Nhiễm trùng là một trong những biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra sau bất kỳ ca phẫu thuật nào, và nâng mũi cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là những dấu hiệu nâng mũi bị viêm mà bạn cân lưu ý để tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Mục lục
1. Dấu hiệu nâng mũi bị viêm nhiễm trùng
1.1. Mũi sưng, bầm tím trong thời gian dài
Thông thường sau khi phẫu thuật nâng mũi, do phần mô mền phải chịu tác động từ việc cắt rạch da và đường chỉ khâu thẩm mỹ nên sẽ có biểu hiện sưng viêm.
Tuy nhiên, thời gian phục hồi sưng sau khi phẫu thuật từ 2-7 ngày sau đó sẽ chấm dứt. Đối với những người có cơ địa lâu lành thương, cơ địa sẹo lồi có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài vấn đề cơ địa, việc sưng bầm phụ thuộc vào chế độ chăm sóc.
Nếu thấy mũi sưng bầm lâu mà vẫn không hết, bạn nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra vì rất có thể đã bị nhiễm trùng vết thương.
1.2. Mũi bị chảy dịch
Sau khi phẫu thuật bác sĩ thường băng bó cố định vùng mũi để giữ cho chiếc mũi ở đúng vị trí. Nếu mũi có biểu hiện chảy dịch (máu hoặc mủ) ngay lập tức phải để bác sĩ kiểm tra vì đầy có thể là dấu hiệu nâng mũi bị viêm.
Máu và mủ chỉ chảy ra khi vết thương đã được băng bó không đúng cách hoặc nhiễm trùng do phẫu thuật không sát khuẩn an toàn dẫn đến việc xâm nhập của các vi khuẩn có hại, gây nên hiện tượng chảy máu và mủ.
Đối với các tình trạng này, mũi cần được xử lý lại, loại bỏ phần máu và mủ đi sau đó chăm sóc mũi thật cẩn thận bằng nước muối sinh lý kèm theo việc sử dụng khám sinh theo chỉ định của bác sĩ.
1.3. Mũi dần chuyển sang màu đen
Đây là giai đoạn tiền hoại từ khi dấu hiệu nâng mũi bị viêm trở nên nặng nề hơn. Mũi biến đen là do tế bào, biểu mô vùng mũi chết đi do vi khuẩn xâm nhập vào vùng sụn được cấy ghép.
Ở một khía cạnh khác, trong nhiều trường hợp khách hàng thường nhầm lẫn giữa việc mũi bị đen do hoại tử với mũi bị đen do màu bầm.
Trên thực tế, mũi bị đen do hoại từ có màu đen sẫm, trong khi mũi bị đen do máu bầm thường có màu đen nhạt hơn, kiểu đen tím tái.
1.4. Mũi bị nóng, đau nhức và có mùi khó chịu
Sự liên kết chức năng vùng đầu của cơ thể là vô cùng nhạy cảm. Bất cứ một bộ phận nào có vấn đề thì những bộ phận khác cũng xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng.
Dấu hiệu nâng mũi bị viêm thường có biểu hiện đau đầu, tai đau âm ỉ. Đặc biệt là ở vùng mũi xuất hiện cảm giác đâu nhức liên tục và nóng ran không kiểm soát. Trong nhiều trường hợp, dịch này tiết ra ở vùng mũi sau phẫu thuật còn mang đến mùi hôi cực kỳ khó chịu.
1.5. Ốm sốt trên 37 độ
Một trong những dấu hiệu nâng mũi bị viêm cũng được biểu hiện trực tiếp qua trạng thái nhiệt độ của cơ thể. Rất nhiều người sau khi sửa mũi đã rơi vào trạng thái ốm sốt, cơ thể mệt mỏi. Đây là phản ứng phản vệ thông thường của cơ thể trước sự xâm nhập của khi khuẩn.
2. Nguyên nhân khiến nâng mũi bị viêm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nâng mũi bị viêm sau khi phẫu thuật, tuy nhiên có ba nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn nên lưu ý đó là:
- Bác sĩ và ekip thực hiện nâng mũi: Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật có thể gây tổn thương mô, biến dạng mũi dẫn đến nguy cơ hoại tử. Một số trường hợp phẫu thuật do có các tác động thô bạo khiến mũi bị méo, sập, phẫu thuật cắt sụn quá ngắn hoặc quá dài có thể làm lệch tổng thể mũi gây nên tổn thương mũi.
