Phương pháp nâng mũi an toàn nhất hiện nay là vấn đề đang được rất nhiều người tìm kiếm bởi chắc chắn ai cũng muốn sở hữu cho mình một dáng mũi đẹp chuẩn và lâu dài nhất. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một phương pháp sửa mũi an toàn, thì những chia sẻ trong bài viết này sẽ vô cùng hữu ích với bạn đấy.
Mục lục
1. Nâng mũi an toàn là gì?
Nâng mũi an toàn là sự đánh giá của các các chuyên gia và khách hàng về độ an toàn và tính hiệu quả của các phương pháp nâng mũi sau khi được thực hiện.
Một phương pháp nâng mũi an toàn thường có thời gian thực hiện nhanh chóng, quá trình thực hiện những phương pháp này thường sẽ không gây ra cảm giác đau đớn hay khó chịu cho bạn.
Sau khi thực hiện xong quá trình phẫu thuật nâng mũi an toàn, bạn sẽ có được dáng mũi đẹp ưng ý, đồng thời đảm bảo được rằng sẽ không xảy ra những vấn đề như viêm nhiễm, dị ứng hay để lại những biến chứng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn sau khi thực hiện phẫu thuật.
2. Sụn nâng mũi an toàn hiện nay
Lĩnh vực thẩm mỹ nói chung và nâng mũi nói riêng hiện nay đều đang phát triển không ngừng nghỉ, nên có rất nhiều phương pháp nâng mũi an toàn mà bạn có thể lựa chọn.
2.1. Nâng mũi bằng sụn tự thân
Phương pháp nâng mũi an toàn bằng sụn tự thân là lựa chọn lý tưởng cho những ai có dáng mũi ít khuyết điểm. Phương pháp này khắc phục đáng kể những nhược điểm khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo thông thường. Vừa cải thiện được độ cao của phần sống mũi, lại có thể bảo vệ phần đầu mũi bằng cách bọc sụn tự thân.
Do sụn được lấy từ chính cơ thể của người nâng mũi, nên có độ tương thích cao, không gây ra các biến chứng về sau. Đặc biệt, da đầu mũi sẽ được bảo vệ thêm bởi sụn tự thân, nên có thể tránh được những biến chứng như lộ sụn, bóng đỏ da đầu mũi sau này. Chính vì vậy, khi nói về cách nâng mũi an toàn, hiệu quả người ta thường nghĩ ngay đến nâng mũi bọc sụn tự thân.
Tuy vậy, nâng mũi an toàn bằng sụn tự thân, chỉ là phương pháp chỉnh hình đơn thuần, nên chỉ phù hợp với những đối tượng có dáng mũi tương đối đối dài, không có quá nhiều khuyết điểm.
2.1.1. Nâng mũi sụn sườn
Sụn sườn được sử dụng trong nâng mũi chính là đoạn sụn cuối của xương sườn số 6 hoặc số 7. Ở vị trí này, quá trình tái tạo sụn mới diễn ra nhanh chóng nhất, sẽ không làm ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. Sụn sườn có đặc điểm nổi bật là khá cứng, thẳng, chắc chắn.
Ưu điểm:
- Là chất liệu lý tưởng để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi và dựng trụ mũi.
- Có độ tương thích với cơ thể vô cùng cao.
Nhược điểm:
Do đặc tính của sụn nên không thích hợp để dùng cho các vị trí khác trong quá trình nâng mũi.
2.1.2. Nâng mũi sụn tai
Để lấy sụn vành tai, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở phía sau tai, sau đó dùng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để lấy khoảng từ 1 đến 2 cm sụn. Vết mổ nhỏ nên sụn được lấy ra một lượng phù hợp và vẫn đảm bảo an toàn, do đó bạn sẽ không phải lo lắng về chức năng hay hình dáng tai sau khi lấy sụn.
Ưu điểm:
- Sụn vành tai ở vị trí tai dễ bóc tách nên lấy dễ dàng hơn.
- Có độ mịn và cong dẻo nên rất thích hợp trong việc tạo hình vùng đầu mũi mềm mại tự nhiên.
- Có độ tương thích với cơ thể vô cùng cao.
