Filler dùng để tiêm vòng 3 có thành phần chính là Axit hyaluronic rất an toàn, lành tính và hoàn toàn không gây nguy hại đến sức khỏe. Những nguy cơ, biến chứng gặp phải thường là do khách hàng tiêm phải filler dỏm, bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, chăm sóc không đúng cách sau khi tiêm,… Cùng xem những tác hại tiêm filler mông mà phái đẹp đã gặp phải dưới đây để có cách phòng tránh tốt nhất.
Mục lục
1. Hút gần 1 lít mủ trong cặp mông hoại tử do tiêm filler của người phụ nữ 37 tuổi
Ngày 1.9 vừa có ca phẫu thuật cho bệnh nhân 37 tuổi ngụ tại quận 8 bị hoại tử cả hai mông sau một thời gian tiêm filler.
Theo lời kể từ người bệnh vì khao khát có một vòng 3 đầy đặn, cách đây 6 tháng cô quyết định đến một spa ở TP.HCM để cấy HA Collagen (thực chất là tiêm filler) với giá 80 triệu đồng. Nhưng chỉ 20 ngày sau tiêm, mông cô sưng to, bóng đỏ và bắt đầu chảy mủ.
“Tôi gọi nhờ tới nhà xử lý không thấy, đành trực tiếp đến spa nhưng họ chỉ cho nằm lên bàn mổ nặn mủ ra và bảo từ từ sẽ hết” – bệnh nhân nói với bác sĩ.
Sau đó mông của cô mỗi lúc càng sưng, rỉ dịch mủ liên tục. Cô quyết định mời một bác sĩ đến nhà suốt 2 tháng để hút dịch mủ nhưng tình hình không cải thiện và mới đây quyết định nhập viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu do hoại tử nghiêm trọng 2 bên mông. Bác sĩ cho biết mặc dù đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp hoại tử do tiêm chất làm đầy, nhưng không khỏi hoảng hốt khi tận mắt chứng kiến khối viêm nhiễm bưng mủ (còn gọi là áp xe) đang ăn mòn vòng 3 của bệnh nhân.
Theo đánh giá của bác sĩ Dung, trường hợp này mang khối viêm nhiễm trong suốt 6 tháng, do đó nhiễm trùng rất nặng, vi khuẩn và vi trùng ăn sâu vào từng thớ thịt. Phải mất hơn 3 giờ các bác sĩ mới loại bỏ toàn bộ khối viêm nhiễm với hơn 1 lít dịch mủ, tế bào chết.
Sau phẫu thuật bệnh nhân cần phải đặt thêm băng hút áp lực âm liên tục 1-2 tuần, điều trị kéo dài trong vài tháng mới hy vọng cải thiện tình trạng.
“Chất làm đầy được bơm lan tỏa khắp vùng mông của người bệnh, khi mổ chúng tôi không tưởng tượng nổi bởi nặn ra cả lít mủ. Người bệnh phải chịu đựng trong suốt thời gian dài, rất tội nghiệp” – Bác sĩ nói.
2. Tác hại tiêm filler mông tại nhà của cô gái 26 tuổi
Ngày 11.3 vừa có ca cấp cứu nạo vét khẩn filler mông cho nữ bệnh nhân 26 tuổi ngụ tại Đà Nẵng vì trước đó bệnh nhân tiêm filler vào mông gây biến chứng.
Cũng trong sáng ngày 11.3, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã phối hợp với Công an TP.HCM gặp gỡ trực tiếp bệnh nhân và bác sĩ điều trị để điều tra và làm rõ sự việc nữ bệnh nhân bị hư mông sau khi tự tiêm tại nhà.
Khai báo với cơ quan chức năng, nữ bệnh nhân cho biết mình từng tiêm filler lên mặt, ngực, mông ở nhiều địa điểm khác nhau và tiêm nhiều lần. Nghĩ rằng việc tiêm filler sẽ phải diễn ra nhiều lần và tốn kém nên chị đã quyết định tự mua về một lượng filler trị giá 150 triệu đồng và nhờ cô bạn thân tiêm filler vào mông.
Cô bạn thân này cũng chỉ là tay ngang từng học lỏm cách tiêm chích filler và không có bất kỳ chứng chỉ hành nghề nào, đang hành nghề tại một spa ở Malaysia.
Cách đây 2 tháng, bệnh nhân hoảng hốt khi vùng mông phải bị sưng tấy, căng cứng và tụ thành khối áp xe lớn, đồng thời gây đau nhức. Quá đau đớn với khối áp xe trên mông, chị đã quyết định tự phá hủy khối áp xe và nặn filler ra, nhưng ra toàn dịch mủ hôi thối.
Trên đường vào TP.HCM tìm bệnh viện chữa trị thì bệnh nhân phải nhập vào một BV ở Bình Dương để được sơ cứu khối áp xe đang trào dịch. Sau khi thăm khám, các bác sĩ ở đây đã cho chị tiến hành nạo filler bên mông phải trong suốt 6 ngày để đưa filler ra ngoài.
