Tiêm filler bao lâu thì rửa mặt là một trong những vấn đề khiến nhiều người băn khoăn nhất. Tiêm filler là một phương pháp làm đẹp hiện đại, không xâm lấn và được đánh giá là an toàn, đem lại hiệu quả cải thiện sắc đẹp cao. Tuy nhiên, cách chăm sóc sau khi tiêm filler mới chính là yếu tố quyết định đến kết quả và độ bền của filler.
Mục lục
1. Tiêm filler bao lâu thì rửa mặt
Tiêm filler là phương pháp này ứng dụng chất làm đầy filler có thành phần chính là Axit Hyaluronic để tiêm vào da bằng một loại kim tiêm chuyên biệt. Axit Hyaluronic khi được tiêm vào cơ thể sẽ tồn tại như một chất tự nhiên, không gây kích ứng hay bất kỳ phản ứng đào thải nào từ cơ thể.
Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ thực hiện thoa tê và tiêm filler vào đúng vị trí cần làm đầy. Quá trình này mất khoảng vài chục phút, hình dáng của vị trí vừa tiêm filler sẽ được định hình ngay lập tức.
Tuy nhiên, để duy trì được kết quả này thì điều quan trọng nhất đó chính là cách chăm sóc, trong đó, vấn đề tiêm filler bao lâu thì rửa mặt lại có khá nhiều người quan tâm.
Theo các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thì sau khi tiêm filler bạn hoàn toàn có thể rửa mặt mà không ảnh hưởng gì đến hiệu quả cũng như tính an toàn của tiêm filler.
Song, có một số vấn đề cần lưu ý đó là không rửa mặt bằng sữa rửa mặt, không làm sạch da mặt bằng nước tẩy trang hay dầu tẩy trang mà chỉ sử dụng bông gòn thấm nước muối sinh lý hoặc nước đã đun sôi để nguội để lau nhẹ.
Điều này sẽ giúp cho vị trí tiêm filler không bị các chất hóa học trong mỹ phẩm thấm vào, gây kích ứng và thậm chí có thể làm tan filler, ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp. Hơn nữa, động tác massage, chuyển động tròn trên da khi rửa mặt cũng có thể tác động không tốt đến hình dáng của vị trí vừa tiêm filler.
2. Hướng dẫn cách rửa mặt sau khi tiêm filler
Cách làm sạch da mặt hằng ngày có liên quan mật thiết đến câu hỏi tiêm filler bao lâu thì rửa mặt. Như đã nói, sau khi tiêm filler bạn hoàn toàn có thể rửa mặt, tuy nhiên hãy sử dụng nước mát hoặc nước muối sinh lý để nhẹ nhàng làm sạch da. Không nên sử dụng nước ấm để làm sạch da mặt vì filler có thể sẽ rất nhanh tan.
Cách rửa mặt sau khi tiêm filler cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị nước muối sinh lý và một miếng bông gòn tẩy trang mềm. Thấm dung dịch nước muối sinh lý lên bông gòn rồi tiến hành lau nhẹ nhàng da mặt, nhất là vị trí vừa mới tiêm filler.
Bạn có thể thực hiện lặp lại 2 đến 3 lần để da mặt hoàn toàn được lấy đi hết bụi bẩn, bã nhờn. Tuy nhiên, hãy tuyệt đối tránh thao tác mạnh và hoàn toàn không sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều chất tẩy như dầu tẩy trang, sữa rửa mặt tạo bọt,…
Như vậy, tiêm filler bao lâu thì rửa mặt thì bạn có thể rửa mặt bình thường ngay sau đó. Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như trên để đảm bảo hiệu quả làm đẹp bằng phương pháp tiêm filler được tốt nhất bạn nhé!
3. Cách chăm sóc từng bộ phận sau khi tiêm filler
3.1. Chăm sóc mũi sau khi tiêm filler
Đối với những ai có sống mũi thấp, mũi tẹt thì việc tiêm filler mũi chính là giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất, thay vì phải phẫu thuật gắn sụn như trước đây.
