Phương pháp nâng mũi sụn sườn từ sụn tự thân giúp khắc phục mọi khuyết điểm như mũi vẹo, thấp, mất cân đối. Phương pháp nâng mũi sụn sườn còn tương thích phù hợp với cơ thể, khắc phục được cơ chế đào thải, dị ứng với chất liệu không phải của cơ thể, từ đó sẽ giúp phẫu thuật sửa mũi, nâng mũi bằng sụn sườn tự thân cho kết quả đẹp tự nhiên, an toàn tuyệt đối không gây biến chứng.
Mục lục
1. Nâng mũi sụn sườn là gì?
Nâng mũi sụn sườn là giải pháp nâng mũi được xem là tối ưu hiện nay. Vậy phương pháp nâng mũi sụn sườn này lấy sụn ở đâu, có đau không?
Nâng mũi sụn sườn sử dụng phần sụn từ vùng xương sườn của cơ thể làm chất liệu nâng mũi. Đây là phần sụn mềm, có độ cong tự nhiên nên dễ dàng chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi: sống mũi, đầu mũi, trụ mũi cho kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên. Đây cũng chính là ưu điểm giúp nâng mũi sụn sườn đạt được độ bền cực kì cao, có thể duy trì đến vĩnh viễn.
Sụn sườn tự thân là chất liệu được sử dụng chủ yếu và có tác dụng nâng mũi cho hiệu quả tối đa. Đặc biệt với những người có những khuyết điểm đặc biệt như đã từng thẩm mỹ mũi nhưng bị hỏng, da đầu mũi mỏng, phần trụ mũi bị vẹo thì kỹ thuật nâng mũi sụn sườn là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn.
2. Ưu điểm của nâng mũi sụn sườn
Khách hàng sẽ không phải lo lắng về tính thích ứng chất liệu nâng với cơ thể người đối với các công nghệ phẫu thuật mũi bằng sụn nhân tạo khi lựa chọn nâng mũi sụn sườn.
2.1. Có độ tương thích caon với cơ thể
Sụn nâng mũi là sụn tự thân nên khả năng tương thích khi tồn tại lâu dài trong vùng mũi là rất cao, độ thích ứng có thể lên tới 99%. Chính vì vậy, nguy cơ dị ứng chất liệu nâng sụn nhân tạo là không xảy ra.
Hơn nữa, khi tồn tại lâu dài trong cơ thể, phần sụn dần dần hòa hợp, đồng nhất với mô da và xương, sụn mũi. Do đó, sau khi cấy ghép thời gian dài, khách hàng không lo gặp biến chứng lệch, vẹo, đào thải sụn.
2.2. Không lõ sóng, không bóng gây bóng đỏ đầu mũi
Theo chuyên gia, nguyên nhân bóng đỏ đầu mũi, lộ hay tụt sóng sau khi nâng một thời gian là do chỉnh hình mũi quá cao, đầu da mỏng hoặc chất liệu sụn nhân tạo quá cứng, cơ thể không hòa hợp đào thải ra ngoài. Như vậy, giải pháp cho tình trạng này chính là nâng mũi sụn sườn 100%.
Cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp nâng mũi sụn sườn 100% được nhận xét là giải pháp tối ưu nhất cho các tình trạng mũi hỏng, biến chứng lộ sóng, đỏ đầu mũi do dị ứng chất liệu sụn nhân tạo gây ra.
2.3. Dáng mũi đẹp tự nhiên, không để lại sẹo
Theo thời gian, dáng mũi được nâng cao đẹp tự nhiên như “mũi thật” bởi quá trình đồng nhất giữa sụn cấy ghép vào với mô xương vùng mũi.
Kĩ thuật thẩm mỹ mũi sụn sườn 100% theo công nghệ Hàn Quốc tiên tiến đảm bảo không lộ dấu vết thẩm mỹ sau phẫu thuật. Đường mổ nằm ẩn khuất phía trong mũi nên lo lắng về sẹo sau nâng của khách hàng được giải tỏa.
3. Đối tượng nâng mũi sụn sườn
Trên thực tế không phải ai cũng phù hợp với phương pháp nâng mũi sụn sườn. Theo đó với từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có những tư vấn phù hợp nhất. Đối tượng áp dụng nâng mũi sụn sườn bao gồm:
- Người sở hữu mũi lệch vẹo, hoặc bị bóng đỏ đầu mũi do đã từng trải qua nhiều lần phẫu thuật.
- Người có mũi hỏng do tai nạn khiến mũi bị biến dạng, phá vỡ cấu trúc mũi.
