Phương pháp làm đẹp bằng tiêm filler ngày một trở nên phổ biến, và được nhiều bạn yêu thích nhờ công dụng cũng như hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tiêm filler thấy đổi thời tiết bị sưng khiến các bạn lo lắng không biết có nguy hiểm không. Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây để biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Mục lục
1. Tiêm filler thấy đổi thời tiết bị sưng có sao không?
Theo các bác sĩ thẩm mỹ, tiêm filler thấy đổi thời tiết bị sưng là trường hợp thường gặp sau khi tiêm, do cơ thể mỗi người sở hữu cơ địa khác nhau, do đó khi chất làm đầy filler được tiêm vào cơ thể thì cần có thời gian thích nghi. Do đó khi thời tiết thay đổi khiến da thường bị sưng nhẹ tại vùng mới tiêm filler trong một thời gian ngắn, sau vài ngày chúng sẽ dần dần biến mất và bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nhiều ngày không hết, không thuyên giảm hay ngày một nặng, có kèm theo cả mủ, thì bạn nên đến ngay cơ sở thẩm mỹ, bác sĩ. Vì đây là dấu hiệu quả việc tiêm filler bị lỗi, nếu không xử lý kịp thì sẽ gây nguy hiểm.
2. Nguyên nhân khiến tiêm filler xong bị đau nhức
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không cần phải phẫu thuật và mang lại hiệu quả tuyệt vời. Filler là chất làm đầy có cấu tạo như một chất tự nhiên có trong cơ thể con người, được đưa vào cơ thể bằng kim tiêm chuyên dụng sau đó sẽ được dùng lực để nén và tạo hình theo mong muốn.
Phương pháp này được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn tuy nhiên vẫn có một số trường hợp tiêm filler bị nhức khiến nhiều khách hàng lo lắng.
Trong quá trình thực hiện, nếu không cẩn thận khi tiêm cũng dễ gây tổn thương mô mềm dẫn đến thâm tím, xuất huyết và đau nhức. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nguyên nhân khác khiến tiêm filler bị đau nhức như:
- Nguyên nhân nghiêm trọng và chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do filler không chất lượng. Bạn thực hiện tiêm filler ở cơ sở thẩm mỹ sử dụng filler kém chất lượng, quá đặc gây đau nhức và bầm tím sau khi tiêm. Filler kém chất lượng sẽ không tương thích cơ thể sẽ gây phản ứng ngược dễ gây nhiễm trùng.
- Bác sĩ thực hiện là người không đủ trình độ chuyên môn nên có thể sử dụng lực quá mạnh khiến mô bị tổn thương dẫn đến đau nhức.
- Sử dụng lượng filler không hợp lí và quá nhiều tạo áp lực chèn ép lên mạch máu hoặc tiêm nhầm vào mạch máu sẽ gây tắc nghẽn. Nguyên nhân này sẽ khiến da bạn bị hoại tử nếu không được xử lý kịp thời.
- Sử dụng thuốc có thành phần làm đông máu trước khi thực hiện 1 tuần khiến tiêm filler bị nhức do máu đông.
- Một vài trường hợp khách hàng mắc phải những vấn đề rối loạn tiểu cầu hay rối loạn đông máu do di truyền và cơ địa không phù hợp cũng khiến bị đau nhức sau khi tiêm.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiêm filler bị đau nhức mà bạn không thể lường trước được. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng tím bầm đau nhức thì đừng quá lo lắng mà cần đến phòng khám uy tín nhanh chóng để được bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời.
3. Tiêm filler bị nhức thì phải làm sao?
Vùng tiêm filler bị bầm tím thông thường sẽ gây đau nhức tuy nhiên chúng sẽ tự biến mất trong vòng vài tiếng hoặc lâu nhất là 1-2 ngày.
Trong khoảng thời gian này vết bầm ở vùng tiêm sẽ tự tan và biến mất thì tình trạng đau nhức cũng không còn. Cảm giác đau nhức sẽ khiến bạn khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chườm đá để giảm đau.
Sau khi tiêm filler cần phải tuân thủ kiêng cử nghiêm ngặt ít nhất 2 tuần để đảm bảo hiệu quả và không để lại di chứng. Chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, tập thể dục nhẹ nhàng và tránh vận động mạnh, không sử dụng bia, rượu, thuốc lá và các loại chất kích thích khác.
Trong trường hợp vùng tiêm filler bị đau nhức hơn 3 ngày mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cầp phải nhanh chóng đến phòng khám để được bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời.
Nếu vị trí tiêm filler bị sưng mủ thì đó hậu quả của việc tiêm filler kém chất lượng, tiêm sai cách dẫn đến hoại tử. Trong các trường hợp khẩn cấp và cần thiết, bác sĩ phải tiến hành lấy filler ra bên ngoài để tránh tình trạng nặng hơn.
4. Lưu ý để tránh tình trạng đau nhức sau khi tiêm filler
Dựa theo những nguyên nhân kể trên sẽ có nhiều cách để tránh tình trạng đau nhức nhưng đa phần là do việc đặt niềm tin không đúng chỗ.
Mặc dù tiêm filler là phương pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng nó vẫn cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.
Tùy vào cơ địa mỗi người bác sĩ sẽ có cách tính toán lượng filler phù hợp với cơ thể cũng như lực sử dụng vừa đủ để đè nén và cố định filler ở vị trí chính xác. Chỉ bác sĩ có tay nghề cao mới sự tỉ mỉ, kinh nghiệm và kĩ thuật chuẩn xác mới có thể hạn chế tối đa tình trạng tiêm filler bị đau nhức.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở thẩm mỹ xuất hiện tuy nhiên không phải phòng khám nào cũng có bác sĩ nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Vì vậy, bạn hãy xem xét kĩ lượng trước khi đưa ra lựa chọn phòng khám để thực hiện tiêm filler.
Bên cạnh đó, quá trình kiêng cử sau khi tiêm cũng vô cùng quan trọng. Filler chất lượng nhưng không được chăm sóc kĩ lưỡng và kiêng cử hợp lý cũng dẫn đến việc tiêm filler bị nhức, đau nhức bầm tím.
Thực hiện theo thực đơn ăn uống khoa học như bổ sung nhiều rau củ, cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày, hạn chế tập thể dục và vận động mạnh. Không sử dụng các chất kích thích để không gây đau nhức, biến chứng.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- dấu hiệu tiêm filler bị hoại tử
- tiêm filler một thời gian bị sưng
- tiêm tan filler bị sưng phải làm sao
- tiêm filler sau 1 thời gian bị sưng
- sau khi tiêm filler bị cứng
- tiêm filler sau 1 năm bị sưng
- tiêm filler bị sưng phải làm sao
- tiêm filler thái dương bị sưng