Có người nâng mũi chỉ khoảng 7 ngày hết sưng, nhưng lại có trường hợp nâng mũi sau 3 tháng bị sưng?. Nguyên nhân và cách xử lý ra sao, hãy cùng bác sĩ Nguyễn Trọng Thành tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục
1. Vì sao nâng mũi bị sưng
Phẫu thuật nâng mũi thông qua sự can thiệp của dao kéo để làm dáng mũi thon gọn, cao đẹp hơn. Chính vì thế, sau khi nâng mũi xuất hiện tình trạng sưng phù đi kèm với đau nhức nhẹ thường xảy ra. Nhưng thông thường, đầu mũi bị sưng đau sẽ suy giảm và hết sau một thời gian khoảng từ 1 – 2 tuần.
Trong thời gian này, bạn có thể chườm lạnh trong 2 – 3 ngày đầu và chườm ấm từ ngày thứ 4 sau nâng mũi để giảm sưng, bầm, đau nhanh hơn
Nếu bạn gặp phải tình trạng đầu mũi bị sưng lâu không hết, có thể do các nguyên nhân dưới đây:
1.1. Do kỹ thuật nâng mũi
Có nhiều kỹ thuật nâng mũi khác nhau, mỗi kỹ thuật lại phù hợp để khắc phục những khuyết điểm về dáng mũi khác nhau. Nếu bạn thực hiện kỹ thuật nâng mũi quá phức tạp thì thời gian sưng đau cũng kéo dài hơn, mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
1.2. Do cơ địa từng người
Yếu tố cơ địa ảnh hưởng tương đối nhiều đến tốc độ phục hồi của các vết thương hở. Những người có cơ địa lành sau phẫu thuật, té ngã hay bất kì tác động nào tạo ra vết thương hở trên cơ thể, thường khỏi nhanh hơn.
Ngược lại, một số người có cơ địa dữ, khi có vết thương hở sẽ lâu hồi phục hơn, thậm chí còn không liền được mà mưng mủ vết thương.
1.3. Nâng mũi bị nhiễm trùng
Sau khi nâng mũi, đầu mũi bị sưng đau dai dẳng, càng lúc càng nặng hơn, thâm tím hơn đi kèm với hiện tượng mũi bị tiết dịch nhiều, sống mũi có hiện tượng lệch so với vị trí ban đầu,…hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay vì đó là các dấu hiệu bị nhiễm trùng mũi sau nâng.
1.4. Cách chăm sóc không đúng cách
Chăm sóc hậu phẫu là việc làm phải được chú trọng vì vùng vết thương sau nâng mũi rất nhạy cảm nên phải thật sự chu đáo để chăm sóc và bảo vệ khu vực này. Nếu bạn chủ quan lơ là việc chăm sóc, chiếc mũi có thể gặp các biến chứng khác nhau, trong đó có tình trạng đầu mũi bị sưng.
1.5. Hoạt động mạnh ảnh hưởng đến nâng mũi
Sau nâng mũi, bạn cần nghỉ ngơi nhiều, chỉ nên vận động nhẹ nhàng, nhưng nếu vận động quá mạnh hoặc thường xuyên va chạm lên đầu mũi có thể khiến đầu mũi bị sưng nghiêm trọng và lâu thuyên giảm hơn.
Sau nâng mũi đầu mũi bị sưng to, phù nề, bầm nhẹ không phải hiện tượng xa lạ. Nhưng nếu tình trạng này không có chiều hướng thuyên giảm, hoặc nghiêm trọng hơn, bạn cần tái khám sớm nhất để kịp thời phát hiện nguyên nhân để điều trị, tránh để tình trạng trầm trọng hơn.
2. Nâng mũi bao lâu thì hết sưng
Tình trạng sưng bầm hết nhanh hay muộn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm:
2.1. Tay nghề bác sĩ phẫu thuật
Nâng mũi với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ bảo đảm thành công, quá trình thực hiện nâng mũi chính xác, không xâm lấn những khu vực lận cận, không phát sinh biến chứng do đó tình trạng sưng bầm sau nâng mũi cũng đỡ hơn, nhờ đó mà giảm sưng nhanh hơn.
