Nâng mũi gây tê hay mê là điều khiến cho không ít tín đồ làm đẹp cảm thấy băn khoăn và e ngại trước khi đưa ra quyết định nâng mũi. Mặc dù bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn chi tiết về vấn đề này nhưng việc chuẩn bị thêm hành trang về kiến thức thẩm mỹ cũng là điều rất quan trọng.
Mục lục
1. Nâng mũi gây tê hay mê là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi nâng mũi gây tê hay mê khác nhau như thế nào thì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm của hai phương pháp này là như thế nào.
1. Gây tê là gì?
Gây tê là việc chúng ta sẽ tiêm vào vùng phẫu thuật một lượng thuốc khiến các dây thần kinh cảm giác tại vùng đó tê liệt tạm thời, từ đó chúng ta không thể cảm nhận được đau đớn hay khó chịu. Người được tiêm tê vẫn hoạt động não bộ và tỉnh táo như bình thường. Có hai cách gây tê:
- Gây tê tại chỗ: Đây là cách gây tê áp dụng cho những vùng phẫu thuật nhỏ, khiến vùng này không còn cảm giác đau đớn.
- Gây tê vùng: Được áp dụng với vùng rộng hơn, thường các bác sĩ sẽ chích thuốc tê vào tủy sống hay ngoài màng cứng làm mất cảm giác đau ở cả một vùng rộng như lưng, bụng hay tay chân…
1.2. Gây mê là gì?
Đây là việc sử dụng thuốc làm tê liệt toàn bộ cơ quan cảm giác, làm mất cảm giác toàn thân, bệnh nhân sẽ không hay biết gì, rơi vào trạng thái vô thức. Có thể thực hiện gây mê qua tĩnh mạch hoặc qua đường thở nhờ chụp mê bằng ống thở.
Điểm đặc biệt của cách làm này là bắt buộc cần có ống thở, hỗ trợ duy trì hoạt động hô hấp và trao đổi khí diễn ra bình thường.
Việc áp dụng nâng mũi gây tê hay mê sẽ phụ thuộc vào mức độ can thiệp khi phẫu thuật. Với những ca phẫu thuật lớn, thời gian kéo dài và mức độ can thiệp sâu, các bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định gây mê. Tuy nhiên, với những vùng can thiệp nhỏ, thời gian diễn ra nhanh chóng thì chỉ cần thực hiện gây tê.
2. Nên nâng mũi gây tê hay mê?
Để có thể so sánh một cách khách quan và cụ thể hơn giữa 2 phương thức này trong nâng mũi, các chuyên gia đã đánh giá đầy đủ dựa trên cả góc nhìn tích cực và tiêu cực.
2.1. Phương pháp gây tê khi nâng mũi
Tiêm gây tê rất thích hợp để dùng cho các ca phẫu thuật có thời gian kéo dài trong phạm vi từ 30-45 phút. Sau khoảng 1-2 tiếng đồng hồ tiếp theo, mọi cảm giác sẽ khôi phục trở lại hoàn toàn.
2.1.1. Ưu điểm
Bởi vì vẫn giữ được trạng thái tỉnh táo trong suốt quá trình nâng mũi nên bạn sẽ có cảm giác an toàn hơn. Do tâm lý của con người chỉ có xu hướng ổn định khi biết rõ về những điều đang xảy ra với mình.
Đồng nghĩa với điều đó, bạn sẽ không cần lo lắng về bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt hay phức tạp nào trước khi vào phòng phẫu thuật.
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: 80% những khách hàng được áp dụng gây tê sẽ trải qua thời gian hồi phục mũi nhanh hơn và ít gặp biến chứng.
Ngoài ra, những cơn đau nhức trong vòng 24h khi kết thúc phẫu thuật cũng được giảm thiểu đi đáng kể nhờ tiêm thuốc tê. Vì thế, những người có cơ địa khỏe sẽ cảm thấy những phản ứng hậu phẫu rất nhẹ nhàng, nằm trong khả năng chịu đựng.