- Mũi hỏng do phẫu thuật bị tụt sụn mũi, co rút, da đầu mũi mỏng…
- Mũi bị dị ứng chất liệu sụn nhân tạo
4. Kỹ thuật nâng mũi sụn sườn
Phẫu thuật mũi bằng sụn sườn tự thân sẽ được tiến hành qua những bước sau:
- Bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi lấy sụn ở phần xương sườn bằng một đường rạch nhỏ (khoảng 1 – 1,5cm nhỏ hơn so với những thẩm mỹ viện khác) tại ngay phía dưới bầu ngực để đảm bảo được tính thẩm mỹ, không lộ sẹo sau này.
- Sau khi tách được phần sụn sườn, bác sĩ tiếp tục cắt gọt, chỉnh hình phần sụn tự thân theo tỉ lệ chuẩn để tiến hành kỹ thuật nâng mũi cho khách hàng.
- Tiếp sau đó bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ qua trụ mũi để đặt sụn vào trong phần mũi. Bác sĩ sẽ căn chỉnh chính xác sụn cho thích hợp cũng như hài hòa với khuôn mặt và cuối cùng đóng vết khâu bằng chỉ thẩm mỹ.
5. Quy trình nâng mũi sụn sườn
Quy trình nâng mũi sụn sườn được thực hiện theo đúng quy chuẩn của Bộ Y Tế với các bước bài bản, cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám, tư vấn
Bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và tư vấn cho khách hàng phương pháp nâng mũi phù hợp nhất.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe
Khách hàng được thăm khám sức khỏe tổng quát: Thử máu, thử phản ứng thuốc,… sẽ đủ điều kiện sức khỏe mới tiến hành phẫu thuật nâng mũi.
Bước 3: Đo vẽ tỉ lệ mũi
Bác sĩ đo vẽ dáng mũi, xác định tỉ lệ chính xác
Bước 4: Sát khuẩn, gây mê
Để đảm bảo khách hàng có những trải nghiệm dễ chịu, không cảm thấy đau bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật gây mê, gây tê.
Bước 5: Tiến hành phẫu thuật nâng mũi
Bác sĩ thực hiện lấy sụn sườn, sau đó cắt gọt sụn sườn với tỉ lệ sao cho phù hợp nhất với dáng mũi. Sau đó cắt rạch và đưa sụn vào khoang mũi, đồng thời nắn chỉnh tạo dáng mũi mới cao đẹp, tự nhiên. Cuối cùng, bác sĩ đóng vết mổ bằng chỉ khâu thẩm mỹ.
Bước 6: Chăm sóc hậu phẫu
6. Biến chứng có thể gặp khi nâng mũi sụn sườn
6.1. Hoại tử mũi
Trong nâng mũi sụn sườn, nhiều khi chiều theo ý muốn của khách hàng, bác sĩ phẫu thuật có thể kết hợp sụn nhân tạo cùng với sụn sườn tự thân nhằm mang lại hiệu quả tạo hình cao nhất. Điều đáng lưu tâm nhất là sụn nhân tạo được người thực hiện kết hợp vào để nâng mũi.
Nếu được làm từ chất liệu nhân tạo đảm bảo thì không sao nhưng nhiều nơi vì lợi nhuận cao có thể dùng silicon không đủ tiêu chuẩn. Điều này có thể dẫn đến hoại tử mũi, lan rộng ra cả những vùng xung quanh. Đây là biến chứng nâng mũi sụn sườn bất cứ ai cũng cần nắm rõ trước khi thực hiện.
6.2. Mũi lung lay, cong vẹo sau khi nâng
Nâng mũi sụn sườn hay bất cứ phương pháp nâng mũi nào, khi tìm đến, bạn đều mong muốn có được chiếc mũi cao thẳng như ý. Mặc dù vậy, không đảm bảo các yếu tố trong kỹ thuật nâng mũi, bạn vẫn có nguy cơ bị cong vẹo, lung lay sống mũi như thường.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Thành nhận định, một biến chứng nữa cũng hay gặp khi nâng mũi là lệch, cong, quá dài, quá ngắn… có thể sửa lại, tốt nhất là sửa sau 3-6 tháng.
6.3. Dễ bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể xuất hiện sớm sau mổ vài ngày hoặc muộn sau vài tuần đến vài tháng, thường biểu hiện bằng sưng đỏ khu trú, bùng nhùng, chảy dịch… dù cho bạn nâng mũi theo cách nào chứ không chỉ là nâng mũi sụn sườn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể xử lý sớm bằng kháng sinh mạnh hoặc tháo chất liệu nâng mũi để cứu lấy sức khỏe của khách hàng trước tiên.
6.4. Thủng đầu mũi
Thủng đầu mũi là một biến chứng xảy ra khi sụn sườn nâng mũi đưa vào khoang mũi quá dài so với sống mũi. Điều này sẽ khiến cho đầu mũi của bạn căng lên và dẫn đến tình trạng bị thủng. Biến chứng này không những khiến cho bạn bị chảy máu, phải chịu đựng cảnh đau nhức mà còn rất dễ dẫn tới hoại tử mũi.