2.2. Cơ địa từng người
Cơ địa có ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hồi phục sau nâng mũi nên cũng tác động lên tốc độ giảm sưng của vết thương. Những người có cơ địa lành sẽ ít sưng và hết sưng nhanh, còn những người có cơ địa dữ sẽ sưng lâu và hết sưng chậm hơn.
2.3. Chăm sóc đúng cách
Sau phẫu thuật nâng mũi, giai đoạn chăm sóc và ăn uống kiêng khem cực kỳ quan trọng. Chăm sóc chu đáo và ăn uống hợp lý sẽ giúp dáng mũi nhanh ổn định, “vào form”, giảm sưng và hạn chế những biến chứng hậu phẫu phát sinh.
Nếu không có bất kì tai nạn hay vấn đề nào xảy ra với chiếc mũi sau khi nâng, cùng với biết cách chăm sóc và ăn uống kiêng khem hợp lý, thì thông thường tình trạng sưng bầm sau nâng mũi sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 tuần, và sẽ hoàn toàn hết hẳn sau 1 tháng.
3. Cách giảm sưng sau khi nâng mũi
Tham khảo ngay 6 cách giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả dưới đây:
3.1. Bác sĩ đặt ống dẫn lưu
Tuy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định đặt ống dẫn lưu hay không. Phương pháp đặt ống dẫn lưu này dành cho những người máu bị loãng hay dễ bị tụ dịch sau nâng mũi, ống dẫn lưu sẽ giúp dịch mũi dễ dàng thoát ra ngoài, hạn chế sưng bầm sau nâng.
3.2. Chườm ấm & chườm lạnh giảm sưng đau
Chườm lạnh trong 3 ngày đầu và chườm ấm từ ngày thứ 4 trở đi sau nâng mũi là cách giảm sưng sau nâng mũi dễ dàng và hiệu quả.
Chỉ cần chuẩn bị dụng cụ chườm phù hợp, tốt nhất nên sử dụng túi chườm. Chú ý không để nhiệt độ quá lạnh và quá nóng khi chườm. Chườm lạnh làm các mạch máu co lại nên giúp giảm đau, giảm sưng. Trong khi đó chườm nóng giúp đánh tan các vết bầm tím xung quanh mũi.
3.3. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ
Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, giảm sưng đi kèm với chỉ định về liều lượng sử dụng. Hãy nghiêm túc thực hiện, tình trạng sưng bầm sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Nếu phải sử dụng thêm bất kì loại thuốc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
3.4. Hãy uống nhiều nước lọc
Uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp thanh lọc các chất cặn bã độc tố trong cơ thể. Nhờ đó mà tình trạng sưng bầm cũng mau chóng giảm bớt và nhanh hết hơn.
3.5. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin & kiêng thực phẩm có hại
Ăn nhiều trái cây tươi, rau củ xanh giúp bổ sung nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, C, E là những loại vitamin cực kỳ cần thiết cho quá trình phục hồi, đề kháng của vết thương. Chính vì thế cũng là một cách giảm sưng sau nâng mũi cực kỳ tốt.
Bên cạnh bổ sung những dưỡng chất cần thiết thì cũn nên kiêng khem những thực phẩm – đồ uống không có lợi như thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản, đồ nếp, thức ăn lên men đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào, thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, các chất kích thích.
3.6. Vận động nhẹ nhàng hợp lý
Vận động mạnh, tập nặng sau nâng mũi sẽ khiến tình trạng sưng tồi tệ hơn nhưng nếu biết vận động đúng cách, nhẹ nhàng, điều độ lại là một cách giảm sưng sau nâng mũi bạn nên áp dụng. Không chỉ giúp giảm sưng nhanh, mà còn giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn.
4. Một số câu hỏi về tình trạng sung mũi sau phẫu thuật
4.1. Phẫu thuật mũi bị sưng, chảy mủ có sao không?
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau:
- Xuất hiện cảm giác đau nhẹ
- Phù nề, sưng tấy khu vực quanh mũi – mắt, thở bằng mũi khó khăn
- Có thể xuất hiện bầm tím vùng phẫu thuật từ 2 – 3 tuần
- Tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ
Các trường hợp sau mổ nâng mũi có chảy dịch mủ kéo dài, kèm theo đau nhức thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc kỹ thuật mổ chưa hợp lý. Cần thăm khám lại ngay với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng và xử lý hợp lý.
