Có không ít trường hợp nâng mũi hỏng đã để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, vẹo lệch biến dạng, lộ sóng, đầu mũi bóng đỏ… Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Trọng Thành tìm hiểu tường tận về nguyên nhân và cách sửa mũi hỏng tối ưu nhất để có được kết quả dáng mũi đẹp tự nhiên, an toàn lâu dài.
Mục lục
1. Dấu hiệu nâng mũi hỏng
Sở hữu một dáng mũi thon gọn, thanh tú là mơ ước của mọi khách hàng song không phải ai cũng phẫu thuật nâng mũi thành công. Khi gặp các trường hợp dưới đây, rất có thể bạn đã bị nâng mũi hỏng.
1.1. Mũi bị lệch vẹo
Mũi bị lệch vẹo chính là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo phẫu thuật nâng mũi hỏng. Bản chất của nâng mũi là đưa vật liệu độn giúp định hình và làm cao sống mũi. Nếu đưa vật liệu độn không đúng vị trí, mũi sẽ biến dạng và lệch hẳn so với form ban đầu.
Đặc biệt, tình trạng mũi lệch thường bị phát hiện khá muộn, khoảng 7 ngày sau khi tháo băng nẹp. Theo nhiều khảo sát, mũi độn có xu hướng lệch phải nhiều hơn do đa số khách hàng thuận về bên phải. Phần lệch thường là 2/3 sống mũi dưới hoặc một bên cánh mũi.
Vì thế, kể từ thời điểm tháo nẹp bạn cần liên tục quan sát mũi từ nhiều góc độ để chắc chắn mũi có bị lệch hay không nhé.
1.2. Bóng đỏ đầu mũi
Nhiều người cho rằng sau nâng mũi thì việc bóng đỏ đầu mũi là một phản ứng tự nhiên. Điều này là có thật song chỉ đúng trong vòng 1 – 2 ngày đầu. Sau 5 – 7 ngày, đầu mũi vẫn bóng đỏ thì hình thức độn mũi của bạn đã có sai sót.
Lúc này, đầu mũi sẽ sưng to, nổi cộm lên và nhìn rõ những mao mạch bên trong. Nếu đưa tay lên nắn, chị em sẽ thấy luôn cả mảng sụn hoặc filler chưa tan. Mũi bóng đỏ do kỹ thuật độn quá dày, sụn độn gồ lên ma sát với da mũi làm chúng mỏng đi. Bạn cần tới ngay các cơ sở làm đẹp kiểm tra xem có nâng mũi hỏng để rút bớt miếng độn.
1.3. Mũi bị lộ sóng
Tương tự như 2 hiện tượng nâng mũi hỏng trên, mũi bị lộ sóng cũng cho biết kỹ thuật độn mũi đang gặp sự cố nghiêm trọng. Lộ sóng là khi thanh độn mũi căng tức, in hằn lên mũi khiến bạn dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Thậm chí, nhiều người thanh độn còn trồi lên, nhô cao trông rất đáng sợ.
Lý giải nguyên nhân mũi lộ sóng, bác sĩ Nguyễn Trọng Thành cho biết việc không cắt gọt, chỉnh sửa thanh độn làm nó chật chội với dáng mũi. Hơn nữa, da mũi không thể chịu áp lực từ sụn độn khiến nó ngày càng bào mòn, mỏng đi và lộ rõ sóng mũi.
1.4. Mũi bị nhiễm trùng, sưng bầm
Tuy là tình huống ít xảy ra nhưng mũi bị nhiễm trùng, sưng bầm vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. Bạn sẽ thấy:
- Đầu mũi tấy đỏ, xuất hiện các mụn nước li ti tại đầu mũi và lan sang hai bên cánh mũi.
- Sau 1 – 2 ngày viêm tấy, đầu mũi/sống mũi bắt đầu thâm đen, các mụn nước có mủ vàng bên trong đồng thời dịch mũi chảy ra liên tục.
- Cuối cùng, vết bóc tách mũi bắt đầu lở loét và hoại tử. Khách hàng sẽ cảm thấy ngứa đồng thời là đau rát khu vực mũi.
Mũi bị nhiễm trùng do vệ sinh mũi không sạch, cơ thể phản ứng với filler hoặc khách hàng dùng thuốc bôi kém chất lượng. Với trường hợp nâng mũi hỏng này, bạn cần phải tái cấu trúc lại toàn bộ mũi.
2. Vì sao bạn bị nâng mũi hỏng
Có nhiều nguyên nhân khiến nâng mũi hỏng trong đó có thể kể đến 3 lý do chính khách hàng cần chú khi sau nâng mũi.
2.1. Tay nghề bác sĩ kém
Hiện nay, tại các cơ sở thẩm mỹ xuất hiện ngày càng nhiều mà trình độ tay nghề bác sĩ lại không được đảm bảo. Nhiều người không có bằng cấp chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ vẫn thản nhiên thực hiện những ca nâng mũi bất chấp sự an toàn về sức khỏe và tính mạng của khách hàng.
