Sau khi chỉnh hình, cơ thể thường rất yếu, do đó mọi người thường chọn các món ăn dễ tiêu hoá như cháo, súp,… Trong đó, món cháo lòng vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. Vậy nâng mũi ăn cháo lòng được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Mục lục
1. Nâng mũi ăn cháo lòng được không?
Cháo lòng một món ăn gây bao thương nhớ với các thực khách. Có lẽ, vì hương vị ngọt, đậm đà từ miếng lòng, vị thơm dẻo của cháo, thêm một chút hành, chút tiêu thì đúng là “chân ái” của những ngày mưa rét mướt như thế này.
Cháo lòng được làm từ các nguyên liệu như dạ dày, lòng heo, tim, cọc, gan, thận,… và ở mỗi miền sẽ có cách nấu khác nhau. Trong cháo lòng có hàm lượng vitamin cao cùng các chất béo bão hoà, muối vô cơ, cholesterol cao. Với bảng thành phần dinh dưỡng này thì cháo lòng không ảnh hưởng nhiều đến vết thương ở mũi.
Vậy nâng mũi ăn cháo lòng được không? Theo các chuyên gia thâm mỹ thì cháo lòng là món ăn mà bạn nên hạn chế dùng sau khi nâng mũi. Bởi vì trong món cháo lòng có tính nóng, cùng với việc chứa nhiều cholesterol nên ảnh hưởng đến quá trình trình tiêu hoá. Điều đó, cũng làm cơ thể hạn chế hấp thụ các chất dinh dưỡng, không tốt cho quá trình hồi phục vết thương.
Hơn nữa, nếu lòng không được xử lý sạch sẽ tồn đọng nhiều vi khuẩn, là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm, ung thư, xuất huyết, viêm phổi,… Chính vì thế, khi cơ thể đang rơi vào trạng thái mệt mỏi vì nâng mũi thì bạn không nên ăn cháo lòng.
Tốt nhất, bạn nên hạn chế món ăn này đến khi chiếc mũi của mình được lành lặn hoàn toàn.
2. Đối tượng nào tuyệt đối không ăn cháo lòng sau nâng mũi?
Ngoài việc hạn chế ăn cháo lòng, thì có những đối tượng tuyệt đối không ăn vì điều đó sẽ để lại nhiều hậu quả cho sức khỏe.
2.1. Những người đang bị cảm, sốt
Sau khi nâng mũi nếu bạn có những dấu hiệu như cảm, sốt, sức đề kháng yếu tuyệt đối không được ăn cháo lòng. Như đã nói trên, trong lòng lợn chứa hàm lượng cholesterol cao gây ra khó tiêu, đầy bụng. Bên cạnh đó, nếu lòng lợn không được xử lý sạch, sẽ có nhiều vi khuẩn truyền bệnh.
Với những người mới nâng mũi và bị sốt sức đề kháng rất yếu. Đó chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà việc hồi phục vết thương sau nâng mũi cũng trở nên khó khăn hơn.
2.2. Người có hệ tiêu hoá không tốt, yếu
Trong lòng lớn hầu hết đều có vi khuẩn E. Coli, là nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, viêm đường ruột. Đặc biệt, ở những người có hệ tiêu hoá kém sẽ dễ đối mặt với bệnh ký sinh trùng như sán chó, sán dây, giun xoắn, nặng hơn nữa có thể tử vong.
3. Sau nâng mũi không được ăn cháo gì?
Đến đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được nâng mũi ăn cháo lòng được không? Vậy ngoài cháo lòng thì chúng ta cần kiêng khem những món cháo nào?
3.1. Cháo vịt, cháo gà
Cháo vịt, cháo gà là món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng. Trong thịt gà có chứa nhiều protein cùng các dưỡng chất giúp định hình và tái tạo lại cấu trúc của tế bào. Thịt vịt cung cấp một hàm lượng lớn protein, vitamin A, B1, D, canxi,… giúp giải độc cho cơ thể.
Mặc dù cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên, hai loại thịt này được liệt kê trong nhóm món ăn cần kiêng cử sau khi nâng mũi. Bởi 2 loại thịt này sẽ gây mưng mủ, viêm, ngứa ở vết thương, từ đó hình thành sẹo trên mũi, gây mất thẩm mỹ.
3.2. Cháo tôm
Cháo tôm có lẽ là một món ăn được ưa thích không chỉ với trẻ em, bởi hương vị ngọt thanh, thơm ngon. Trong tôm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có thành phần Omega 3 dồi dào giúp giảm nguy cơ trầm cảm.
