Câu hỏi sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi mà các bác sĩ thường hay nhận được từ bệnh nhân là nâng mũi uống kháng sinh bao lâu. Câu hỏi này gần như là thắc mắc chung của nhiều người bởi nó sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hồi phục. Để biết rõ hơn về điều này, bạn có thể xem qua nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Sau khi nâng mũi bạn được kê thuốc gì?
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn, thường gây ra những tình trạng như bầm tím, sưng tấy, đau nhức, mũi tiết dịch,… khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. Để có thể khắc phục phục những tình trạng trên và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng mà không để lại biến chứng thì bạn cần phải kết hợp giữa việc uống thuốc và chăm sóc đúng cách.
Các chị em cũng không cần phải lo lắng về việc sau nâng mũi nên uống thuốc gì, bởi vì những loại thuốc cần sử dụng để giúp cơ thể hồi phục tốt nhất sẽ được các bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng chi tiết. Thông thường mỗi tình trạng cơ địa sẽ được kê những toa thuốc khác nhau, nhưng các loại thuốc chủ yếu được sử dụng đó là:
- Nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương
- Băng gạc y tế, bông y tế
- Bông tăm, cồn
- Thuốc kháng sinh Augmentin
- Thuốc mỡ Tetracyclin
- Thuốc chống phù nề Alpha Choay
- Thuốc giảm đau
- Thuốc bôi sẹo
Ngoài ra còn có một số loại thuốc chuyên dụng cho các trường hợp cơ địa đặc biệt khác. Các bạn nên lưu ý mua đúng loại thuốc và liều lượng đã được bác sĩ kê trong đơn để tránh trường hợp sử dụng quá liều hoặc thiếu liều khiến ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình hồi phục của bạn. Đồng thời để có được quá trình hồi phục nhanh nhất thì bạn cần phải kết hợp giữa các phương pháp chăm sóc đúng cách và thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi tình trạng hồi phục.
2. Nâng mũi uống kháng sinh bao lâu?
Các bác sĩ sẽ trực tiếp kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn để tránh tình trạng phù nề, sưng bầm tại nơi phẫu thuật làm cho kết quả sau phẫu thuật thẩm mỹ trở hoàn hảo nhất.
Trong trường hợp bạn có tiền sử dị ứng với một số loại thuốc thì cũng không nên quá lo lắng vì điều này gần như không ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật nâng mũi.
Để trả lời cho câu hỏi nâng mũi uống kháng sinh bao lâu thì bác sĩ Nguyễn Trọng Thành tư vấn như sau:
- Thông thường, sau khi nâng mũi xong thì cần sử dụng thuốc kháng sinh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày theo đơn của bác sĩ.
- Để mũi nhanh chóng hoàn thiện và đẹp nhất thì bạn nên sử dụng liệu lượng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
- Cũng cần lưu ý rằng, chỉ được sử dụng những thuốc theo kê đơn của bác sĩ thẩm mỹ để đảm bảo sức khoẻ cho chính bản thân.
Đồng thời, trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật nâng mũi cần theo dõi những thay đổi của cơ thể. Nếu xuất hiện các vấn đề bất thường sau khi nâng mũi thì cần phải nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ đã thực hiện nâng mũi hoặc những bệnh viện uy tín để kiểm tra và thăm khám.
3. Công dụng của thuốc kháng sinh sau nâng mũi
Tất cả cá loại thuốc trên đều được sử dụng với mục đích giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau khi nâng mũi. Thế nhưng mỗi loại thuốc lại mang đến một công dụng khác nhau, chính vì thế ngoài việc tìm hiểu hiểu sau nâng mũi nên uống thuốc gì thì bạn cần phải hiểu rõ công dụng của các loại thuốc này để có thể sử dụng một cách đúng và an toàn nhất.
3.1. Nước muối sinh lý, bông gạc y tế,…
Đầu tiên chúng ta sẽ nói về nước muối sinh lý, bông băng y tế, gạc y tế và các vật dụng nhỏ khác. Những vậy dụng này được sử dụng chủ yếu cho việc vệ sinh vết thương, giúp bạn sát khuẩn, khử trùng để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nên tình trạng viêm nhiễm, làm cho quá trình hồi phục diễn ra chậm hơn. Ngoài ra băng gạc còn có công dụng băng vết thương, đồng thời cố định dáng mũi sau khi nâng để tránh tình trạng lệch sống mũi xảy ra.
