Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng là do nguyên nhân cụ thể nào và cách xử lý khi gặp phải tình huống này ra sao? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Trọng Thành tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây để có được kinh nghiệm tốt nhất nếu bạn không may gặp phải tình huống này.
Mục lục
1. Tình trạng bị sưng sau khi nâng mũi
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, tình trạng mũi sưng là không quá hiếm gặp. Nếu bạn không may gặp phải tình trạng này thù đừng nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục để hạn chế các rủi ro ở mức thấp nhất. Để mũi hết sưng và mau lành không chỉ ngày một ngày, ngày hai mà cần thời gian để phục hồi hẳn.
Tuy nhiên, có người chỉ vài ngày đã lành hẵn nhưng cũng có người nâng mũi 2 tháng vẫn sưng. Lí do gì khiến mũi lâu lành đến như vậy? Cách khắc phục là như thế nào? Chắc hẳn, khi đã tìm đến bài viết này thì bạn là người đang mắc phải tình trạng mũi sưng sau khi nâng. Thật may mắn cho bạn, dưới đây là những chia sẻ về tình trạng khó chịu này. Giúp bạn có những kiến thức và tìm ra cách khắc phục hiệu quả, tối ưu nhất.
2. Vì sao nâng mũi 2 tháng vẫn sưng?
Sau nâng mũi, hiện tượng mũi bị sưng kèm theo đau nhức là hết sức bình thường do đã đụng chạm dao kéo vào cấu trúc mũi và đưa các chất liệu mới vào tại đây. Thông thường, tình trạng sưng có thể kéo dài từ 1-2 ngày, đôi khi là 7 ngày hay cho tới khi cắt chỉ. Tuy nhiên vẫn có những người nâng mũi 2 tháng vẫn sưng nên vô cùng lo lắng.
Tùy từng tình trạng sưng và các triệu chứng kèm theo để khẳng định nó có nguy hiểm hay không. Tuy nhiên có thể tạm xác định tình trạng nâng mũi 2 tháng vẫn sưng có thể liên quan đến các nguyên nhân sau
2.1. Do phương pháp nâng mũi
Đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng nhiều của không chỉ các chị em mà còn của phái mạnh, ngày càng có thêm nhiều phương pháp nâng mũi ra đời. Tùy thuộc vào từng nhu cầu, mong muốn và chi phí của khách hàng mà lựa chọn các phương pháp khác nhau, tuy nhiên đều có điểm chung là nếu muốn duy trì dáng mũi lâu dài thì cần phải can thiệp sâu vào cấu trúc mũi.
Ví dụ với các phương pháp sử dụng sụn tự thân, bác sĩ phải tiến hành lấy sụn từ tai, từ vách ngăn mũi sau quá trình chỉnh sửa khử trùng mới có thể tiến hành bóc tách và đưa vào cấu trúc mũi. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nó đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và hiểu biết từ bác sĩ. Nếu kết hợp với sụn nhân tạo như nâng mũi cấu trúc thì quy trình còn phức tạp hơn rất nhiều.
Do đó, nếu thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật, gặp các bác sĩ có tay nghề kém thì có thể làm thời gian hồi phục mũi lâu hơn. Ví dụ như với nâng mũi cấu trúc xương, do có “động chạm” đến phần xương mũi nên cần phải có thời gian sưng và phục hồi lâu do xương phải cần một thời gian để phục hồi tái tạo hoàn toàn.
Với các phương pháp đơn giản hơn nếu chỉ cần nâng bán cấu trúc hay đặt một loại sụn thì thời gian phục hồi có thể ngắn hơn. Bởi thế nếu thực hiện các phương pháp này bác sĩ sẽ luôn thông báo trước là thời gian sưng sẽ lâu hơn bình thường nên bạn cũng không cần quá lo lắng.