4.2. Tại sao sau nâng mũi lại bị sưng mắt
Trường hợp nâng mũi bị sưng mắt là do bác sĩ phải thực hiện đưa sụn vào vùng sống mũi và khâu vết thương lại, vùng xung quanh sẽ dễ xuất hiện những vùng tụ máu, chúng có thể dẫn tới vùng da ở phần bọng mắt sẽ bị sưng hoặc tím xanh.
Sau 2 ngày, vết bầm tím sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng. Khi đó, bạn có thể massage nhẹ nhàng và chườm ấm để máu lưu thông tốt. Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, khi đi ngủ bạn nên gối cao đầu để hạn chế sưng nề.
Trong 2-3 ngày đầu, nếu cơ địa dữ thì bạn sẽ gặp tình trạng nâng mũi bị sưng mắt, một số hiện tượng cụ thể như bị thâm tím nhẹ ở hai bên mắt, mắt có thể bị híp lại. Đối với những người cơ địa lành thì chỉ cảm thấy đau, sưng nề nhẹ và không bị sưng tím. Tuy nhiên, mũi sẽ nhanh chóng ổn định sau 5-7 ngày nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
4.3. Nâng mũi bị sưng trong bao lâu thì hết
Quá trình biến đổi của vùng mũi bị sưng tím sau phẫu thuật sẽ thuyên giảm và hết dần như sau:
- Vết bầm chuyển sang màu xanh dương hoặc màu đỏ tía (do các chất sắt tạo màu đỏ trong máu chuyển hoá) sau 1-2 ngày kể từ thời điểm bị tổn thương.
- Vết bầm chuyển sang màu xanh lá cây sau 6 ngày kể từ thời điểm bị tổn thương.
- Vết bầm chuyển sang màu vàng nâu sau 8 ngày kể từ thời điểm bị tổn thương.
- Vết bầm chuyển về màu da bình thường sau 10 ngày hoặc lâu hơn nếu cơ địa dữ.
Thông thường, nâng mũi bị sưng nhưng sau 2 tuần là dáng mũi đã ổn định và đẹp. Còn muốn tự nhiên bạn cần đợi trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác tác động, một số trường hợp phải mất 3 tháng, dáng mũi mới có thể tự nhiên như mong muốn.
Một số trường hợp nâng mũi bị sưng đỏ do cơ địa da mỏng, lỗ chân lông to, da dầu và nhờn nhiều. Những trường hợp nâng xong đầu chóp mũi to, bạn không nên lo lắng vì vị trí nhạy cảm này sẽ bị sưng to hơn các chỗ khác.
4.4. Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng thì phải làm sao?
Nâng mũi sau 3 tháng bị sưng có thể do rất nhiều nguyên do và không phải nguyên do nào cũng nguy hiểm. Thông thường nếu chỉ xuất hiện tình trạng sưng viêm với các cơn đau thoáng qua thì bạn có thể không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu có các triệu chứng bất thường như mũi sưng tím, chảy dịch, khó thở, sốt cao, choáng váng, mũi có dấu hiệu cong lệch, tình trạng sưng đau ngày càng trầm trọng thì bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.
Tốt nhất, để đảm bảo hơn nếu triệu chứng sưng kéo dài thì bạn vẫn nên liên hệ và đến trực tiếp với các cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện để được hỗ trợ tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và mua thuốc điều trị tại nhà có thể làm tình trạng sưng trầm trọng hơn lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Để phòng tránh tình trạng nâng mũi sau 3 tháng bị sưng tốt nhất vẫn là tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để làm đẹp. Tại đây bạn có thể đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, chất liệu mũi cũng như yếu tố vô trùng để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Chế độ hậu phẫu cũng được hướng dẫn chi tiết hơn để ngăn ngừa các biến chứng xuất hiện trong quá trình chăm sóc tại nhà.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
- dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi
- dấu hiệu mũi không hợp sụn
- mắt sưng húp sau nâng mũi
- nâng mũi sau 1 năm bị sưng
- nâng mũi sau 1 tháng bị nhức
- nâng mũi bị sưng 1 bên
- nâng mũi sau 3 tháng bị sưng
- nâng mũi 1 tháng vẫn sưng
- nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng
- nâng mũi 2 tháng vẫn còn sưng
- nâng mũi 6 ngày mà vẫn còn sưng