Nhược điểm:
loại sụn này không thích hợp để nâng sống mũi vì có thể bị biến dạng theo thời gian do tính chất co rút của nó.
2.1.3. Nâng mũi sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn nằm ở trong khoang mũi, là sụn ngăn cách hai bên lỗ mũi. Trong quá trình nâng mũi, bác sĩ sẽ tận dụng một phần sụn vách ngăn để làm các miếng ghép giúp tạo dựng nền mũi vững chắc, đồng thời kéo dài và nâng cao đầu mũi giúp tạo hình vùng đầu mũi đẹp tự nhiên hơn.
Ưu điểm:
- Có tính bền vững và độ an toàn cao, khó bị biến dạng và cong vênh.
- Thẳng và mềm dẻo, tạo độ mềm và dẻo dai cho mũi trước những tác động từ bên ngoài vào cấu trúc mũi.
- Có độ tương thích với cơ thể vô cùng cao.
Nhược điểm:
- Sụn vách ngăn khá yếu so với một số loại sụn khác.
- Số lượng sụn hạn chế.
- Vách ngăn sau khi lấy sụn dễ bị yếu và khó duy trì ổn định lâu dài.
2.1.4. Nâng mũi sụn cân cơ thái dương
Sụn cân cơ thái dương là lớp tế bào mỏng màu trắng, rất dai bọc ở quanh các lớp cơ dưới da ở khu vực thái dương. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết mổ nhỏ ở vùng thái dương và lấy số lượng sụn theo nhu cầu cần sử dụng.
Ưu điểm:
- Mềm và thẳng nên đặc biệt phù hợp để bọc đầu mũi.
- Ít bị co rút, đảm bảo duy trì dáng mũi lâu dài.
- Có độ tương thích với cơ thể vô cùng cao.
Nhược điểm:
Nâng mũi cân cơ thái dương có thể gây sưng 1 – 2 tháng và sau đó có thể giảm đi một chút thể tích còn lại khoảng 80%.
2.2. Nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Khi nói về phương pháp nâng mũi an toàn, nâng mũi tốt thì cái tên thứ 2 người ta sẽ nghĩ ngay đến chính là nâng mũi bằng sụn nhân tạo. Đây được xem là kĩ thuật nâng mũi hoàn thiện đầu tiên.
Phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo sử dụng chất liệu độn (sụn nhân tạo, thanh độn), để đưa vào phần sóng mũi nhằm nâng cao phần sóng, giúp dáng mũi cao và thanh thoát hơn.
Kỹ thuật nâng mũi an toàn bằng sụn nhân tạo tương đối đơn giản, chi phí lại phải chăng giúp bạn có thể sở hữu cho mình một dáng mũi hài hòa, phù hợp với gương mặt hơn.
2.2.1. Nâng mũi bằng sụn Silicon
Sụn Silicon là chất liệu truyền thống được sử dụng phổ biến trong các ca phẫu thuật nâng mũi. Ngày nay sụn nâng mũi Silicon càng có nhiều sự cải tiến và trở nên hoàn thiện hơn.
Loại sụn mũi này được chế tạo từ plastic, có hình dáng dọc theo dáng mũi từ góc mũi trên trán đến chân trụ mũi. Silicon có độ linh hoạt, mềm dẻo, dễ định hình. Vì thế nó là chất liệu rất phù hợp để thực hiện nâng mũi.
Tuy nhiên vì là chất liệu nhân tạo nên nếu không thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ đúng nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, nhiễm trùng, lệch vẹo sóng mũi…. Nhìn chung loại sụn này cần phải được thực hiện bởi bác sĩ giỏi, có tay nghề.
2.2.2. Nâng mũi bằng sụn Softxil
Sụn Softxil có xuất xứ từ Mỹ (hay còn được gọi là sụn nâng mũi Mỹ) và đã được thông qua vòng kiểm định, đánh giá của hiệp hội FDA Hoa Kỳ. Loại sụn này gồm 2 lớp: lớp phía trên cứng để định hình cho dáng mũi cao thẳng, còn lớp phía dưới mềm mại, có mức độ bám dính cao, giúp mũi không bị xô lệch.