Với trường hợp này mặc dù có sưng nhưng thực tế là sưng khá nhẹ, bạn có thể chỉ cảm thấy hơi đau nhức, căng cứng mũi ngoài ra không có triệu chứng bất thường nào khác. Tuy nhiên nếu nâng mũi 2 tháng vẫn sưng và có các triệu chứng bất thường thì hãy liên hệ với bác sĩ để xem xét và xử lý kịp thời.
2.2. Do cơ địa từng người
Một số thông tin cũng cho rằng những người có da mũi quá dày, lỗ chân lông to, da dầu nhờn nhiều cũng có nguy cơ sưng mũi lâu hơn. Hay những người có đầu chóp mũi to nhiều cũng có thời gian sưng mũi rất lâu, thậm chí có những người mũi bị sưng cứng hơn 3 tháng, thậm chí còn sưng to hơn lúc mũi chưa phẫu thuật nhưng vẫn là phản ứng tự nhiên không quá nguy hiểm.
Sau bất kỳ phẫu thuật nào, quá trình phục hồi sẽ trải qua hai giai đoạn là viêm phù mềm và viêm nề cứng. Thường tình trạng viêm phù mềm hay sưng chỉ kéo dài trong 1- 2 tuần đầu còn viêm cứng lại có thể kéo dài đến cả năm. Đối với những người có cơ địa lành thì thời gian này có thể rút ngắn hơn, đôi khi còn không có dấu hiệu sưng rõ ràng.
Nhưng với những người có “cơ địa dữ” thì ngược lại. Khả năng phục hồi kém hơn đặc biệt với các vết thương hở và sự tác động vào cấu trúc mũi như nâng mũi. Do đó thời gian mũi bị sưng thường kéo dài lâu hơn, nếu không chú ý kỹ đôi khi còn xuất hiện cả tình trạng chảy mủ nguy hiểm.
Thực tế dù nói là do “cơ địa dữ” nhưng chưa có bất cứ khái niệm thuật ngữ nào để diễn tả chính xác tính trạng này. Có thể nói nó thường liên quan đến sự nhạy cảm của da hay các yếu tố như lưu thông máu kém, chế độ dinh dưỡng không ổn định, mắc một số bệnh lý như tiểu đường.. Do đó giải quyết phần nào đó tình trạng này có thể hỗ trợ khả năng phục hồi nhanh hơn.
Ngoài ra cũng cần chú ý rằng những người có cơ địa dữ thường rất dễ để lại sẹo, kể cả khi đã thay đổi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt. Do đó những người có cơ địa này cần cực kỳ chú ý xem xét khi nâng mũi và cần có các chế độ chăm sóc hậu phẫu an toàn nghiêm túc, lâu dài gấp đôi những người bình thường để đảm bảo an toàn.
2.3. Do vận động mạnh sau nâng mũi
Sau nâng mũi hay bất cứ dạng phẫu thuật nào, các bác sĩ đều khuyến khích người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều hơn để giúp các vết thương mau hồi phục, sức khỏe cũng ổn định hơn. Với nâng mũi, do cần đưa các vật liệu mới vào làm sụn để đẩy mũi cao hơn nên trong những ngày đầu cấu trúc này còn rất lỏng lẻo, bác sĩ thường phải dùng các băng gạc cố định lại để tránh viêm nhiễm và ổn định dáng tạm thời.
Thời gian chính thức để chất liệu mũi đưa vào và cấu trúc mũi thực sự ” kết nối” hoàn toàn với nhau còn tùy thuộc vào từng phương pháp và cơ địa, nhưng thường cũng từ 3- 6 tháng trở nên. Dù trong 10 ngày đầu bạn đã có thể tiến hành cắt chỉ, mũi đã dần vào form dáng mong muốn nhưng nó còn khá lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.
