Nâng mũi cấu trúc và bán cấu trúc là gì? Theo các chuyên gia thẩm mỹ thì 2 phương pháp này đều giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi rất hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ từng phương pháp nhé.
Mục lục
1. Nâng mũi cấu trúc và bán cấu trúc là gì?
1.1. Nâng mũi bán cấu trúc là gì?
Nâng mũi bán cấu trúc là phương pháp tái cấu trúc lại một phần của những dáng mũi ít khuyết điểm, chỉ mắc 1 trong những khuyết điểm về sống mũi, cánh mũi hoặc đầu mũi.
Đối tượng thích hợp nâng mũi bán cấu trúc:
- Nâng mũi bán cấu trúc chỉ phù hợp với những người có khuyết điểm sống mũi, cánh mũi hoặc đầu mũi phẫu thuật thất bại. Đã có trụ mũi sẵn chỉ cần thu gọn đầu mũi
- Dáng mũi đã thon gọn chỉ cần sửa lại cánh mũi và đầu mũi cho hài hòa hơn
- Mũi cao nhưng bị gồ phần giữa sống cần chỉnh lại
1.2. Nâng mũi cấu trúc là gì?
Nâng mũi cấu trúc là hình thức tái cấu trúc lại toàn bộ trụ mũi, khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm từ sống mũi, cánh mũi, đầu mũi. Phương pháp này dành cho những trường hợp mũi quá nhiều khuyết điểm hoặc mũi hỏng do phẫu thuật thất bại.
Nâng mũi cấu trúc mũi sẽ khắc phục hầu hết các khuyết điểm như:
- Trụ mũi thấp, tù.
- Sống mũi thấp hoặc gồ.
- Đầu mũi thô, to.
- Lỗ mũi hếch rộng.
Đối tượng thích hợp nâng mũi cấu trúc:
- Người có trụ mũi có khuyết điểm như xương mũi gồ, khằm, lệch sống.
- Người phẫu thuật mũi hỏng những lần trước muốn cấu trúc lại toàn bộ mũi.
- Người có dáng mũi thấp bẩm sinh, đầu mũi ngắn, tẹt, cánh mũi bè, lỗ mũi to.
1.3. Nên nâng mũi cấu trúc hay bán cấu trúc?
Tùy vào tình trạng mũi của từng khách hàng, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc hoặc nâng bán cấu trúc sao cho phù hợp. Đối với trường hợp sống thấp và cánh mũi khá bè ra 2 bên bác sĩ sẽ khuyến nghị khách hàng cân nhắc lựa chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc để dựng cao trụ mũi, đồng thời thu gọn lại cánh mũi và kéo dài đầu mũi để gương mặt trông thanh thoát và hài hòa hơn.
2. Chế độ kiêng khem sau nâng mũi đúng cách
- Không gãi, va chạm hoặc đè vào khu vực mới làm phẫu thuật vì có thể gây chảy máu, tụ máu
- Nghỉ ngơi hoàn toàn 1 – 2 ngày sau phẫu thuật.
- Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, thuốc chống sẹo… theo chỉ định của bác sĩ.
- Chườm đá trong vòng 2 ngày đầu sau phẫu thuật để giúp giảm sưng tấy. Nên bọc ra đá bằng khăn sạch để tránh đá làm bỏng da.
- Không tự động tháo thanh nẹp và phần băng trên vùng phẫu thuật
- Vệ sinh vết mổ và vùng mũi bằng gạc sạch và nước cất, bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày (sáng và tối).
- Vết thâm tím sẽ cải thiện dần trong khoảng 2 tuần. Lưu ý đội mũ hoặc bôi kem chống nắng lên các vết thâm tím để tránh hình thành vệt nám do ánh nắng chiếu trực tiếp lên da.
- Lau mặt bằng khăn mềm cho đến khi cắt chỉ. Sau khi cắt chỉ thì có thể trang điểm bình thường.
- Kiêng ăn thực phẩm gây sẹo lồi như rau muống; kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, hải sản, đồ nếp, đồ tanh…
- Kiêng các thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da như trứng, thịt bò; kiêng ăn đồ cay nóng; không sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…) vì những thực phẩm này khiến quá trình hồi phục vết thương kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
3. Những lưu ý trước khi nâng mũi
3.1. Lựa chọn địa chỉ nâng mũi an toàn và uy tín
Một cơ sở thẩm mỹ với chất lượng được Bộ Y tế kiểm chứng, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, công nghệ thẩm mỹ tiên tiến, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, được đông đảo khách hàng tin tưởng sẽ quyết định tới hơn 70% sự thành công của ca phẫu thuật nâng mũi. Chính vì vậy, điều đầu tiên là phải “chọn mặt gửi vàng”.
3.2. Tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe
Để có thể đạt được hiệu thẩm mỹ như mong đợi và hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình nâng mũi thì tốt nhất bạn cần phải kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi để đảm bảo mình có đủ sức khỏe để tiến hành trong an toàn.
3.3. Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Sau khi gặp bác sĩ, tiến hành thăm khám và nhận tư vấn để tìm ra phương pháp nâng mũi phù hợp nhất thì điều tiếp theo chúng ta cần làm trước khi chính thức bước vào ca phẫu thuật nâng mũi đó chính là chuẩn bị tâm lý cho bản thân.
Bạn cần phải chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng trước cho những thay đổi trên khuôn mặt của mình. Đồng thời, việc duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giữ sức khỏe trước phẫu thuật cũng là điều cần thiết.
3.4. Kiêng khem, chăm sóc đúng cách sau khi thực hiện
Trong quá trình hồi phục và lên form, mũi và cả cơ thể của chúng ta cần được chăm sóc, kiêng khem đúng chuẩn khoa học để có sức đề kháng tốt nhất, phục hồi nhanh nhất, mang lại dáng mũi đẹp và bền lâu với thời gian.
Trên đây là là câu trả lời cho nâng mũi cấu trúc và bán cấu trúc là gì? Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp liên quan đến các dịch vụ làm đẹp thì hãy liên hệ với bác sĩ Nguyễn Trọng Thành để được giải đáp kịp thời nhé!
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi cấu trúc và bán cấu trúc là gì
- nâng mũi cấu trúc là gì
- nâng mũi bán cấu trúc giá bao nhiêu
- nâng mũi cấu trúc có vĩnh viễn không
- ưu điểm nâng mũi bán cấu trúc
- nâng mũi thường là gì
- nâng mũi Lightly bán cấu trúc la gì
- nâng mũi cấu trúc có an toàn không
- nâng mũi bạn cấu trúc giữ được bao lâu