ nếp… trong 1 – 2 tuần đầu sau tiêm filler.
- Không sinh hoạt trong không gian có nhiệt độ cao như phòng xông hơi.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi vì chúng tốt cho da và đẩy nhanh quá trình hồi phục sau tiêm filler cằm.
- Không massage hoặc tác động mạnh vào vùng vừa tiêm filler để tránh làm lệch chất làm đầy, gây ảnh hưởng tới hình dáng của cằm sau tiêm.
- Không nằm úp mặt xuống gối, chống cằm hoặc tựa cằm để tránh gây tổn thương vùng cằm.
- Uống đủ nước.
- Không đeo khẩu trang quá chật.
- Trong vòng 1 tuần đầu thực hiện, không sờ nắn, ấn tay hoặc va chạm mạnh vào vùng cằm.
Tóm lại để tránh tiêm filler cằm bị cứng, bạn hãy chú ý chỉ thực hiện ở những địa chỉ thẩm mỹ uy tín và chỉ sử dụng loại filler đã được các cơ quan y tế quốc tế chấp thuận. Đồng thời, sau khi tiêm, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tiêm filler bị cứng bao lâu
- tiêm filler cằm bị cũng bao lâu
- cách làm tan filler vón cục
- filler bị vón cục cứng
- tiêm filler cằm bị sưng cũng
- tiêm filler bị vón cục những không đầu
- tiêm filler bị vón cục
- tiêm filler thái dương bị vón cục