Nếu trong thời gian này bạn tham gia các hoạt động vận động mạnh, đôi khi dù chỉ là chạy bộ vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới dáng mũi, một trong số đó là khiến mũi bị sưng và lâu phục hồi. Vận động mạnh thường kèm theo thở gấp, lưu thông máu kém ổn định, dễ va chạm đến cấu trúc mũi nên làm mũi bị sưng lâu hơn, đôi khi cũng có thể kéo dài đến nâng mũi 2 tháng vẫn sưng.
Bên cạnh đó, những hoạt động như nằm đè lên, mang vác vật nặng hay việc quan hệ tình dục cũng đều là các hoạt động nên hạn chế khi cấu trúc mũi chưa thực sự lành hẳn. Người bệnh nên ưu tiên tiên việc nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ nhàng, tránh những hoạt động có thể làm tổn thương tới cấu trúc mũi trong giai đoạn này.
Tương tự như trên, nếu sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng, chỉ có cảm giác đau nhức nhẹ thoáng qua mà không có dấu hiệu bất thường như chảy mủ hay mũi tím bầm thì bạn chưa cần quá lo lắng. Nhưng để đảm bảo hơn vẫn nên xin thêm tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để được hỗ trợ.
2.4. Do chế độ chăm sóc sau nâng mũi không đảm bảo
Dù là người có cơ địa lành hay dữ nhưng nếu có chế độ chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo thì vẫn có thể làm mũi có triệu chứng sưng viêm lâu ngày. Do đó tốt nhất bạn nên chú ý các vấn đề kiêng khem, đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày để hạn chế tình trạng sưng viêm và biến chứng có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, một số người khi thấy có tình trạng sưng viêm lâu ngày thường tự đi mua thuốc uống để giảm đau, giảm sưng. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm và có thể khiến mũi sưng viêm lâu hơn.
Thời gian kiêng khem cần ít nhất 2 tuần hoặc tốt hơn là nên kéo dài đến khi cấu trúc mũi thực sự hoàn chỉnh, đặc biệt với những người có cơ địa dữ, dễ để lại sẹo. Một số thực phẩm mà người sau nâng mũi nên kiêng ăn như thịt bò, rau muống, trứng, lạc, một số loại hải sản.. hoặc bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn đến từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo.
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt chăm sóc thường ngày cũng liên quan rất nhiều đến mũi bị sưng viêm. Bạn nên vệ sinh mũi thường xuyên, che chắn mũi trước khi ra ngoài theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tránh vận động mạnh nhưng không nên nằm một chỗ để giúp quá trình phục hồi của mũi theo đúng dự định.
Tốt nhất trong thời gian nâng mũi 2 tháng vẫn sưng và không có triệu chứng bất thường nào khác thì bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn kiêng phù hợp cho tới khi mũi thực sự hoàn chỉnh.
2.5. Do mũi bị nhiễm trùng
Đây chính là biến chứng có thể xuất hiện mà bất cứ người nâng mũi nào cũng vô cùng lo lắng. Nếu mũi bị nhiễm trùng có thể thấy rõ với nhiều dấu hiệu bất thường như mũi sưng phù, đau nhức trầm trọng, khó thở, mũi có màu tím, chảy nước mũi nhiều, có dịch mủ kèm theo sốt cao hoặc nhiều rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm khác.
Mũi bị nhiễm trùng có thể do rất nhiều nguyên nhân như dị ứng không phù hợp với chất liệu độn, do quy trình phẫu thuật không đảm bảo yếu tố vô trùng sát khuẩn hoặc cũng có thể do chất lượng tay nghề của bác sĩ quá yếu kém. Với những triệu chứng nhiễm trùng liên quan đến các yếu tố này thường xuất hiện khá nhanh chóng, có thể sau vài ngày phẫu thuật nên bạn có thể phát hiện ra sớm hơn.
Như đã nói phía trên, chế độ chăm sóc hậu phẫu cũng chính là nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng. Ví dụ như không che chắn mũi khiến mũi bị nhiễm bẩn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập hay ăn các thức ăn khiến mũi bị đùn lên thành sẹo và gây hoại tử. Để nước dính vào mũi hay vệ sinh mũi sai cách cũng là nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng sưng viêm trong nhiều ngày.