Giới chuyên gia nhận định, đây là biến chứng khá nặng nề làm thay đổi hình dáng mũi ngay cả khi tháo chất liệu, cũng xảy ra không ít với các đối tượng thực hiện phẫu thuật mà không được đào tạo bài bản hoặc theo dõi không sát, xử lý biến chứng không kịp thời sau mổ.
7. Chăm sóc sau khi nâng mũi sụn sườn
Sau phẫu thuật nâng mũi sụn sườn, khách hàng được đưa về chăm sóc tại phòng hậu phẫu. Bác sĩ sẽ dán băng nẹp để ổn định sống mũi, sau đó căn dặn chế độ chăm sóc mũi tại nhà như sau:
- Trong 1 – 3 ngày đầu tiên mũi có thể bị sưng nhẹ, lúc này bạn có thể chườm mát để giảm sưng.
- Thường xuyên vệ sinh vết thương vùng mũi bằng nước muối sinh lý để tránh viêm nhiễm.
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Kiêng ăn các thực phẩm gây sẹo, sưng ngứa thời gian đầu sau phẫu thuật nâng mũi như: Rau muống, thịt bò, gà, hải sản, trứng… các loại đồ uống có cồn…
- Tăng cường ăn các nhóm thực phẩm: Rau xanh, hoa quả, thịt lợn nạc… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tái khám cắt chỉ theo đúng lịch hẹn
8. Những câu hỏi liên quan đến nâng mũi sụn sườn
Tìm hiểu một số câu hỏi, thông tin về phẫu thuật nâng mũi sụn sườn sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về phương pháp chỉnh sửa mũi bằng chất liệu sụn tự thân.
8.1. Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không?
Thời gian giữ lâu hơn so với các phương pháp chỉnh sửa nâng mũi khác, có thể dài hơn trong nhiều năm. Đối với những khách có cơ địa tốt, chăm sóc mũi tốt sẽ giữ được dáng mũi vĩnh viễn.
Lưu ý: Để giữ được dáng mũi lâu dài, vĩnh viễn thì khách hàng nên có chế độ chăm sóc tốt, thời gian thăm khám đúng định kì theo chỉ định của bác sĩ để cho kết quả tốt nhất.
8.2. Có nên nâng mũi bằng sụn sườn tự thân
Có rất nhiều người thường ít áp dụng phương pháp nâng mũi sụn sườn vì chi phí đắt so với các phương pháp nâng mũi khác. Những trường họp nên sử dụng phương pháp sửa mũi sụn sườn như là:
- Mũi phẫu thuật hỏng nhiều lần, để lại những biến chứng như mũi lệch vẹo, bóng đỏ.
- Mũi bị tai nạn làm biến dạng hoặc mất cấu trúc của mũi.
- Vùng mũi hỏng do tụt sụn, lộ sụn, co rút.
Đối với những khách hàng đang gặp tình trạng mũi như trên thì nên sử dụng phương pháp nâng mũi sụn sườn sẽ giúp khắc phục ngay tình trạng mũi của mình.
8.3. Yếu tố nào ảnh hưởng kết quả nâng mũi sụn sườn
Nâng mũi sụn sườn là một trong những phương pháp nâng mũi hiện đại hiện nay. Tuy nhiên, để biết được nâng mũi sụn sườn có lâu dài không cần phải xem xét các yếu tố dưới đây.
8.3.1. Chất lượng sụn nâng mũi
Để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cũng như độ bền của ca phẫu thuật nâng mũi thì chất lượng sụn mũi rất quan trọng.
Sụn sườn là phần sụn tồn tại ở các thanh xương sườn có tác dụng trong hoạt động co giãn vách cửa lồng ngực. Mỗi người bình thường có khoảng 20 chiếc sụn sườn được sắp xếp thành các cặp. Phần sụn lấy để nâng mũi thường bóc tách từ các thành xương sườn cụt 6,7,8.
Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ đo vẽ, đánh giá và xác định chính xác: vị trí lấy, chiều dài sụn,… với lượng phù hợp nhất.
Sụn sườn sau khi được lấy ra khỏi cơ thể cần được tạo hình nhanh chóng, không nên để ngoài môi trường quá lâu ảnh hưởng đến chất lượng sụn.
Nâng mũi bằng sụn sườn cũng chỉ nên áp dụng ở những người còn trẻ tuổi là tốt nhất. Bởi xương của người lớn tuổi thường bị canxi hóa và sẽ mất thời gian hồi phục và ổn định hơn người trẻ.