Tuy nhiên, tôm dễ gây lạnh bụng, không tốt cho người vừa mới nâng mũi. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng tôm có tính hàn, dễ gây dị ứng, khiến vết thương mưng mủ, viêm, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Ngoài tôm ra, bạn cũng cần kiêng cữ các món cháo hải sản khác để tránh hiện tượng sưng nề, ảnh hưởng đến dáng mũi.
3.3. Cháo thịt bò và trứng
Thịt bò và trứng là hai loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những ai vừa mới nâng mũi, thì đây là một món ăn nằm trong danh sách những món cần kiêng cữ sau phẫu thuật.
Nếu ăn hai loại thực phẩm này sau khi chỉnh hình mũi, sẽ khiến vết mổ trở nên sậm màu, lớp da non có màu loang lổ, không đều màu so với những vùng da lân cận.
Ngoài việc kiêng cữ những món chảo trên thì các nguyên liệu sau đây cũng sẽ khiến vết thương chậm hồi phục, dễ để lại sẹo trên da:
4. Những món khác cần kiêng sau nâng mũi
- Rau muống: Sau quá trình nâng mũi, nếu ăn rau muống sẽ dễ hình thành sẹo lồi. Vì loại rau này, sẽ làm tăng sinh collagen cho da, đẩy các sợi mô lên bề mặt vết thương, từ đó gây ra sẹo lồi.
- Chất kích thích: như rượu, bia gây nóng trong người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá, làm chậm quá trình hồi phục cho vết thương.
- Cà phê: Đây là một thức uống có màu sậm, khi dung nạp cà phê quá nhiều, sẽ khiến vết thương thâm, sạm so với các vùng lân cận. Hơn nữa, uống nhiều cà phê sẽ làm nhịp tim tăng nhanh, các nhóm cơ cũng hoạt động mạnh, ảnh hưởng đến cấu trúc mũi.
Như vậy, để nhanh chóng có một chiếc mũi xinh xắn, ngoài cháo lòng, bạn cần kiêng cử những món cháo có thịt gà, hải sản, thịt bò,…
5. Ăn cháo gì sau nâng mũi tốt cho quá trình hồi phục?
Vậy ăn cháo gì để có thể dễ tiêu hoá và bổ sung được các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sau nâng mũi? Sau đây Nguyễn Trọng Thành sẽ mách bạn những món cháo bổ dưỡng rất tốt cho quá trình hồi phục vết thương.
5.1. Cháo thịt bằm
Cháo thịt bằm rất tốt cho quá trình hồi phục vết thương với điều kiện đó là cháo thịt heo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các nguyên liệu cho món cháo này như cà rốt, bông cải xanh,… để món ăn được thanh ngọt hơn.
Gạo và thịt heo không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn là nguồn thực phẩm với dồi dào chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi.
Đây là một món ăn mà bạn có thể bổ sung ngay sau khi chỉnh mũi về bởi nó rất dễ tiêu hoá và còn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.
5.2. Cháo rau củ
Ngoài cháo thịt bằm, bạn cũng có thể làm ngay món cháo rau củ với các nguyên tốt cho quá trình hồi phục vết thương như ớt chuông, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang.
Với hàm lượng vitamin A, B12, E có trong các loại rau củ xanh rất tốt cho việc tái tạo tế bào, giúp vết thương hồi phục một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bạn có thể ăn kèm cháo với rau chân vịt, dầu cá, rau mina, đậu que giúp bổ sung dinh dưỡng sau nâng mũi hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn 2 ngày đầu, bạn có thể ăn thành nhiều lần, vì cháo rất dễ tiêu hoá, nên bạn sẽ nhanh đói. Sau đó, bạn có thể ăn cơm lại bình thường kết hợp cùng thịt heo, rau củ quả xanh.
Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung thêm các loại nước ép giàu vitamin A, C như nước ép cam, bưởi, cần tây, rau má,… giúp lưu thông máu, vết thương từ đó cũng nhanh hồi phục hơn.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc nâng mũi ăn cháo lòng được không cũng như các vấn đề xoay quanh chủ đề chăm sóc mũi sau phẫu thuật. Nếu còn những băn khoăn liên quan đến nâng mũi, hãy liên hệ ngay Nguyễn Trọng Thành để được tư vấn trực tiếp nhé.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi ăn cháo lòng được không
- nâng mũi ăn cơm sườn được không
- nâng mũi ăn huyết heo được không
- mỏi mỡ ăn cháo lòng được không
- nâng mũi an nem chua được không
- nâng mũi có an được nội tạng lợn không
- nâng mũi có được ăn cháo gói không
- nâng mũi AN socola được không
- nâng mũi an chả lụa được không