Với trường hợp này nếu phát hiện sớm, dấu hiệu nhiễm trùng chưa quá trầm trọng có thể được điều trị bằng kháng sinh để loại bỏ các ổ vi khuẩn. Tuy nhiên nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, mũi có dấu hiệu hoại tử có thể phải tiến hành phẫu thuật để rút sụn ra, mũi có thể dị dạng và rất khó để chỉnh sửa dáng mũi đẹp hoàn toàn như trước.
2.6. Do địa chỉ thẩm mỹ không uy tín
Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng có thể là do đặt niềm tin nhầm nơi:
- Phòng mổ không vô trùng, bộ dụng cụ y tế không sát khuẩn kỹ hoặc dùng cho nhiều người…
- Sụn nhân tạo bảo quản kém, không đảm bảo chất lượng, thô cứng, không rõ nguồn gốc.
- Bác sĩ thẩm mỹ tay nghề non kém, thiếu kinh nghiệm.
2.7. Do mắc bệnh về đường hô hấp
Sau phẫu thuật nâng mũi, nếu bạn không chăm sóc cẩn thận cũng như thường xuyên ra ngoài mà không che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp là rất cao.
Hoặc nếu bạn bị cảm, cúm, hắt xì hơi, dịch mũi tiết ra nhiều cũng sẽ gây tác động xấu đến vết thương khiến tình trạng sưng, viêm kéo dài trong nhiều ngày.
3. Cách xử lý khi nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
Tình trạng nâng mũi 2 tháng vẫn sưng có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên không phải lúc nào trường hợp này cũng nguy hiểm. Thông thường nếu như chỉ xuất hiện sưng viêm với những cơn đau thoáng qua thì bạn có thể không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng khác thường như mũi sưng tím, khó thở, mũi chảy dịch, sốt cao…tình trạng sưng đau ngày càng trầm trọng thì bạn cần phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ phẫu thuật.
Tốt nhất, để đảm bảo hơn cho kết quả nâng mũi cũng như sức khỏe của chính mình, bạn nên liên hệ và đến gặp trực tiếp bác sĩ phẫu thuật nếu như tình trạng sưng kéo dài. Tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán và mua thuốc điều trị tại nhà có thể khiến cho tình trạng sưng viêm trầm trọng hơn và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Trong trường hợp đã đến gặp bác sĩ khi thấy nâng mũi 2 tháng vẫn sưng và bác sĩ thông báo không có vấn đề bất thường, nhưng bạn vẫn thấy cảm giác sưng đau thì có thể thực hiện một số phương pháp sau đây để giảm sưng đau:
- Chườm lạnh: Bạn chỉ cần dùng vài viên đá lạnh bọc vào một tấm vải sạch rồi chườm nhẹ lên khu vực sưng đau trong khoảng 15 phút để giúp cho vùng mũi dễ chịu hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Bạn nên tăng thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để khu vực phẫu thuật dễ chịu và thoải mái hơn.
- Bổ sung nhiều nước: Nước sẽ giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giúp cho quá trình phục hồi của cơ thể nhanh hơn.
Để phòng tránh tình trạng nâng mũi 2 tháng vẫn sưng thì tốt nhất bạn vẫn nên đến những địa chỉ thẩm mỹ uy tín để thực hiện nâng mũi.
4. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi, nếu không được chăm sóc cẩn thận, mũi sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Có nhiều trường hợp nhiễm trùng không được xử lý kịp thời, hậu quả là phải tháo toàn bộ sụn mới, hoại tử mũi, sụn tự thân ban đầu bị ăn mòn, chức năng mũi bị ảnh hưởng, sức khỏe suy giảm… Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi có thể kể đến như:
- Đau tăng dần ở vùng mũi và vùng xung quanh: Thông thường, sau 3 – 5 ngày, cơ thể đã quen dần, cảm giác đau cũng giảm dần. Tuy nhiên nếu tình trạng đau kéo dài quá lâu hoặc mức độ đau tăng dần thì bạn cần nhanh chóng thăm khám vì đây là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp.