8.3.2. Tay nghề bác sĩ thực hiện
Bác sĩ thực hiện giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nâng mũi sụn sườn yêu cầu kỹ thuật rất cao ở cả hai quá trình:
- Quá trình lấy sụn sườn nâng mũi
- Quá trình ghép sụn sườn lên mũi
Trong quá trình lấy sụn bác sĩ sẽ phải thực hiện theo đúng vị trí và kích thước đã đo vẽ trước. Kỹ thuật lấy sụn cần khéo léo để không gây xâm lấn hay tác động đến các bộ phận khác xung quanh. Bác sĩ thực hiện phải là người có con mắt tinh tế, chuẩn xác lấy phần sụn ra.
Sau khi lấy sụn ra bác sĩ cần cắt gọn và tiến hành ghép sụn nâng mũi như bình thường.
Từ thực tế cho thấy, nâng mũi sụn sườn là một chỉnh hình mũi khó. Chỉ cần làm sai quy trình, thì mức độ ảnh hưởng của nó rất lớn. Lịch sử thẩm mỹ đã từng thấy nhiều ca chỉnh hình mũi do bác sĩ không có tay nghề thực hiện sau quy trình. Điều này đã khiến nhiều khách hàng gặp phải những rủi ro không đáng có.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả lâu dài của ca nâng mũi sụn sườn, khách hàng chỉ nên thực hiện ở những nơi có bác sĩ tay nghề giỏi và trang thiết bị hiện đại. Bạn có thể tham khảo địa chỉ nâng mũi sụn sườn uy tín chất lượng.
8.3.3. Chăm sóc sau phẫu thuật
Nếu như yếu tố tay nghề của bác sĩ, công nghệ sử dụng quyết định tới 70% hiệu quả thẩm mỹ mũi thì 30% còn lại thuộc về cách chăm sóc mũi sau phẫu thuật của chính khách hàng.
Việc chăm sóc mũi tại nhà có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hồi phục vết thương. Nếu bạn chăm sóc mũi tuân thủ theo đúng chỉ dẫn chỉ dẫn của bác sĩ thì vết thương sẽ nhanh chóng hồi phục và sớm ổn định dáng mũi. Ngược lại nếu bạn không có cách chăm sóc tốt, không kiêng ăn các thức ăn gây sưng đau, viêm nhiễm, để lại sẹo… Hoặc vệ sinh vết thương không sạch sẽ, tác động mạnh vào vùng mũi sẽ khiến mũi bị vẹo lệch dáng.
8.3.4. Cơ địa của từng người
Cơ địa mỗi người khác nhau sẽ cho kết quả thẩm mỹ khác nhau. Nhiều trường hợp khách hàng cơ địa “lành” kết hợp với chăm sóc tốt có thể đem lại hiệu quả được duy trì lâu dài.
8.4. Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không?
Nâng mũi sụn sườn cải tiến hơn các phương pháp cũ về việc sử dụng chất liệu độn. Chất liệu độn là một phần hoặc toàn bộ sụn sườn an toàn và có độ tương thích cao với cơ thể. Sau khi thực hiện, kết quả dáng mũi lên thanh tú và cân đối tự nhiên.
Đặc biệt quá trình nâng mũi diễn ra an toàn và đảm bảo tiêu chuẩn thẩm mỹ. Từ đó mũi không chỉ có dáng đẹp tự nhiên mà còn ngăn chặn được những nguy cơ có thể xảy ra: Kích ứng với chất liệu độn nhân tạo, mẩn đỏ, viêm nhiễm,…
Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không? – Nếu như bạn thuộc đối tượng phù hợp để nâng mũi sụn sườn thì bạn nên thực hiện phương pháp này. Những ưu điểm vượt trội về khả năng thích ứng và tạo hình của sụn sườn sẽ giúp bạn có ngay dáng mũi đẹp chuẩn tỉ lệ vàng. Thời gian duy trì kết quả dáng mũi cao, đẹp sau thẩm mỹ mũi bằng sụn sườn lâu dài trong nhiều năm.
8.5. Nâng mũi sụn sườn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Trong cơ thể mỗi người có 20 chiếc sụn sườn xếp thành cặp ở các thanh xương sườn với vai trò co giãn vách cửa lồng ngực. Trong đó lớp sụn tại vị trí thanh xương số 6,7,8 đóng vai trò thứ yếu, lại có độ mềm và cong nên thường được bóc tách để làm chất liệu nâng mũi.
Theo các chuyên gia, việc bóc tách này không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới những bộ phận khác. Chưa kể trước khi phẫu thuật lấy sụn, bác sĩ sẽ kiểm tra, rà soát và xác định chính xác vị trí thanh xương sườn và chiều dài sụn cần lấy. Do đó chức năng của lồng ngực và xương sườn được bảo toàn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Nâng Mũi Sụn Tự Thân
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không
- Review nâng mũi sụn sườn
- Biến chứng nâng mũi sụn sườn
- Kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn
- Giá nâng mũi sụn sườn
- Nâng mũi sụn sườn có đau không
- Nâng mũi sụn sườn Kangnam
- Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không