2.1.2. Nhược điểm
Trong một số trường hợp hiếm, bạn có thể bị dị ứng với loại thuốc tê này và dễ dẫn tới những biểu hiện nghiêm trọng như: co giật, khó hô hấp, tim ngừng tuần hoàn máu…
Khi tiêm thuốc vào cơ thể, một vài người cảm thấy đau và rất khó chịu. Cho tới khi hồi phục cảm giác, bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ:
- Nóng và ngứa ran vùng mũi.
- Bị bầm máu kèm theo đau nhức nơi tiêm.
- Xuất huyết và chảy dịch ra ngoài.
- Chóng mặt, đau đầu, mờ mắt.
Nếu ở mức độ nhẹ, các biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi. Thế nhưng, khi xuất hiện sự bất thường khác thì bạn cần liên hệ ngay với chuyên viên chăm sóc để được xử lý.
2.2. Phương pháp gây mê khi nâng mũi
Với một quá trình tái cấu trúc mũi đòi hỏi nhiều công đoạn giải phẫu phức tạp và kéo dài từ 120-150 phút, biện pháp gây mê chính là một lựa chọn hoàn hảo.
2.2.1. Ưu điểm
Đa số các bác sỹ đều cho rằng khi thực hiện thao tác nâng mũi với một người đang trong trạng thái hôn mê sẽ dễ dàng đạt được kết quả thẩm mỹ cao. Hơn nữa, khả năng chảy máu tại vết thương sẽ ít hơn đáng kể, đặc biệt tránh được tình trạng lo lắng quá mức gây cản trở phẫu thuật.
Bên cạnh đó, do quá trình hô hấp được hỗ trợ bằng máy thở, huyết áp có thể được duy trì vừa phải và tạo điều kiện giảm thiểu bầm tím, sưng tấy, chảy máu.
Đồng thời, nếu như khâu gây mê được kiểm soát tốt sẽ ít làm sang chấn mô mũi. Nhờ đó, có những người ngừng uống thuốc giảm đau chỉ sau 1-2 ngày và mọi triệu chứng sau nâng xuất hiện không quá nặng nề.
2.2.2. Nhược điểm
Đi đôi với những ưu điểm kể trên, việc dùng thuốc mê cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định như:
- Chóng mặt, vận động chậm chạp trong 3-5 ngày đầu.
- Đau họng, khô miệng và khó thở do đặt ống dẫn khí.
- Đôi khi bị rùng mình.ớn lạnh.
Vì vậy, bạn sẽ được theo dõi vài ngày ở phòng hồi sức, nên mất nhiều thời gian hơn để trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Nếu cơ địa của bạn yếu kém và khó chữa lành nhanh chóng, tiến trình hồi phục có thể kéo dài vài tháng.
Nếu muốn giảm thiểu tác dụng phụ, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước khi nâng mũi thẩm mỹ như: giữ tinh thần ổn định, tập luyện thể lực, ngừng uống thảo dược, rượu bia và thuốc lá…
3. Phương pháp tiền mê khi nâng mũi
3.1. Tiền mê khi nâng mũi là gì?
Trong phẫu thuật nâng mũi, để giảm đau cho khách hàng có thể lựa chọn các phương pháp như gây mê, gây tê. Bên cạnh đó, một phương pháp cũng có thể sử dụng để tránh tình trang sợ hãi khi động dao kéo đó là phương pháp tiền mê khi nâng mũi. Vậy tiền mê khi nâng mũi là gì?
Tiền mê khi nâng mũi là một phương pháp giảm đau phổ biến tại các viện nâng mũi ở Hàn Quốc, và đang bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Với những ưu điểm vượt trội, những lợi ích khó thay thế mà nó mang lại thì tiền mê cứng đáng được bạn quan tâm tìm hiểu trước khi phẫu thuật.
Tiền mê khi nâng mũi là một phương pháp giảm đau trong lúc làm phẫu thuật, có thể lựa chọn tiêm hoặc uống thuốc trực tiếp. Ở thời điểm hiện tại, tiền mê đã được áp dụng sử dụng phổ biến hơn, để tránh những tình trạng lo lắng của khách hàng trước ca phẫu thuật và tiến hành trọn vẹn nhất.