Mặc dù phương pháp này có thời gian lưu giữ không phải vĩnh viễn như phẫu thuật nhưng đó cũng là một sự lựa chọn tốt cho những ai ngại dao kéo và ít nguy cơ gặp phải biến chứng nhiều hơn.
Sau khi tiêm filler mũi, bạn không nên trang điểm trong ít nhất 12 giờ đầu tiên. Không tác động mạnh hay tạo áp lực lên da, đặc biệt là vùng mũi bằng cách hạn chế đeo kính (bạn có thể thay thế bằng kính áp tròng trong thời gian này), massage, nằm úp mặt.
Nếu có hẹn với bác sĩ nha khoa thì hãy tạm hoãn lại trong ít nhất 2 tuần sau tiêm filler, bởi việc mở hàm và các thao tác của bác sĩ có thể vô tình tác động lên mũi, gây tổn thương.
Filler sẽ rất nhanh bị tan khi gặp nhiệt độ cao, vì vậy, hãy hạn chế tắm hơi hay tắm bằng nước quá nóng.
3.2. Chăm sóc môi sau khi tiêm filler
Đối với những ai có đôi môi mỏng, thiếu sự căng bóng, mịn màng hoặc muốn đổi hình dáng môi sang kiểu trái tim quyến rũ thì tiêm filler môi chính là lựa chọn tốt nhất.
Nếu như trước đây, bạn phải trải qua quá trình phẫu thuật để cắt môi, tạo hình đau đớn, mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng và thậm chí là đối mặt với nhiều nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử môi thì tiêm filler có thể hoàn toàn khắc phục được các nhược điểm này.
Sau khi tiêm filler môi, bạn cần giữ gìn thật kỹ lưỡng, không để ánh nắng Mặt Trời chiếu vào, vì tia cực tím có thể khiến môi trở nên thâm, bên cạnh đó, nhiệt độ cao từ ánh nắng sẽ khiến filler bị tan.
Không nên trang điểm và sử dụng son môi màu trong ít nhất 2 tuần đến 1 tháng sau khi tiêm. Bạn có thể thoa thêm son dưỡng không màu có chiết xuất từ tự nhiên để giữ môi luôn mềm mịn.
Nếu bạn có thói quen thường xuyên sờ nắn môi, cắn môi thì hãy bỏ ngay khi tiêm filler nhé!
Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích từ thuốc lá, cà phê trong suốt quá trình chăm sóc môi sau khi tiêm, nếu bỏ hẳn được các thói quen trên thì sẽ tốt nhất cho cơ thể và đôi môi.
3.3. Chăm sóc cằm sau khi tiêm filler
Bên cạnh thắc mắc tiêm filler có được rửa mặt không thì việc chăm sóc sau khi tiêm filler cằm cũng là điều vô cùng quan trọng.
- Tuyệt đối không nên sờ nắn, chống tay hay tác động lực lên cằm sau ít nhất 1 tuần tiêm filler để giữ định hình cằm không bị biến dạng.
- Khi ngủ, cố gắng không nằm úp mặt xuống gối nếu bạn không muốn cằm bị tổn thương sau khi ngủ dậy.
- Hạn chế đi tắm hơi, xông hơi vì nhiệt độ cao có thể khiến filler bị tan.
- Không đi làm răng, khám răng để tránh vùng cằm bị tổn thương, biến dạng.
Có thể thấy, bên cạnh việc tìm kiếm lời giải đáp của câu hỏi tiêm filler bao lâu thì rửa mặt thì việc chăm sóc các bộ phận và kiêng một số thói quen sinh hoạt hằng ngày sau khi tiêm filler cũng quan trọng không kém.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tiêm filler bao lâu thì rửa mặt
- tiêm filler bị cứng bao lâu
- tiêm filler mà bao lâu thì tan
- sau khi tiêm filler má
- tiêm filler cằm bao lâu thì ổn định
- cách làm filler nhanh mềm
- tiêm filler bao lâu thì tiêm lại
- tiêm filler bao lâu thì trang điểm được