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra biến chứng nâng mũi hỏng. Bác sĩ không am hiểu về chuyên môn sẽ dễ dàng xảy ra sai sót trong quá trình phẫu thuật như: sai khâu vô trùng thiết bị, dụng cụ, phục trang bác sĩ, chăm sóc, nẹp mũi sau nâng không chuẩn, kê kháng sinh không đúng liều lượng…
2.2. Trung tâm thẩm mỹ kém uy tín
Tương tự như tay nghề bác sĩ kém, nhiều trung tâm thẩm mỹ thực hiện nâng mũi không đảm bảo tốt điều kiện về cơ sở vật chất cũng như những yếu tố nghiêm ngặt trong quá trình thực hiện phẫu thuật, điển hình là bước đảm bảo vô khuẩn trước khi phẫu thuật.
Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể là nguy cơ gây ra biến chứng nâng mũi cho khách hàng. Trung tâm thẩm mỹ chui sẽ sử dụng các thiết bị máy móc kém hiện đại, vật liệu cấy ghép vào trong cơ thể không đạt chất lượng chuẩn y khoa của bộ y tế. Nếu sử dụng các loại sụn nhân tạo không rõ nguồn gốc thì nguy cơ khiến cho việc nâng mũi hỏng biến chứng sẽ rất cao.
2.3. Khách hàng không tuân thủ quy định
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng khiến bạn nâng mũi hỏng cũng như hạn chế biến chứng nâng mũi chính là việc chăm sóc và ăn uống sau khi nâng mũi. Khách hàng không chăm sóc và uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, cơ địa không phù hợp, không thích ứng với chất liệu sụn thì cũng dễ gặp biến chứng sau khi nâng.
2.4. Chất liệu sụn nâng mũi không phù hợp
Việc nâng mũi bằng chất liệu sụn nâng mũi chất lượng thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng. Bởi khi cấy ghép bằng sụn nâng mũi “dởm”, có độ tương thích thấp sẽ gây ra hiện tượng kích ứng, dị ứng và đào thải, dẫn đến nguy cơ nâng mũi hỏng nhiễm trùng rất cao.
2.5. Cơ địa khách hàng
Cơ địa nhạy cảm, không thích nghi được với chất liệu sụn nhân tạo là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến những tình trạng nâng mũi hỏng, dị ứng, viêm nhiễm gây đào thải sụn ra ngoài sau khi được đưa vào cơ thể.
Để khắc phục tình trạng này bạn có thể lựa chọn các phương pháp nâng mũi có kết hợp sụn tự thân để làm tăng khả năng thích nghi của sụn nhân tạo trong cơ thể.
3. Dấu hiệu bạn bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi
3.1. Sốt nhẹ
Khi bị nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ hoạt động để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Quá trình này dẫn đến tình trạng nóng sốt nhẹ, vì thế nếu gặp phải tình trạng này sau khi nâng mũi hãy tái khám với bác sĩ ngay.
3.2. Mũi chảy máu, tăng tiết dịch
Mũi tiết nhiều dịch hay chảy máu cũng là một dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi mà bạn cần hết sức cảnh giác.
Thông thường, sau khi nâng mũi xong, bác sĩ sẽ cố định và băng bó vùng mũi để giữ sụn nâng mũi ổn định ở đúng vị trí và không cho dịch mũi hay máu chảy ra ngoài.
Nếu mũi bị chảy máu, tiết nhiều dịch nhầy hoặc có dấu hiệu mưng mủ sau khi nâng mũi thì khả năng cao chiếc mũi đã bị nhiễm trùng và cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh nhiễm trùng diễn biến nặng hơn.
3.3. Mũi sưng to, đau nhức dai dẳng
Trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi thì đây là biểu hiện mà chúng ta khó phân biệt vì hiện tượng sưng đau thường xảy ra sau khi nâng mũi do phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Thường thì tình trạng sưng và đau nhức sẽ thuyên giảm và hết hoàn toàn sau khoảng 2 tuần sau nâng mũi.
Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng, hiện tượng sưng đau sẽ không giảm mà còn nặng hơn, kéo dài hơn.
3.4. Mũi bị lệch vẹo, biến dạng, tụt sóng, rút sóng
Tình trạng mũi lệch vẹo sau khi nâng có thể do không bảo vệ chiếc mũi tốt nhất, để ngoại lực tác động lên mũi.
Tuy nhiên nếu không va đập, vặn vẹo mà mũi bị biến dạng sau nâng mũi thì đó lại là một câu chuyện khác.
Mũi bị lệch vẹo sau nâng có thể do sụn nâng mũi có chất lượng thấp, không thích ứng với cơ thể nên gây ra kích ứng, đào thải tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng mũi.
Bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để tìm cách xử lý, nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử vùng da mũi.