Nhưng mông bên trái xuất hiện triệu chứng đau nhức liên tục và hình thành một khối áp xe lớn, dù tự rạch để nặn mủ nhưng càng thêm đau.
Kết quả chụp MRI phát hiện filler đã lan rộng khắp vùng mông trái của bệnh nhân, đến tận khu vực xương chậu, khiến cho mông bị sưng phồng, cứng ngắc, nhiều vùng bị vón cục. Ở giữa vùng biến chứng filler có vết thương sâu, liên tục chảy dịch, khiến bệnh nhân đau đớn. Bệnh nhân được chỉ định mổ khẩn nạo vét filler ra.
Ngay khi vừa bóc tách và rạch đường phẫu thuật đầu tiên, filler và dịch mủ đã trào ra nhiều, có màu trắng đục. Filler này len lỏi sâu vào các mô cơ tạo thành cấu trúc tổ ong, khiến vùng mông của bệnh nhân sẽ bị chỗ lồi, chỗ lõm, biến dạng, chỗ bị xuyên thủng… hình thành khối tổ ong bên trong mô mềm.
Thậm chí, filler thẩm thấu và lan rộng tới tận xương chậu của bệnh nhân, gây tắc nghẽn mạch máu nuôi dẫn đến hoại tử mô và nhiễm trùng nặng. Việc tích tụ mô hoại tử trong một thời gian dài sẽ tạo thành mủ dịch, chậm chút nữa sẽ dẫn đến hoại tử toàn bộ mông. Đây cũng là lý do chính bệnh nhân bị đau nhức dữ dội và mông bốc mùi hôi thối.
Quá trình thực hiện bóc tách bác sĩ gặp nhiều khó khăn do cấu trúc áp xe hình tổ ong, phải phá từng vách của tổ ong để có thể nạo sạch filler lẫn trong các mô cơ hoại tử. Sau khi nạo vét, bác sĩ bơm rửa và làm sạch toàn bộ ổ dịch trong mông để tránh nguy cơ vùng mông tiếp tục hoại tử.
Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ thu được hơn 500 ml hỗn hợp vừa filler, máu, mủ và mô hoại hoại tử trong mông bệnh nhân. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được tiếp tục tiêm truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
3. Sang Campuchia nâng cấp vòng 3, cô gái trẻ về nước nhập viện gấp
Ngày 12.4, các bác sĩ vừa tiến hành phẫu thuật cho một trường hợp bị biến chứng thẩm mỹ nặng nề.
Nạn nhân cầu cứu trong tình trạng có áp xe mông 2 bên, nhiễm trùng và sưng tấy nặng nề. Khai thác bệnh sử, cô gái chia sẻ cách đó 10 ngày có đến một thẩm mỹ viện “chui” để tiêm filler (chất làm đầy) vào mông. Tuy nhiên sau tiêm, vùng mông bắt đầu rỉ dịch, biến dạng, khiến bệnh nhân đau đớn nặng nề.
Ngày 9/4, bệnh nhân đến một phòng khám ở quận 7 (TPHCM) siêu âm kiểm tra. Kết quả cho thấy có khối áp xe vùng mông 2 bên, lan rộng ra mặt trước đùi, tăng sinh mạch máu nhẹ xung quanh.
Trước tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ đã nhanh chóng lên lịch mổ khẩn cấp để xử lý áp xe và giải quyết tình trạng nhiễm trùng. Quá trình mổ, bác sĩ lấy được hơn một lít dịch mủ.
“Chất làm đầy tiêm vào mông bệnh nhân không khu trú một chỗ mà len lỏi khắp nơi như da, dưới da, cơ… Sau mổ, bệnh nhân vẫn phải để hở vết thương, theo dõi tiếp tình trạng nhiễm trùng và viêm tấy lan tỏa ra vùng da chung quanh, sau đó mới có hướng xử trí tiếp theo” – Bác sĩ cho biết.
Theo bác sĩ, đây không phải là lần đầu tiên có trường hợp biến chứng nặng sau khi tiêm chất làm đầy (filler) vào các vùng trên cơ thể như mông, mũi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do người dân nghe theo lời quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ không phép hoặc từ những người không có chuyên môn thực hiện tiêm filler.
Bác sĩ cảnh báo người dân có ý định tiêm chất làm đầy để làm đẹp nên đến các cơ sở y tế hợp pháp, có bác sĩ đủ bằng cấp chuyên môn, đã được đào tạo về kỹ thuật này thực hiện. Ngoài ra, mỗi người dân hãy là một khách hàng thông minh. Trước khi thực hiện một phương pháp làm đẹp nào cần phải được bác sĩ tư vấn kỹ về những tỷ lệ biến chứng có thể xảy ra.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tác hại tiêm filler mông
- biến chứng tiêm filler mông
- tiêm filler mông có nguy hiểm không
- tiêm filler mông có tập gym được không
- những lưu ý khi tiêm filler mông
- bằng giá tiêm filler mông
- bảng giá tiêm mông
- tiêm filler mông bao nhiêu cc
- tiêm HA Collagen mông