Tiêm tan filler là một giải pháp khắc phục khi tiêm filler bị hỏng. Đây có thể là một khái niệm còn mới với chị em. Vậy nên sẽ có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề không tiêm tan filler có sao không? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Trọng Thành giải đáp ngay nhé.
Mục lục
1. Không tiêm tan filler có sao không?
Trả lời cho câu hỏi không tiêm tan filler có sao không chúng ta cần phải hiểu là thông thường tiêm filler không gây ra biến chứng nguy hiểm do đó ít khi chúng ta phải tiêm tan filler. Sẽ có hai trường hợp xảy ra bao gồm:
Tiêm filler không phải tiêm tan nếu như sau khi tiêm bạn không thấy các phản ứng lạ tại vùng được tiêm như sưng đau, bầm tím hay có dấu hiệu hoại tử. Trong trường hợp của bạn bác sĩ xác định không cần phải tiêm tan filler bởi thực chất lượng filler được tiêm trước đó đã tự tan một cách tự nhiên.
Tiêm filler sẽ cần phải tiêm tan nhanh chóng nếu như xảy ra các phản ứng bất thường như vừa kể trên, phản ứng kéo dài trên 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thậm chí là gia tăng về mức độ. Nếu trong trường hợp bạn được tiêm chất làm đầy vĩnh viễn trước đó cũng cần thăm khám để bác sĩ tiến hành tiêm giải filler an toàn.
Nói như vậy, tiêm tan filler sẽ là giải pháp để chúng ta kiểm soát và xử lý các biến chứng liên quan đến chất làm đầy. Các sản phẩm tiêm tan filler được sử dụng với các mục đích sau:
- Thúc đẩy tiêu dịch thừa trong trường hợp tiêm quá liều, giúp cân bằng quá trình chuyển hóa của các chất.
- Hỗ trợ khuếch tán dung dịch đến các vùng điều trị, nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Loại bỏ chứng phù nề do trữ nước trong da.
- Không gây ra biến chứng như sưng tấy, thâm hay vết thương.
- Giảm mỡ trong liệu pháp LLD. Gia tăng hiệu quả PPC và giảm đau.
2. Có mấy loại thuốc tiêm tan filler
Tiêm tan filler được thực hiện với kỹ thuật tương tự tiêm filler. Tuy nhiên, thay vì đưa chất làm đầy vào dưới da kể tạo kết quả thẩm mỹ theo ý muốn, tiêm tan filler đưa một loại thuốc giải vào vùng da vừa tiêm filler. Loại thuốc giải này có thành phần chủ yếu là Hyaluronidase
Hyaluronidase là một loại enzym có trong cơ thể. Nếu không can thiệp giải thì filler trong cơ thể cũng tự tan ra nhưng rất chậm có thể 18 tháng hoặc hơn thế nhiều (tùy thuộc vào quá trình giải phóng đào thải phân hủy ha của cơ thể).
Các sản phẩm phổ biến nhất của hyaluronidase là hydase, vitrase và hylenex dưới tên gọi và phân phối trên thị trường LIPORASE, MALINDA, HYALAZE tuy tên gọi khác nhau những thành phần giống nhau.
Chúng có giá thành tùy theo công ty sản xuất và hàm lượng/ hộp được đóng thành hộp 10 lọ nhỏ trong một hộp.
Các bạn hãy luôn nhớ một điều rằng điều quan trọng ở đây không phải là giá đắt hay rẻ, giá đã có chung trên thị trường rồi. Cái quan trọng là chất lượng bảo quản kỹ thuật tiêm và tay nghề nếu tiêm sai kỹ thuật thì chỉ sưng chứ không thể tan.
Thông thường các bác sĩ dùng tiêm giải filler để đảo ngược quá trình tiêm filler quá mức. Khi đưa vào vị trí chứa filler HA các phân tử Hyaluronidase với khả năng phân giải filler thành những phân tử cực nhỏ và đào thải ra khỏi cơ thể theo cơ chế tự nhiên.