- Mũi có biểu hiện biến đen: Nếu mũi có biểu hiện biến đen, các mô tế bào quanh mũi chết đi thì đây chính là dấu hiệu nhiễm trùng dần chuyển sang hoại tử do vi khuẩn xâm nhập gây ra. Khi bị bầm sau phẫu thuật thì mũi có màu đen nhạt và dần biến mất sau nâng mũi 1 tuần, còn nếu mũi hoại tử thì sẽ có màu đen đậm, hay kèm cùng hiện tượng đau và sốt.
- Dịch mũi nhiều, có màu vàng: Sau 4 ngày đầu nếu dịch mũi chảy nhiều, có mủ vàng thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ nâng mũi
- Mũi bốc mùi hôi: Khi nhiễm trùng, vùng da bị nhiễm trùng hư thối, hoại tử, đây là dấu hiệu nặng của nhiễm trùng mũi, bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tuyệt đối không chủ quan với các biểu hiện bất thường này.
Bên cạnh đó, khi mũi nhiễm trùng, bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như hạch, sốt, người mệt mỏi, tái nhợt…
5. Một số lưu ý sau khi nâng mũi
Có thể thấy, nếu sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng thì đây quả thực là dấu hiệu bất thường, tốt nhất bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ thẩm mỹ của mình để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu mũi có các triệu chứng như đầu mũi to, bóng đỏ, bị lộ sống, mũi sưng, bầm tím quá lâu, dịch mũi đỏ đậm, mũi bị chảy máu… thì nhất định phải trở lại thăm khám bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan trước các triệu chứng bất thường của cơ thể.
- Dù thuộc cơ địa dữ, vết thương lâu lành thì bạn vẫn nhận thấy sự hồi phục tích cực của mũi, nếu nâng mũi 2 tháng vẫn sưng không có dấu hiệu lành, ngược lại cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn thì đây là dấu hiệu bất thường.
- Để tránh các rủi ro có thể xảy ra, bạn nên chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, trang thiết bị hiện đại, được cấp phép của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn khi làm đẹp. Mặc dù nâng mũi là tiểu phẫu, nhưng nếu quy trình thực hiện không đảm bảo, chế độ chăm sóc không phù hợp, không thận trọng thì rất dễ xảy ra biến chứng.
- Để giảm đau bạn nên thận trọng trong khâu chăm sóc, kiêng các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, trứng, rau muống, hải sản… Hạn chế nằm nghiêng khi ngủ, hạn chế vận động mạnh để không ảnh hưởng đến dáng mũi.
Tóm lại, nếu bạn đang gặp phải tình trạng sau nâng mũi 2 tháng vẫn sưng thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ, tuyệt đối không nên chủ quan trước các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Để đảm bảo an toàn, tránh các biến chứng có thể xảy ra, bạn nên liên hệ với cơ sở thẩm mỹ mình thực hiện để được hỗ trợ và có biện pháp xử lý kịp thời.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi sau 1 năm bị sưng
- nâng mũi 1 tháng vẫn sưng
- nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng
- nâng mũi sau 3 tháng bị sưng
- nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
- nâng mũi 2 tháng vẫn còn sưng
- nâng mũi 6 ngày mà vẫn còn sưng
- dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi
- dấu hiệu mũi không hợp sụn
- nâng mũi sau 3 tháng bị sưng
- nâng mũi bị sưng bao lâu
- đầu mũi sưng to sau khi nâng
- nâng mũi bị sưng trán
- sống mũi bị sưng
- nâng mũi bị sưng 1 bên