Sụn Softxil thích hợp với mọi đối tượng khách hàng. Các trường hợp nâng mũi trước đó bị hỏng cũng có thể sử dụng sụn này mà không lo về biến chứng.
2.2.3. Nâng mũi bằng Sụn Surgiform
Nâng mũi bằng Sụn Surgiform sử dụng loại sụn nâng mũi tốt nhất hiện nay, được làm 100% từ ePTFE. Đây một chất liệu tổng hợp đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định và cấp phép sử dụng. Đây là chất liệu được cấu tạo bởi hàng triệu lỗ nhỏ kích thước micro. Do đó cho phép các mạch máu có thể chui qua được.
Sau khi đặt chất liệu Surgiform vào mũi, mô trồi lên bám chặt vào sụn tạo thành khối bền chặt hơn. Từ đó tạo được dáng mũi đẹp và ổn định lâu dài với thời gian. Đặc biệt loại sụn này không gây ứng kích, có độ tương thích trên 95% với cơ thể. Vì vậy không có tình trạng dị ứng sụn nâng. Mũi sau nâng lên form đẹp, nhanh gom, nhanh lành.
2.2.4. Nâng mũi bằng sụn PureForm
Sụn Pureform cũng được đánh giá là loại sụn mũi cao cấp, tốt nhất hiện nay. Sụn PureForm được làm 100% từ ePTFE – chất liệu vốn được sử dụng làm mạch máu nhân tạo, chất liệu sụn gần như sụn tự thân. Nhờ cấu tạo hàng triệu lỗ nhỏ li ti, sau khi đặt sụn vào mũi, các mạch máu của cơ thể sẽ chui vào những lỗ nhỏ ấy mà tạo thành tổ chức bền chặt.
Sụn Pureform được đúc với dạng khối 3D nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Vì vậy phù hợp với mọi dáng mũi. Khắc phục được tình trạng bóng đỏ, lộ sóng.
2.2.5. Nâng mũi bằng sụn Nanoform
Sụn Nanoform là chất liệu sụn mũi cao cấp mới ra đời nhưng có nhiều điểm nổi bật cả về độ tương thích lẫn độ bền. Sụn này được làm từ 100% ePTFE, đã được FDA (Hoa Kỳ) kiểm định chất lượng. Sụn có dáng ôm vừa khít với sống mũi và chiều dài chỉ bằng ⅔ sóng mũi.
Sụn Nanoform có độ tương thích với cơ thể cao trên 90%, phù hợp cho người có cơ địa nhạy cảm. Đặc biệt sụn có trọng lượng nhẹ nên không tạo áp lực cho vùng mũi. Có khả năng định hình cao, không bị xô lệch khi va chạm.
2.2.6. Nâng mũi bằng sụn sinh học
Nâng mũi bằng sụn sinh học là một vật liệu thẩm mỹ dùng để nâng mũi được sử dụng rất phổ biến. Loại sụn này có thể sử dụng để áp dụng cho kỹ thuật nâng mũi cấu trúc 4D và nâng mũi cấu trúc 4D siêu âm. Sụn có thể được nhận biết thông qua dáng dọc theo sống mũi, trên phần sống sẽ có khớp nối.
Ưu điểm:
- Sụn sinh học có độ bám dính cao và có thể tạo điều kiện cho các mạch máu và mô hình thành tốt hơn.
- Khả năng tương thích với cơ thể được đánh giá với tỷ lệ trên 80%.
- Cấu tạo giúp cho quá trình tạo hình diễn ra dễ dàng và hạn chế được nguy cơ xảy ra tình trạng lệch sống mũi.
- Với những người có cơ địa nhạy cảm vẫn có thể sử dụng được loại sụn này.
- Có độ an toàn cao và thường có thể duy trì được từ 20 – 50 năm.
Nhược điểm:
- Không áp dụng cho các trường hợp xảy ra tai nạn khiến cho vùng da mũi mỏng đi và trở nên nhạy cảm hơn.
- Trong trường hợp áp dụng cho những đối tượng có mũi gồ hoặc mũi vẹo thì phải tiến hành chỉnh hình xương trước khi thực hiện.