4. Khi nâng mũi hỏng phải làm sao?
Căn cứ vào tình trạng nâng mũi hỏng thực tế mà các bác sĩ sẽ có các phương pháp chỉnh sửa mũi hỏng phù hợp, cụ thể như:
- Trong trường hợp mũi phẫu thuật bị lộ sống, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành phẫu thuật rút sống mũi cũ ra và sử dụng kỹ thuật nâng mũi phù hợp. Bạn có thể lựa chọn phương pháp nâng mũi S Line, nâng mũi sụn kết hợp 4D hoặc nâng mũi bằng sụn vách ngăn, sụn sinh học, sụn tự thân,… Bác sĩ cũng sẽ xác định loại sụn phù hợp và đảm bảo quá trình nâng mũi an toàn với thao tác kỹ thuật nhanh, chính xác.
- Trường hợp mũi bị nhiễm trùng do dị ứng với chất liệu nâng độn, bác sĩ cũng sẽ tiến hành rút sụn cũ ra. Lựa chọn loại sụn mới phù hợp hơn, kết hợp với kỹ thuật nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân sẽ cho kết quả như ý.
- Trong trường hợp đầu mũi nhọn, đầu mũi bị thủng, các bác sĩ sẽ dùng sụn tự thân và sụn nhân tạo để bọc lại phần đầu mũi, giúp dáng mũi trở nên thon gọn và tự nhiên.
- Trường hợp trụ mũi bị lệch hay lỗ mũi không cân xứng: Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân mũi lệch do vách ngăn bẩm sinh hay do phẫu thuật trước đó để có biện pháp khắc phục phù hợp.
5. Mũi hỏng sau bao lâu thì được chỉnh sửa?
Tình trạng nâng mũi hỏng, mũi xấu chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng và muốn chỉnh sửa ngay lập tức. Tuy nhiên sau khi gặp những tổn thương nghiêm trọng thì cơ thể cần một khoảng thời gian để có thể hồi phục.
Đối với những trường hợp dáng mũi bị lệch hay đầu mũi không cân đối thì bạn có thể thực hiện các biện pháp chỉnh sửa đơn giản. Nhưng khi gặp phải những tình trạng xấu hơn như nhiễm trùng, viêm nhiễm, lộ sống mũi, hoại tử da,… cần phải lấy sụn nhân tạo ra ngoài thì chắc chắn bạn phải cần từ 4 – 6 tháng để dáng mũi hoàn toàn hồi phục sau đó mới có thể thực hiện chỉnh sửa mũi hỏng.
6. Sửa mũi hỏng hết bao nhiêu tiền?
Chi phí để thực hiện sửa mũi hỏng thường có rất nhiều cách tính. Đầu tiên bạn có thể đến trực tiếp cơ sở đã thực hiện nâng mũi cho mình để yêu cầu chỉnh sửa mũi hỏng nếu như còn bảo hành hoặc theo như thỏa thuận ban đầu của 2 bên.
Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy không còn tin tưởng cơ sở thẩm mỹ đó nữa thì có thể tìm đến các cơ sở thẩm mỹ lớn và chất lượng hơn để thực hiện chỉnh sửa mũi hỏng của mình.
Tại các cơ sở lớn, trước tiên bạn sẽ được xem xét tình trạng mũi, tìm ra nguyên nhân làm cho mũi bị hỏng, sau đó lựa chọn phương pháp chỉnh sửa phù hợp. Chi phí sửa mũi hỏng sẽ được tính tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ, tình trạng mũi hiện tại và phương pháp sẽ được sử dụng để chỉnh sửa mũi cho bạn.
Thông thường chi phí thực hiện sửa mũi sẽ thấp hơn chi phí nâng mũi ban đầu nếu như bạn chỉ chỉnh sửa mũi mà không thay bằng phương pháp nâng mũi khác.
7. Chăm sóc sau khi sửa mũi
Sau đây là những lưu ý sau nâng mũi mà bạn cần biết để chăm sóc và đảm bảo an toàn sau khi sửa mũi, tránh lặp lại những biến chứng không mong muốn:
- Nghỉ ngơi hoàn toàn 1 – 2 ngày đầu sau khi sửa mũi để cơ thể ổn định và hồi phục.
- Nằm thẳng người, kê gối cao khi ngủ, không nằm nghiêng để tránh việc sống mũi bị lệch qua 2 bên.
- Giữ vết thương luôn ở trong tình trạng khô ráo, không để vết thương tiếp xúc với nước, tránh vi khuẩn có thể xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý để kháng viêm và khử khuẩn
- Uống thuốc và tái khám định kỳ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không sử dụng những thực phẩm gây dị ứng và mưng mủ như: xôi, gạo nếp, hải sản, rau muống,…
- Bổ sung dưỡng chất từ trái cây và rau củ để cơ thể hồi phục tốt nhất
- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích trong vòng 4 – 6 tháng sau khi sửa mũi để tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- dấu hiệu nâng mũi hỏng
- bBiến chứng sau nâng mũi
- dấu hiệu nâng mũi bị viêm
- những trường hợp không được nâng mũi
- tuổi thọ của nâng mũi
- sự thật về nâng mũi
- các loại nâng mũi
- vết khâu nâng mũi
- nâng mũi hỏng