Nâng mũi tự thân là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm mỗi khi có nhu cầu thẩm mỹ nâng mũi. Với nhiều ưu điểm nổi bật, công nghệ này nhận được sự quan tâm đặc biệt của tín đồ thẩm mỹ.
Mục lục
1. Nâng mũi tự thân là gì?
Tương tự như các công nghệ nâng mũi khác, nâng mũi tự thân hay còn gọi là nâng mũi bằng sụn tự thân mang đến dáng mũi cáo ráo. Một phần đầu mũi sẽ được thu nhỏ, mũi được nâng cao, các khuyết điểm được khắc phục.
Phương pháp nâng mũi tự thân sẽ dùng đến sụn của chính người nâng mũi. Sụn này được gọi là sụn tự thân (sụn vách ngăn mũi, sụn vành tai, sụn sườn, biểu bì mông).
Hiện nay, người ta chia nâng mũi tự thân ra hai dạng:
- Nâng mũi bằng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo
- Nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn.
1.1. Nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn.
Khi nâng mũi bằng sụn tự thân hoàn toàn, bạn không cần đến bất kì vật liệu nhân tạo nào. Bác sĩ sẽ can thiệp để thay đổi dáng mũi phù hợp với cơ địa của bạn.
Nâng mũi hoàn toàn bằng sụn tự thân chỉ diễn ra trong một yêu cầu nhất định, khi bạn có da mũi quá mỏng. Nếu nâng mũi thông thường nhất định sẽ bị bóng đỏ và lộ sóng. Lúc này, giải pháp nâng mũi bằng sụn tự thân hoàn toàn là phù hợp nhất.
Một số người bị dị ứng với chất liệu sụn nhân tạo, có thể chỉ nâng mũi bằng sụn tự thân hoàn toàn.
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn tại các vị trí như vách ngăn mũi, sụn vành tai, sụn sườn hoặc biểu bì mông (tuỳ từng trường hợp). Mỗi loại sụn sẽ có chức năng khác nhau để cải thiện cho tổng thể chiếc mũi.
Ví dụ sụn sườn dùng để dựng lại vách ngăn mũi khi vách ngăn thực quá yếu. Sụn vành tai dùng để bao bọc đầu mũi, với độ cong tự nhiên. Biểu bì mông sẽ dùng để đặt vào sống mũi, nâng mũi cao vừa vặn.
Trong một số trường hợp, sau khi nâng mũi bằng sụn tự thân một thời gian, sụn có thể sẽ bị co lại hơn so với ban đầu. Bác sĩ sẽ tính toán đến tỉ lệ này trước phẫu thuật thẫm mỹ, để giúp bạn có chiếc mũi hài hoà nhất trong thời gian dài hạn.
1.2. Nâng mũi bằng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo
Hiện nay, đây chính là phương pháp nâng mũi phổ biến được nhiều người chọn lựa. Nâng mũi bằng sụn tự thân kết hợp sụn nhân tạo hay còn có tên gọi khác là nâng mũi cấu trúc S Line. Khi nâng mũi bác sĩ sẽ dùng đến 2 loại sụn là sụn tự thân và sụn nhân tạo.
- Sụn tự thân: Lấy từ vách ngăn mũi, sụn vành tai, sụn sườn. Sụn này sẽ dùng để điều chỉnh đầu mũi, dựng lại trụ mũi và bảo vệ đầu mũi khỏi các biến chứng bóng, đỏ lộ sóng.
- Sụn nhân tạo: Là sụn đặc biệt, cấu tạo từ silicon dẻo an toàn với cơ thể. Sụn này có rất nhiều size dáng phù hợp với từng độ cao. Bác sĩ dùng để đặt vào, nâng cao sống mũi.
Phương pháp nâng mũi S Line này có nguồn gốc xuất xứ từ Hàn Quốc. Sau đó, nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, nhiều người ưa chuộng công nghệ làm đẹp này vì nó có khả năng thay đổi tổng diện dáng mũi. Chiếc mũi mới có độ tự nhiên, tồn tại lâu dài và đảm bảo an toàn không biến chứng, nếu thẩm mỹ đúng cách.
2. Ưu điểm của nâng mũi tự thân
Trước đây, nâng mũi được thực hiện đơn giản với kỹ thuật sử dụng sụn nhân tạo được đẽo từ một khối silicon lớn với mục đích nâng cao sống mũi. Do sụn nhân tạo gồ ghề mà đầu mũi lại không được bảo vệ, một thời gian sau khi nâng, sụn nhân tạo sẽ bào mòn vùng da mũi gây ra tình trạng bóng đỏ, lộ sóng, thủng da đầu mũi,…
Để khắc phục những hạn chế trên, một phương pháp nâng mũi mới xuất hiện, đó là nâng mũi bằng sụn tự thân. Với phương pháp nâng mũi tự thân này, ngoài sử dụng chất liệu sụn nhân tạo thì bác sĩ sẽ sử dụng sụn tự thân để bao bọc đầu mũi. Nhờ đó, mang đến những ưu điểm vượt trội sau:
- Dáng mũi mềm mại, đẹp tự nhiên như mũi thật.
- Nhờ lớp sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể nên không gây dị ứng hay hiện tượng đào thải.
- Sau khi đặt vào đầu mũi, sụn tự thân sẽ bám lấy các bộ phận bên trong mũi tạo thành liên kết bền vững. Nhờ đó, không bị bào mòn theo thời gian, ngăn chặn hiện tượng bóng đỏ, lộ sóng,…cho mũi, giúp duy trì dáng mũi bền đẹp mãi theo thời gian.
- Áp dụng được cho nhiều trường hợp mũi, đặc biệt là mũi khó, mũi hỏng, hay mũi bị biến dạng do tai nạn.