3.2. Ưu điểm của phương pháp tiền mê
Hiện nay, tiền gây mê ngày càng sử dụng rộng rãi trong các ca nâng mũi như nâng mũi S line, hay nâng mũi cấu trúc sụn sườn,.. Vậy ưu điểm gì khiến nó được nhiều người ưu chuộng đến như vậy?
- Câu hỏi luôn luôn gặp phải và cũng là rất nhiều lo lắng cho khách hàng là nâng mũi có đau không và câu trả lời hoàn toàn không. Vì hiện nay rất nhiều phương pháp được áp dụng trước phẫu thuật như gây mê, gây tê,.. và điển hình một phương pháp mới là tiền mê. Vẫn giúp bạn không còn đau đớn nữa, những vẫn nhận thức được xung quanh.
- Nếu như phương pháp gây mê là bạn sẽ chìm vào trạng thái hôn mê vô thức, gây tê chỉ gây tê tại một vùng phẫu thuật như vùng mặt, vùng mũi. Còn tiền mê bạn vẫn ý thức được mọi thứ.
- Bạn vẫn ý thức được mọi thứ đang diễn ra như thế nào, ekip thực hiện phẫu thuật là ai, quá trình nâng mũi ra sao,…và hoàn toàn không đau.
- Nhiều trường hợp sau khi tiêm thuốc mê tỉnh dậy, có nhiều dấu hiệu say thuốc như vật vờ, buồn nôn, chóng mặt, thì cần được ở lại bênh viện theo dõi. Tuy nhiên với phương pháp tiền mê, bạn không cần lo ngại vấn đề đấy xảy ra. Tiền mê nói không với say thuốc mê.
Tiền mê trước nâng mũi đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng, có thể kể đến như:
- Hạn chế việc đường hô hấp chảy dịch trong lúc phẫu thuật nâng mũi
- Cải thiện tình trạng hồi hợp bồn chồn ở khách hàng trước khi phẫu thuật, do chứa một số thuốc làm giảm tình trạng nôn nao, lo lắng như medizolam,…
- Việc giảm đau trong các ca phẫu thuật là hết sức cần thiết, bên cạnh đó thuốc giảm đau còn có thể sử dụng trong lúc làm phẫu thuật khi khách hàng đã bắt đầu thuốc cũ không còn tác dụng.
- Giảm các tình trạng như nôn, nhợn ói,ói mữa có thể xảy ra trong hay sau khi mổ nhưng không phải ai cũng gặp phải.
- Giữ trạng thái ổn định của cơ thể bên cạnh việc giảm đau, tiền mê còn có thể kiểm soát các trạng thái của cơ thể như giữ nhịp tim ổn định không bị đập quá nhanh trong lúc làm phẫu thuật, huyết áp ở mức chấp nhận được làm phẫu thuật.
4. Tỉnh mê sau nâng mũi nên làm gì?
Sau quá trình phẫu thuật nâng mũi thành công, bạn sẽ được đưa vào phòng hồi sức, tại đây chúng ta sẽ được đội ngũ điều dưỡng trợ tá hỗ trợ sau khi làm phẫu thuật. Bạn sẽ được tư vấn về chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh mũi, ổn định dáng mũi sau nâng. Điều dáng chú hơn đó là bạn phải có kỉ luật cho mình như nghỉ ngơi hợp lí, kiêng ăn đồ phong, đồ dị ứng,..
Sau khi hoàn thiện hồ sơ thủ tục và sức khỏe dần ổn định, bác sĩ có thể cho bạn về ngay trong ngày, còn nếu như sức khỏe chưa ổn định sau tỉnh mê, bạn có thể ở lại viện để theo dõi và hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật một cách an toàn và tốt nhất.
Bạn có thể chủ động lựa chọn nâng mũi gây tê hay mê, nhưng các chuyên gia thường căn cứ vào điều kiện sức khỏe, đặc điểm của ca phẫu thuật để đưa ra lời khuyên tốt nhất. Vì thế, điều quan trọng hơn mà bạn cần chú ý đến đó là tìm hiểu nơi thẩm mỹ đáng tin cậy, đảm bảo kết quả nâng mũi như ý.