Khoảng 2 năm trước, LinkdeIn đã thêm tính năng cho phép thành viên có thể viết blog trực tiếp trên tài khoản của mình. Người dùng có thể quảng bá nội dung trên toàn mạng xã hội LinkedIn. Với tính năng này, các doanh nghiệp thuộc B2B và B2C đều có thể hưởng lợi trong việc tăng phạm vi tiếp cận và kết nối trực tiếp với khách hàng của mình.
Có hai cách chính để viết nội dung trên LinkedIn. Đầu tiên là LinkedIn Publisher, trong đó người dùng có thể viết một bài dài – thường là năm đến bảy đoạn văn – và chia sẻ nó trên trang cá nhân của họ. Thứ hai là cập nhật trạng thái – giống Twitter với các dòng tin cập nhật ngắn gọn, súc tích.
Như vậy, bạn có thể làm content marketing trên LinedIn và có 3 điều bạn cần chú ý như sau:
Mục lục
1. Việc đăng tải nội dung trên LinkedIn vẫn có tính liên kết, nhưng…
Tôi đã bắt đầu thực hiện content marketing trên LinkedIn Publisher từ năm 2014. Nhưng trong những năm gần đây, tần suất đã giảm dần. Từ trải nghiệm cá nhân và các số liệu từ khách hàng, đồng nghiệp mà tôi quan sát được thì, rõ ràng các cập nhật trạng thái dạng ngắn nhận được nhiều lượt bình luận, chia sẻ hơn là các bài viết dạng dài.
Chiến lược content marketing của tôi rất đơn giản:
• Cung cấp nội dung có giá trị đến đối tượng khách hàng tiềm năng.
• Đăng từ 3 đến 5 lần mỗi tuần
• Kết hợp nội dung gốc do tôi viết với những chia sẻ từ nguồn khác
• Sử dụng các hashtag để phân biệt nội dung và làm nó dễ khám phá hơn
Hãy xem các số liệu phân tích cho một trong các bài viết trên LinkedIn gần đây của tôi. Đó là một bài đăng dài khoảng 350 từ.
Tôi đã nhận được 170 lượt xem, 4 lượt bình luận là 21 lượt thích. Đó là mức trung bình cho tổng số lượt xem của các bài đăng dạng dài của tôi trên LinkedIn.
Bây giờ, hãy so sánh nó với bài cập nhật trạng thái có độ dài khoảng 30 từ. Nó thu hút được 3515 lượt xem, 3 bình luận và 36 lượt thích. Nghĩa là nhiều gấp hơn 20 lần so với bài dài.
Điều đó cho thấy, một chiến lược content marketing thông minh là sự kết hợp linh hoạt giữa bài đăng dài và bài cập nhật trạng thái trên LinkedIn. Hãy sử dụng bài cập nhật cho những thông điệp nhanh, dễ đọc. Và viết các bài dài khoảng 2 lần trong 1 tháng.
Tips: Hãy sử dụng bài cập nhật trạng thái để quảng bá cho các bài đăng dài của bạn bằng cách chia sẻ các đoạn trích.
2. Video luôn có lực hấp dẫn
LinkedIn giờ đây đã thêm tính năng cập nhật trạng thái dưới dạng video trực tiếp đăng trên nền tảng. Ngoài ra, bạn có thể thêm video vào trang hồ sơ LinkedIn của bạn. Đó là một cách rất thú vị nhằm thu hút khách hàng và tăng mức độ tương tác.
3. Nội dung trên LinkedIn dùng để viết một lần và chia sẻ nhiều lần
Bạn đang viết blog ở một trang khác? Hãy chia sẻ nó thông qua LinkedIn Publisher. Điều này có thể thực hiện trong vài bước đơn giản. Sao chép rồi paste tiêu đề, hình ảnh, nội dung vào trang blog của LinkedIn.
Nhưng không chỉ dừng lại ở việc sao chép. Bạn hãy thêm vào cụm từ “Nguồn từ web ABC” hoặc “Tình cờ tôi tìm thấy một bài khá hay về ABC trên trang XYZ”. Rồi bạn chèn link liên kết vào. Như vậy, bạn không chỉ có bài đăng mới trên LinkedIn mà còn hướng lưu lượng truy cập vào website của mình.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bài cập nhật trạng thái ngắn để chia sẻ nhiều lần. Ví dụ bạn viết một bài về 5 điều cần biết khi làm chiến lược content marketing. Hãy đăng 5 cập nhật trạng thái – mỗi cập nhật là 1 trong 5 điều trên và luôn chèn liên kết đến bài viết gốc. Như vậy, bạn sẽ thu hút được một lượng lớn truy cập điều hướng vào website của mình.
Như vậy, LinkedIn có thể là nền tảng hoàn hảo để bạn thực hiện content marketing. Cũng giống như mọi kênh khác, dù sử dụng phương thức nào thì nội dung phải có sự gắn kết với khách hàng tiềm năng của bạn.
Hãy dành thời gian để hiểu các tính năng của LinkedIn và sử dụng nó để làm content marketing.
Bạn biết không, LinkedIn là một trong những nền tảng mạng xã hội SEO cực kỳ hiệu quả, nếu đầu tư đúng cách, bạn hoàn toàn có thể đẩy từ khóa lên TOP 1 trang kết quả tìm kiếm Google chỉ trong 1 thời gian ngắn SEO trên LinkedIn.