- Sai sót trong quá trình thực hiện nâng mũi: Thực hiện vô trùng thiết bị, dụng cụ, trang phục của bác sĩ… không đúng tiêu chuẩn có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật nâng mũi.
- Người được nâng mũi: Không tuân thủ chăm sóc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc đôi khi có thể do cơ địa không phù hợp, không thích ứng với chất liệu phẫu thuật giúp nâng mũi.
Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân khiến nâng mũi bị viêm như bị sốt, cảm, viêm họng,… dẫn đến việc vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng đến mũi, ăn uống bị dị ứng hoặc do va chạm mạnh vào mũi.
3. Nâng mũi bị viêm thì phải làm sao?
Nếu gặp phải những dấu hiệu nâng mũi bị viêm bạn cần phải đến gặp bác sĩ ở những đơn vị thẩm mỹ uy tín. Tại đây, các bác sĩ bằng chuyên môn của mình sẽ đưa ra những chẩn đoán và hướng giải pháp xử lý phù hợp.
- Bước xử lý đầu tiên sẽ là rút bỏ toàn bộ phần sụn cũ được cấy, ghép.
- Sau đó sẽ xử lý nhiễm trùng và làm sạch toàn bộ khoang mũi.
Từ đó, tùy vào từng trường hợp nâng sống mũi cụ thể sẽ có hướng giải pháp xử lý làm lại mũi phù hợp.
Ví dụ trường hợp nâng mũi bọc sụn cách xử lý viêm nhiễm tốt nhất đó chính là dùng sụn tự thân chiếm tỉ lệ ½ đầu mũi. Điều này có tác dụng ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu, duy trì độ tự nhiên cần thiết cho mũi.
Trong khi đó, với phương pháp sửa mũi cấu trúc phức tạp hơn, cách tốt nhất để xử lý nhiễm trùng nâng mũi đó chính là sử dụng trung bì mỡ làm sụn thay thế.
Duy trì lớp trung bì mỡ này khoảng 3 – 6 tháng sẽ tiến hành tái tạo và khắc phục nâng mũi hỏng bằng kết cấu sụn mới.
4. Lưu ý để tránh nâng mũi bị viêm
Nâng mũi bị viêm, nhiễm trùng là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể tránh được. Do đó, cần đảm bảo sát trùng kỹ các vùng phẫu thuật bao gồm vùng tiền đình mũi và khoang mũi.
Chú ý sử dụng các kỹ thuật không gây chấn thương để tránh làm rách niêm mạc mũi, tổn thương mô mũi gây chảy máu và nhiễm trùng.
Nên rút ngắn thời gian phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Vật liệu độn bắt buộc phải được ngâm trong dung dịch sát trùng trước và sau bất kỳ thao tác nào.
Ngoài ra cần đảm bảo điều trị bằng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật thì nên tưới khoang chứa bằng kháng sinh.
Bác sĩ cũng cần lưu ý dùng riêng các dụng cụ được sử dụng trong khoang mũi với những dụng cụ được sử dụng trong khoang bóc tách đặt vật liệu độn để đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối.
Khoang chứa nên bóc tách nằm ở vị trí dưới màng xương, vì lớp màng này có thể đóng vai trò là hàng rào tự nhiên giúp bảo vệ vật liệu độn tránh nhiễm trùng.
Hy vọng qua bài viết trên chúng ta đã biết rõ những dấu hiệu nâng mũi bị viêm để nhanh chóng xử lý để tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra. Suy cho cùng, để tránh xảy ra những biến chứng thì ngay từ đầu nên chọn những dịch vụ thẩm mỹ mũi cao cấp, hiện đại, ở những cơ sở thẩm mỹ đáng tin cậy.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- dấu hiệu nâng mũi bị viêm
- dấu hiệu nâng mũi không hợp sụn
- dấu hiệu mũi bị viêm
- nâng mũi bị viêm vết khâu
- vết khâu nâng mũi đóng vảy
- dấu hiệu mũi bị hoại tử
- viêm chân trụ mũi
- nâng mũi sau 1 năm bị sưng
- hình ảnh nâng mũi sau 5 ngày