- Sụn chỉ có thể đạt vào phần sống mũi, mặc dù có trọng lượng nhẹ nhưng khả năng gây kích ứng ở phần đầu mũi vẫn có thể xảy ra nên cần cân nhắc khi bọc sụn đầu mũi.
2.2.7. Nâng mũi bằng sụn Gore-Tex
Sụn Gore-Texmỹ được cấu tạo từ nhựa polytetrafluoroethylene (e-PTFE). Hiện nay, nó cũng được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện dáng mũi của mình. Với thiết kế là những lỗ nhỏ li ti giúp làm tăng khả năng bám dính vào thành mũi và hạn chế tối đa tình trạng lệch sống sau khi thực hiện. Bên cạnh đó, nó còn được đánh giá cao trong khả năng khắc phục các khuyết điểm và tạo độ vững chắc cho thành mũi.
Ưu điểm:
- Sụn có khả năng bám tốt và khi sử dụng lâu sẽ không gây ra tình trạng tụt sụn cũng nhưng sụn bị lệch.
- Có khả năng chịu nhiệt cao, có thể đánh giá là tốt nhất so với các loại sụn trên thị trường.
- Mang lại dáng mũi tự nhiên do cấu tạo bởi chất liệu dễ tạo hình.
Nhược điểm:
- Độ bám dính cao cũng có thể gây ra một số khó khăn. Nếu quá trình thực hiện hoặc chăm sóc không đảm bảo có thể sẽ rất khó để loại bỏ khỏi mũi.
- Một số trường hợp xuất hiện tình trạng co rút sụn sau một thời gian sử dụng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thẩm mỹ.
- Có thời gian duy trì không lâu dài và có thể gây ra các biến đổi sau một thời gian sử dụng.
3. Xử dụng sụn nâng mũi thế nào là hợp lý?
Sụn nâng mũi nhân tạo mặc dù có tính chất mềm dẻo rất dễ định hình lại đa dạng về size, có độ bền cao nhưng nó chỉ có tác dụng định hình và nâng cao sống mũi, không thể kéo dài đầu mũi. Trong khi đó, những trường hợp da mũi mỏng thì sau 1 thời gian, sụn nhân tạo tụt xuống sẽ khiến đầu mũi dễ bị bóng đỏ, lộ sóng…
Còn về sụn tự thân, mặc dù sụn nâng mũi này lấy từ chính cơ thể người cần phẫu thuật, độ tương thích 100%, không bị dị ứng hay đào thải. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng quá vào loại sụn này như nâng mũi 100% bằng sụn tự thân.
Bạn nên biết rằng bản chất của sụn tự thân là sẽ co rút. Đã có rất nhiều trường hợp thời gian đầu nâng mũi bằng sụn tự thân rất đẹp nhưng sau 1 khoảng thời gian mũi bị nhăn nhúm, biến dạng, dáng mũi không được như ban đầu.
Vì thế để nâng mũi an toàn là có sự kết hợp giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo là hợp lý. Theo đó, sụn nhân tạo được đưa vào để định hình và nâng cao sống mũi, sau đó sử dụng sụn tự thân để bao bọc đầu mũi.
4. Phương pháp nâng mũi an toàn nhất hiện nay?
Mỗi phương pháp nâng mũi đều có những ưu điểm nhất định và phù hợp với các trường hợp mũi riêng biệt. Thực tế, không hề có phương pháp nâng mũi an toàn nhất, chỉ có loại nâng mũi phù hợp nhất cho từng đối tượng. Do đó để biết nên nâng mũi loại nào tốt nhất, bạn cần đến thăm khám và nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp dành cho bạn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- so sánh sụn Surgiform và sụn Softxil
- sụn nâng mũi Softxil có tốt không
- sụn nâng mũi tốt nhất hiện nay
- nâng mũi nên dụng sụn gì
- nâng mũi sụn Pureform
- nâng mũi sụn Mỹ có tốt không
- sụn mũi Nanoform
- nâng mũi sụn nhất có tốt không
- nâng mũi an toàn
- nâng mũi an toàn nhất
- nâng mũi filler có an toàn không