Tiêm filler được biết đến là giải pháp làm đẹp không cần phẫu thuật mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp tiêm filler bị dị ứng và ngứa khiến cho các chị em hoang mang về quyết định lựa chọn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục
1. Biểu hiện tiêm filler bị dị ứng
Biểu hiện tiêm filler bị dị ứng thường có dấu hiệu đặc trưng là đỏ và sưng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn như phù nề đường hô hấp.
Trong những trường hợp này thì bạn nên yêu cầu bác sĩ tiến hành thử nghiệm để xem có phải thực sự bị dị ứng hay không. Nếu đúng là dị ứng thì cách khắc phục sẽ là tiêm hyaluronidase để phân hủy filler hoặc dùng steroid
2. Tiêm filler bị dị ứng thì phải làm sao?
Điều đầu tiên để chắc chắn bạn có tiêm filler bị dị ứng hay không đó là quay trở lại gặp bác sĩ đã tiêm cho bạn. Việc gặp phải những phản ứng này trong suốt nhiều tuần sau khi tiêm là điều bất thường.
Trước tiên, bạn nên đi gặp bác sĩ đã điều trị cho bạn và yêu cầu thử lại. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng rất nhỏ bên dưới da cẳng tay rồi theo dõi phản ứng trong 48 – 72 giờ tiếp theo. Nếu đúng là tiêm filler bị dị ứng (thường thì phản ứng sẽ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi tiêm) thì cách giải quyết là làm tan filler bằng tiêm hyaluronidase hoặc bằng steroid để giảm phản ứng viêm.
Sau đó, bạn không nên tiêm filler đó lại lần nữa. Nhìn chung, các loại filler hyaluronic acid đều khá an toàn nhưng vẫn luôn có những ngoại lệ.
3. Nguyên nhân tiêm filler bị dị ứng
Thông thường tiêm filler rất hiếm khi gây dị ứng. Chất làm đầy này không chứa các thành phần có nguồn gốc từ động vật, mà chỉ có hyaluronic acid – một chất tự nhiên có trong cơ thể, do đó dị ứng là điều rất ít khi xảy ra.
Nhưng nếu các vấn đề không mong muốn kéo dài suốt một vài tuần mà không đỡ thì tốt nhất là nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tiến hành thử nghiệm.
Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng tiêm filler bị dị ứng do bị kích ứng ở vị trí tiêm hoặc các tác dụng phụ khác như bầm tím do tiêm và thậm chí có thể nhiễm trùng.
Nếu tiêm filler bị dị ứng không được phát hiện và khắc phục thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến sưng phù, hoại tử da,… Để đảm bảo quá trình tiêm filler làm đẹp an toàn bạn nên thăm khám và nghe chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn đồng thời phải sử dụng những loại filler đảm bảo chất lượng do những cơ sở làm đẹp uy tín cung cấp.
4. Lưu ý khi tiêm filler để tránh gặp biến chứng
Điều này bác sĩ sau khi tiêm filler sẽ căn dặn bạn:
- Trong khi tiêm filler, bác sĩ sẽ dừng lại để hỏi bạn đã hài lòng với hình dáng như vậy hay chưa, hãy mạnh dạn chia sẻ cảm nhận của cá nhân, vì quan trọng nhất vẫn là bạn có thích sự điều chỉnh mới này hay không, chứ không phải những người khác.
- Thời gian đầu sau khi tiêm filler nên hạn chế tiếp xúc với nhiệt như xông hơi, ánh sáng mặt trời, đồ cay, đồ nóng.
- Những ngày đầu tiên filler chưa cố định, vì vậy nên tránh như va đập mạnh, thậm chí là đeo kính quá chật cho mắt. Ngược lại, nếu bạn muốn có 1 chút điều chỉnh theo ý mình (cằm đưa về phía trước hơn 1 chút, gốc mũi nhỏ lại một chút), có thể dùng tay nắn nhẹ nhàng.
Trên đây là một vài chia sẻ liên quan đến hiện tượng tiêm filler bị dị ứng. Ngay lúc này, nếu bạn muốn làm đẹp với filler chính hãng, hãy liên hệ với bác sĩ Nguyễn Trọng Thành để đặt hẹn thăm khám và được báo giá dịch vụ chi tiết nhất. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, trẻ đẹp và đầy tự tin.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline/Zalo: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tim kiếm:
- tác dụng phụ của tiêm filler
- biểu hiện dị ứng filler
- tác dụng phụ của Pfizer
- sau khi tiêm filler má
- hậu quả tiêm filler
- tiêm filler có bị dị ứng không
- tiêm filler có bị chảy xệ không
- kinh nghiệm sau khi tiêm filler