- Khắc phục được tất cả khuyết điểm về mũi, tạo dáng mũi cao, hài hòa với các đường nét trên gương mặt người thực hiện.
3. Nhược điểm của nâng mũi tự thân
Dù mang nhiều ưu điểm nhưng nâng mũi tự thân cũng có một số hạn chế sau đây:
- Vì sử dụng sụn tự thân nên bác sĩ sẽ phải tiến hành chiết tách sụn từ cơ thể người thực hiện, sau đó mới đo vẽ tạo dáng mũi và cuối cùng là thực hiện phẫu thuật. Chính vì thế mà phương pháp này sẽ mất khá nhiều thời gian hơn phương pháp nâng mũi trước đây.
- Khi thực hiện nâng mũi bằng sụn tự thân, ngoài vết mổ ở vùng mũi thì còn phải thực hiện đường mổ ở vị trí lấy sụn tự thân. Thay vì thông thường bạn chỉ chăm sóc mỗi vết mổ ở mũi thì nay phải chăm sóc thêm vết mổ ở vị trí lấy sụn.
- Kỹ thuật lấy sụn khá phức tạp, chính vì thế chỉ có thể đảm bảo an toàn và không để lại sẹo vị trí lấy khi được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, tay nghề cao. Do đó, khi có ý định nâng mũi sụn tự thân, bạn phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng và lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, chất lượng có bác sĩ danh tiếng.
So với ưu điểm thì nhược điểm của phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân không có hề hấn gì. Chỉ cần một chút cố gắng và sự cẩn thân thì bạn sẽ sở hữu dáng mũi vạn người mê, đẹp vĩnh viễn theo thời gian.
4. Một số cau hỏi liên quan đến nâng mũi tự thân
4.1. Có những loại sụn tự thân nào?
Trong phẫu thuật nâng mũi, các bác sĩ sẽ ứng dụng các loại sụn tự thân khác nhau để can thiệp dáng mũi cho phù hợp. Thông thường, có những loại sụn được lựa chọn như:
- Sụn vách ngăn: Đây là loại sụn tồn tại ở giữa vách ngăn của mũi. Vì là một bộ phận của mũi nên loại sụn này được ứng dụng sẽ có độ tương thích cao với cơ thể. Ưu điểm của loại sụn này là mềm mại, dễ tạo hình.
- Sụn vành tai: Đây là loại phổ biến để nâng mũi bằng sụn tự thân, được ứng dụng rộng rãi trong thẩm mỹ. Sụn vành tai có tính chất mềm, được sử dụng để bao bọc phần đầu mũi, ngăn ngừa những biến chứng xấu xuất hiện.
- Sụn sườn: Một loại sụn mới được sử dụng để nâng cao phần sóng mũi với những trường hợp mũi tái phẫu thuật, người không có đủ sụn vách ngăn. Sụn sườn có tính chất cứng, dựng sóng mũi với tính an toàn cao.
Mỗi loại sụn tự thân sẽ có ưu điểm riêng. Do đó, bác sĩ cần nắm rõ để ứng dụng phù hợp trong từng khuyết điểm, đảm bảo hiệu quả bền vững cho dáng mũi được can thiệp.
4.2. Nâng mũi bằng sụn tự thân có tốt không?
Kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tự thân mang đến tính an toàn cao. Hiện nay, phương pháp này được thực hiện bằng kỹ thuật S line. Theo đó, những khuyết điểm về dáng mũi sẽ cải thiện toàn diện, mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Chiếc mũi đẹp tự nhiên: Dáng mũi sau thẩm mỹ có hình chữ S. Khi nhìn chính diện phần mũi cấu tạo giống hình chữ A với đầu mũi nhỏ, lỗ mũi hình hạt chanh ấn tượng.
- Nói không với biến chứng xấu: Việc sử dụng sụn tự thân hoàn toàn để nâng cao sóng mũi và bao bọc đầu mũi mang đến tính an toàn cao. Sụn tồn tại bền vững trong cơ thể, không đào thải, không gây kích ứng.
- Tồn tại bền vững theo thời gian: Khách hàng chọn nâng mũi bằng sụn tự thân vì có được vẻ đẹp lâu dài. Bởi lẽ, kỹ thuật nâng mũi được ứng dụng bằng phương pháp S line, phần sụn can thiệp ổn định nhanh, có thời gian tồn tại trọn đời.
4.3. Nâng mũi tự thân giá bao nhiêu?
Nâng mũi tự thân giá bao nhiêu là thắc mắc nhiều người khi có ý định làm đẹp. Hiện nay, hầu hết các đơn vị thẩm mỹ đều công khai bảng giá chi phí làm đẹp cho khách hàng. Theo đó, mức giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Trình độ tay nghề của bác sĩ
- Mức độ uy tín, danh tiếng của bệnh viện
- Mức độ khiếm khuyết dáng mũi của bạn
- Khả năng cải thiện sau khi phẫu thuật
Hy vọng bài chia sẽ của bác sĩ Nguyễn Trọng Thành sẽ hỗ trợ khách hàng có được câu trả lời đúng đắn cho thắc mắc nâng mũi tự thân là gì và có nên nâng mũi bằng sụn tự thân không.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Nâng Mũi Sụn Tự Thân
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi sụn tự thân có vĩnh viễn không
- nâng mũi bằng sụn tự thân giá bao nhiêu
- nâng mũi sụn tự thân là gì
- nâng mũi cấu trúc là gì
- nâng mũi tự nhiên
- tác hại của nâng mũi bằng sụn tai
- hậu quả của nâng mũi khi về già
- nhược điểm của nâng mũi
- nâng mũi tự thân