Hyaluronidase có tác dụng nhanh chóng phân giải ngay lập tức, tuy nhiên trên thị tường cũng có nhiều dòng filler, chúng có mức độ phân giải khác nhau có thể đến vài tuần thậm chí vài tháng sau vài lần tiêm.
Sắp xếp theo mức độ phân giải được FDA Hoa Kỳ công nhận thì Restylane đứng số 1 sau đó đến Juvederm rồi đến Bolero là khó nhất
3. Một số lưu ý khi tiêm tan filler
Nguyên tắc tiêm tan filler là vón cục chỗ nào, muốn làm tan filler chỗ nào thì tiêm chất làm tan filler trực tiếp vào chỗ đó.
Kỹ thuật tiêm thuốc làm tan filler là một kỹ thuật khá đơn giản. Trước khi thực hiện tiêm thuốc làm tan filler, các bác sĩ cần thăm khám và đánh dấu chính xác vùng cần tiêm tan.
Dựa vào việc thăm khám này sẽ xác định được lượng thuốc cần thiết cho từng vùng da. Do đó, khách hàng nên dành thời gian thăm khám để được bác sĩ tư vấn cũng như báo giá dịch vụ chi tiết.
Trong quá trình tiêm thuốc làm tan filler, các bác sĩ sẽ phải sử dụng một loại kim tiêm chuyên biệt để đưa từng lượng nhỏ thuốc tan filler vào dưới da để xóa tan u cục. Trước khi tiêm, vùng da cần được sát trùng và có thể gây tê để giảm cảm giác đau đơn khi đâm kim vào da.
Sau khi được tiêm tan filler, thuốc sẽ dần phát huy tác dụng, phá hủy dần các liên kết của filler cũ khiến cho lượng filler này dần tiêu biến, đào thải theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Tại vùng da được tiêm tan có thể xuất hiện sự bầm tím nhẹ nhưng sẽ tự động biến mất sau một vài ngày.
Để được sử dụng các loại thuốc tiêm tan filler chính hãng, đảm bảo an toàn, lời khuyên dành cho chúng ta là hãy đến với những cơ sở thẩm mỹ uy tín để thực hiện tiêm tan filler. Chú ý kiểm tra thuốc, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng trước khi để bác sĩ tiêm tan filler nhằm đảm bảo sự an toàn.
Như đã chia sẻ ở trên, kỹ thuật tiêm tan filler cũng giống như tiêm filler. Tuy rằng không phẫu thuật, nhưng khi chúng ta đưa chất làm đầy vào trong cơ thể chúng ta. Vì thế cũng gây ra những tổn thương nhất định đối với cơ thể. Để nhan sắc ban đầu không bị ảnh hưởng cũng như việc phục hồi nhanh chóng hơn, bận cần kiêng một số vấn đề dưới đây.
- Tránh tiếp xúc với các loại thức uống chứa cồn, chất kích thích.
- Không nên ăn hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống, các loại thức ăn từ gạo nếp.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng cho đến khi ổn định.
- Sau khi tiêm tan filler, bạn sẽ cảm giác rất khác. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị tâm lý kiêng những hoạt động mạnh để không làm ảnh hưởng đến kết quả hiện tại.
Tên đây là những giải đáp về câu hỏi không tiêm tan filler có sao không? Nếu có bất kì thắc mắc gì về tiêm filler, hãy liên hệ ngay với bác sĩ Nguyễn Trọng Thành để được giải đáp trực tiếp nhé.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- không tiêm tan filler có sao không
- cách làm tan filler tại nhà
- tiêm tan filler sau bao lâu thì tiêm lại được
- tiêm tan filler không hết
- tiêm filler 2 năm không tan
- tiêm tan filler bị vón cục
- có bầu tiêm tan filler được không
- tiêm tan filler bị tím
- tiêm tan filler có tan liên không