3.2. Thuốc kháng sinh Augmentin
Tuy nhiên, việc vệ sinh và sát khuẩn bằng nước muối sinh lý không thể nào ngăn chặn hoàn toàn việc các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế mà thuốc kháng sinh Augmentin đã được sử dụng.
Thuốc kháng sinh Augmentin là loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị ngắn hạn, với công dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn gây ra. Cụ thể trong trường hợp sau nâng mũi đó là ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Với thành phần chính là amoxicillin có công dụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả và clavulanate hỗ trợ chống lại các vi khuẩn có khả năng đề kháng với amoxicillin. Augmentin sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể để tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm sau khi nâng mũi.
3.3. Thuốc chống phù nề Alpha Choay
Giống như tên gọi, Alpha Choay là sản phẩm thuốc có công dụng chống sưng tấy và phù nề do chấn thương gây ra hoặc sau khi phẫu thuật.
Sau khi nâng mũi các vết thương sẽ gây ra tình trạng sưng tấy, phù nề do các tế bào bị tổn thương khiến bạn cảm thấy khó chịu, đôi khi ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Chính vì vậy Alpha Choay là một loại thuốc phù hợp để giúp bạn hồi phục nhanh chóng.
Ngoài ra Alpha Choay cũng được xem là một loại thuốc chống phù nề, kháng viêm và đánh tan máu bầm rất hiệu quả.
3.4. Thuốc mỡ Tetracyclin
Không chỉ tìm hiểu sau nâng mũi nên uống thuốc gì mà bạn cũng nên biết một vài loại thuốc bôi hoặc sử dụng ngoài da được các bác sĩ kê đơn sử dụng như Tetracyclin.
Thuốc mỡ Tetracyclin cũng là một loại thuốc kháng sinh, có công dụng giúp ngăn ngừa và gây ức chế quá trình xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Thay vì uống, thuốc mỡ Tetracyclin thường được dùng để bôi ngoài da để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài.
3.5. Thuốc giảm đau, thuốc bôi sẹo, thuốc bôi tan máu bầm
Trong quá trình nâng mũi có thể bạn sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu là nhờ có thuốc gây tê. Thế nhưng sau khi thuốc tê đã hết hiệu lực thì chắc chắn rằng những vết thương để lại sau quá trình nâng mũi sẽ gây ra những sự đau nhức và khó chịu cho bạn. Chính vì vậy thuốc giảm đau là một trong những loại thuốc không thể thiếu trong đơn thuốc, giúp bạn có thể sinh hoạt bình thường mà không cảm thấy đau nhức sau nâng mũi.
Đối với các vết thương thường sẽ xuất hiện tình trạng tích tụ máu bầm, vậy nên ngoài việc sử dụng Alpha Choay thì bạn cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng thêm các loại thuốc bôi ngoài da giúp đánh tan máu bầm hiệu quả.
Cuối cùng là thuốc bôi sẹo, những đường phẫu thuật tuy rằng được may bằng chỉ thẩm mỹ rất kỹ càng nhưng vẫn sẽ có khả năng hình thành sẹo, ngoài ra một số phương pháp nâng mũi sử dụng sụn tự thân sẽ gây ra các vết thương tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như sườn, vành tai,… nên bạn cần phải ngăn ngừa việc hình thành sẹo lồi, sẹo xấu ngoài da bằng các sản phẩm thuốc bôi sẹo.
4. Sau khi dùng thuốc kháng sinh bao lâu thì mũi ổn định?
Vậy là bạn đã biết được nâng mũi uống kháng sinh bao lâu và công dụng của từng loại thuốc đó rồi. Tiếp theo sẽ là thời gian hồi phục sau khi sử dụng các loại thuốc trên.
Vì chủ yếu đều là những loại thuốc giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm từ các vết thương hở sau nâng mũi nên bạn chỉ cần sử dụng các loại thuốc này trong thời gian ngắn, tuy nhiên phải sử dụng đúng liều lượng đã được hướng dẫn từ trước.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng cho bạn sử dụng từ 7 – 10 ngày tuỳ vào cơ địa và khả năng hồi phục của mỗi người. Nếu người có cơ địa tốt, quá trình phục hồi nhanh thì có thể bạn chỉ cần uống các loại thuốc này trong vòng 3 – 5 ngày là các vết thương đã lành lại hoàn toàn.
Tuy nhiên nếu đến ngày thứ 5 – 6 mà tình trạng mũi của bạn vẫn còn xuất hiện dấu hiệu sưng tấy hay mưng mủ thì bạn phải đến ngay cơ sở làm đẹp để được các bác sĩ xử lý ngay. Tuyệt đối không được tự động mua các loại thuốc bên ngoài để sử dụng, vì như vậy có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Ngoài ra trong quá trình uống thuốc, nếu cơ thể xảy ra những tình trạng bất thường như dị ứng, khó chịu,… thì phải liên hệ ngay với cơ sở thẩm mỹ và các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
5. Một số cau hỏi liên quan đến nâng mũi
5.1. Nâng mũi xong bị ngứa có được gãi không?
Một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân gặp phải sau khi thực hiện nâng mũi là nâng mũi xong bị ngứa có được gãi không? Rất nhiều người tưởng chừng đây là câu hỏi đơn giản và tự ý xử lý khi không được sự đồng ý của bác sĩ làm ảnh hưởng lớn đến tình trạng mũi sau phẫu thuật.
Dẫn đến việc bị ngứa sau khi nâng mũi có nhiều nguyên nhân tác động như do vết thương sắp lành việc này xảy ra khoảng 7 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật vì đây là giai đoạn vết thương đang dần phục hồi, da non đang mọc lên làm cho vùng phẫu thuật trở nên bị ngứa. Hoặc tình trạng ngứa có thể xảy ra do dị ứng với đồ ăn khi không thực hiện ăn kiêng với một số loại thức ăn như đồ nếp, hải sản, thịt gà, rau muống làm tình trạng sưng tấy, ngứa xảy ra nghiêm trọng hơn là để lại sẹo.
Tại vị trí nâng mũi sau khi phẫu thuật những vết thương còn cần thời gian để lành lại và thường xảy ra những tình trạng như ngứa, sưng đỏ là điều bình thường. Vì vậy, bạn không nên gãi tại vùng phẫu thuật vì dễ làm lệch cấu trúc sụn mũi và nên giữ mũi tại đúng vị trí sau phẫu thuật. Nếu bạn gặp phải các trường hợp làm lệch cấu trúc mũi hay biểu hiện khác lạ thì hãy liên lạc ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn tái khám ngay.
5.2. Nâng mũi sau bao lâu thì được rửa mặt?
Những ngày đầu còn đeo nẹp mũi, bạn nên dùng khăm mềm thấm nước sạch hoặc nước muối sinh lý và lau sạch gương mặt, tránh động chạm đến vùng mũi, giữ vết thương khô ráo.
Sau khi được tháo nẹp, bạn có thể vệ sinh nhẹ nhàng vùng da mũi bằng tăm bông. Tuyệt đối lưu ý là không va chạm mạnh vào vùng mũi và giữ vết thương khô ráo.
Sau khi cắt chỉ, bạn có thể sử dụng sửa rữa mặt cho vệ sinh làn da hằng ngày. Nên nhớ rửa mặt nhẹ nhàng ở vùng mũi cho đến khi mũi ổn định nhé!
5.3. Nâng mũi bao lâu thì đeo kính?
Để tránh ảnh hưởng tới dáng mũi, trong 1 tháng đầu tiên bạn không nên đeo kính. Thay vào đó nên sử dụng kính sát tròng. Sau 1 tháng có thể đeo kính gọng mềm.
5.4. Nâng mũi bao lâu được trang điểm?
Sau khi cắt chỉ mũi bạn có thể trang điểm được. Tuy vậy nhớ tẩy trang thật kĩ vì thành phần hóa chất trong mỹ phẩm có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng. Sau 1 tháng, bạn có thể thoải mái với những phong cách trang điểm khác nhau.
5.5. Viêm xoang có nâng mũi được không?
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng đều có thể nâng mũi được. Vì phẫu thuật mũi chỉ thực hiện ở trên nền xương, không tác động và ảnh hưởng đến các vùng xoang. Tuy nhiên đối với trường hợp mãn tính nên điều trị ổn định trước khi thực hiện nâng mũi.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi uống kháng sinh bao lâu
- thuốc kháng sinh sau nâng mũi
- nâng mũi bao lâu được uống thuốc giảm cân
- đơn thuốc uống sau nâng mũi
- truyền kháng sinh sau khi nâng mũi
- dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi