Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng là dấu hiệu bình thường hay bất thường? Có nguy hiểm không? Hay nên làm gì để giảm sưng? là băn khoăn của rất nhiều người mới tiến hành nâng mũi làm đẹp. Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Trọng Thành tìm lời giải đáp chính xác nhất ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng có làm sao không?
Nâng mũi cũng là một dạng tiểu phẫu nhỏ, theo đó bác sĩ sẽ sử dụng những thiết bị chuyên dụng rạch một đường nhỏ tại mũi để đưa lớp độn giúp tăng chiều cao mũi lên. Do đó, sau khi tiến hành nâng mũi sẽ có các vết thương hở xuất hiện tại mũi, cấu trúc mũi bị thay đổi nên cần có thời gian hồi phục như các phẫu thuật thẩm mỹ bình thường.
Thông thường tình trạng mũi bị sưng to, đau nhức là hiện tượng hết sức tự nhiên, thường kéo dài trong vài ngày đầu, đôi khi cũng có người kéo dài đến 3- 5 ngày hoặc cho tới khi cắt chỉ. Cũng có trường hợp nâng mũi 2 tháng vẫn sưng khiến người bệnh vô cùng lo lắng vì sợ nhiễm trùng.
Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng là dấu hiệu bình thường hay nguy hiểm thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sưng thế nào, có triệu chứng bất thường nào kèm theo hay không. Tuy nhiên hầu hết hiện tượng sưng kéo dài trong 7 ngày là khá bình thường.
2. Nguyên nhân khiến nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng
Nếu gặp phải tình trạng nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng không hết thì có thể là do các nguyên nhân sau:
2.1. Kỹ thuật nâng mũi phức tạp
Lĩnh vực thẩm mỹ làm đẹp là một trong những ngành nghề phát triển nhất hiện nay với hàng loạt các kỹ thuật hiện đại ra đời. Đặc biệt với nâng mũi có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện các khuyết điểm của mũi hoàn hảo đồng thời có thời gian duy trì lâu nhất có thể. Tùy từng dáng mũi, vật liệu chọn mà các kỹ thuật sử dụng khác nhau.
Các kỹ thuật càng phức tạp thì thời gian phục hồi càng kéo dài. Ví dụ với các kỹ thuật nâng mũi cấu trúc vừa dùng sụn tự thân tại sống mũi kết hợp sụn nhân tạo tại đầu mũi cần phải bóc tách khoang mũi nhiều, thời gian để kết nối sụn nhân tạo, sụn tự thân với nhau cũng lâu hơn bình thường. Do đó tình trạng nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng là khá bình thường.
Hầu hết với các phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo thường phục hồi khá lâu do chất liệu này cần có thời gian để bám dính chắc vào sụn mũi, nhất là với những trường hợp nâng mũi cao. Vì thế mà thời gian sưng mũi cũng kéo dài, có thể kèm theo đau nhức phù nề nhẹ nhưng không hề nguy hiểm.
2.2. Do cơ địa từng người
Cơ địa dữ có thể hiểu đơn giản là những người dễ bị dị ứng, mẫn cảm hơn những người bình thường. Những đối tượng này thường có thời gian bình phục lâu hơn, dễ để lại sẹo sau phẫu thuật kể cả khi đã tiến hành ăn uống kiêng khem kỹ lưỡng. Bởi thế bác sĩ thường khuyên những đối tượng này cần xem xét kỹ trước khi tiến hành nâng mũi hay các phương pháp làm đẹp khác.
Trong trường hợp có chế độ sinh hoạt khoa học ổn định kéo dài, những đối tượng này có thể hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện sẹo nhưng có thời gian phục hồi khá lâu. Mũi bị nặng nề, đau nhức hay sưng tím nhẹ nhưng cũng chưa quá nguy hiểm và có thể khắc phục được.
Một số yếu tố liên quan đến cơ địa khác cũng có thể làm nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng như những người có đầu chóp mũi quá to. Với các phẫu thuật thu nhỏ cánh mũi, đầu mũi có thể xuất hiện hiện tượng mũi sưng trong vài ngày đầu, thậm chí còn to hơn cả ban đầu sau đó mới dần thu nhỏ kích thước và hoàn hảo khi phục hồi hoàn toàn.
Da mũi quá dày, người có lỗ chân lông to hay thuộc loại da dầu nhờn cũng có thể gặp tình trạng này do khả năng bài tiết kém. Sau khi nâng mũi cần phải băng kín trong vài ngày khiến các chất không thoát ra được, tích tụ tại mũi và gây nên tình trạng sưng. Hầu hết sau khi cắt chỉ, mũi được thông thoáng và vệ sinh sạch sẽ sẽ làm cải thiện tình trạng này mà bạn không cần lo lắng.
2.3. Tay nghề của bác sĩ nâng mũi
Tay nghề của bác sĩ đóng vai trò rất lớn trong kết quả nâng mũi cũng như mức độ an toàn. Những bác sĩ chưa có kinh nghiệm, tay nghề kém, thiếu kỹ thuật không chỉ làm mũi bị sưng viêm lâu mà còn có thể dẫn đến viêm nhiễm, mũi phù nề sưng tím và có thể hư hỏng cao.
Trong quá trình nâng mũi, nếu bác sĩ cầm máu kém, bóc tách quá nhiều, xâm lấn quá mức khiến cho thời gian phục hồi lâu hơn, nguy cơ sưng cũng cao hơn có thể kèm theo bầm tím đau nhức. Tuy nhiên với mức độ này vẫn còn khá bình thường có thể xử lý được.
Tuy nhiên nếu xuất hiện tình trạng nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng khiến mũi phù nề bầm tím kéo dài, có thể chảy dịch mũi, có mủ, mũi đau nhức trầm trọng kèm theo sốt cao thì đây có thể là triệu chứng bất thường. Mũi có nguy cơ đã bị nhiễm trùng hư hỏng và cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý.
2.4. Vật liệu nâng mũi
Trước khi tiến hành nâng mũi, các bác sĩ sẽ luôn làm các xét nghiệm để thử phản ứng của người nâng với chất liệu mũi nhằm xem xét mức độ tương thích. Tuy nhiên tại một số cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín bỏ qua bước này khiến một số người bị dị ứng với chất liệu nâng, xảy ra quá trình đào thải khiến mũi bị sưng bầm kéo dài.
Tình trạng này có thể xảy ra với những người sử dụng các chất liệu nhân tạo hay tiêm filler làm đầy mũi. Mũi có dấu hiệu sưng viêm phù nề, đau nhức khó chịu và có nguy cơ hoại tử cao nếu không cải thiện nhanh chóng. Các triệu chứng dị ứng sẽ xuất hiện ngay trong vòng 10 ngày đầu nâng mũi nên bạn có thể phát hiện và xử lý nhanh chóng.
Hầu hết với các trường hợp dị ứng sẽ phải tiến hành phẫu thuật rút sụn mũi ra để ngăn ngừa nguy cơ hoại tử bên trong. Nếu tình trạng dị ứng nhiễm trùng dẫn tới hoại tử quá nặng việc chỉnh sửa mũi lại cần phải chờ thêm nhiều thời gian nhưng không thể đảm bảo có thể lấy lại cấu trúc mũi hoàn hảo ban đầu. Do đó các chuyên gia thường khuyến khích nên lựa chọn nâng mũi sụn tự thân hoặc tìm đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để làm đẹp.
2.5. Chế độ chăm sóc sau nâng mũi
Chế độ chăm sóc hậu phẫu có liên quan trực tiếp đến quá trình hồi phục và mức độ hoàn hảo của mũi sau khi nâng. Theo đó những vấn đề có thể khiến nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng như vận động quá mạnh, ăn các thực phẩm dễ để lại sẹo như thịt bò, rau muống, xôi.. hay dùng thuốc sai cách.
Sau nâng mũi, bác sĩ thường khuyến khích nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh có thể làm cấu trúc mũi chưa lành bị ảnh hưởng. Nhẹ thì mũi có thể bị sưng to lâu ngày, nặng hơn thì mũi bị cong vẹo, sai lệch với cấu trúc mong muốn cùng rất nhiều biến chứng khác. Trong một số trường hợp có thể phải tiến hành phẫu thuật lại để chỉnh sửa cấu trúc mũi.
Với chế độ ăn uống, người nâng mũi được khuyến khích tránh xa các thực phẩm cứng, đồ ăn gây dị ứng hay các món ăn dễ để lại sẹo như hải sản, thịt bò, trứng.. Những thực phẩm này có thể kích thích quá trình đùn thịt lên và để lại sẹo xấu xí trên mũi. Hầu hết trường hợp này cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để giải quyết kịp thời.
Ngoài ra một số người nâng mũi thường có cảm giác đau nhức khó chịu trong nhiều ngày nên bên cạnh các loại thuốc được chỉ định còn dùng thêm một số loại thuốc giảm đau giảm sưng khác. Dung thuốc không đúng cách, lạm dụng thuốc quá mức cũng có thể là lý do khiến mũi bị sưng lâu ngày mà không hồi phục theo đúng dự định.
2.6. Mũi bị nhiễm trùng
Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng kèm theo tình trạng chảy nước mũi, chảy dịch, chảy mũi, bầm tím thì có thể chính là dấu hiệu viêm nhiễm. Đây là một triệu chứng nguy hiểm có thể gây hoại tử mũi cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới hình dáng, chất lượng mũi mà bạn cần nhanh chóng phát hiện và xử lý.
Nhiễm trùng có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân như kỹ thuật của bác sĩ, dị ứng chất liệu độn, quá trình phẫu thuật không đảm bảo các yếu tố vô trùng khử trùng, viêm nhiễm sau khi nâng do chăm sóc hậu phẫu sai cách.
Với dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ có thể chỉ cần dùng kháng sinh để loại bỏ các ổ viêm nhiễm, tuy nhiên nếu nhiễm trùng quá nặng thì cần phải tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa hoại tử sâu vào cấu trúc mũ.
3. Dấu hiệu nguy hiểm nếu nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng
Mũi bị sưng lâu nhưng vẫn có những tiến triển tốt, mũi đã không còn cảm giác nặng nề, các tiến triển cũng tốt hơn, form dáng mũi dần ổn định thì có thể chính là dấu hiệu bình thường mà bạn không cần quá lo lắng. Lúc này dù có nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng nhưng hầu hết đều không gây ra tình trạng đau nhức hay bầm tím thì bạn có thể yên tâm hơn.
Mặt khác, nếu tình trạng sưng mũi kèm theo các dấu hiệu sau đây thì bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời
- Mũi bị sưng to, bầm tím.
- Mũi đau nhức nghiêm trọng.
- Sốt cao, xuất hiện hạch do có liên quan đến các yếu tố viêm nhiễm, nhiễm trùng.
- Đầu mũi sưng to, bóng đỏ.
- Mũi chảy máu hoặc dịch, mũi có mùi hôi.
- Mũi bị biến đen.
- Xuất hiện dịch mủ, nước mũi có mùi hôi khó chịu.
Đây đều là các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nâng mũi cực kỳ nguy hiểm mà bạn cần tránh xa. Xử lý quá muộn sẽ làm tăng nguy cơ mũi bị hoại tử, ăn mòn cấu trúc bên trong và cần tiến hành phẫu thuật nâng sửa mũi thêm nhiều lần. Sức khỏe theo đó cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên có một may mắn chính là thời gian 7- 10 ngày sau nâng mũi thường là thời điểm chuẩn bị tiến hành cắt chỉ mũi và tái khám. Do đó nếu phát hiện các bất thường lúc này bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành xử lý để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu phát hiện càng sớm các dấu hiệu nhiễm trùng nếu có sẽ càng giúp cho quá trình điều trị nếu có đơn giản và dễ dàng hơn.
3. Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng thì phải làm sao?
Nếu vẫn không yên tâm, bạn nên liên hệ với bác sĩ hay đến trực tiếp cơ sở thẩm mỹ để được kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp, Trong trường hợp không có dấu hiệu nguy hiểm, bạn vẫn sẽ được chỉ định về chăm sóc tại nhà và có thể dùng thêm một số loại thuốc giảm đau giảm sưng. Bạn nên tuyệt đối thực hiện theo kê đơn từ bác sĩ chuyên môn, không tự ý dùng thuốc ngoài có thể làm ảnh hưởng tới thời gian phục hồi.
Nếu tình trạng mũi sưng làm bạn cảm thấy khó chịu, kèm theo đau nhức nhẹ trong những ngày đầu có thể tham khảo áp dụng một số phương pháp sau
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thường bác sĩ có thể chỉ định thêm Long Huyết hay thuốc giảm đau Efferalgan.. để giúp giảm đau giảm sưng mà không gây ra nhiều tác dụng phụ
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, khi ngủ có thể kê cao đầu làm mũi dễ thở, lượng oxy tuần hoàn có thể giúp giảm cảm giác đau đầu, đau mũi nên cũng dễ thở hơn
- Chườm nóng hay chườm ấm đúng phương pháp sẽ giúp giảm sưng đau khá tốt. Tuy nhiên chú ý không áp mạnh lên mũi vì có thể ảnh hưởng đến cấu trúc mũi hay không để nước dính xuống mũi có thể gây nhiễm trùng
- Massage mũi nhẹ nhàng, đúng phương pháp để máu huyết lưu thông tuần hoàn giúp các dưỡng chất đến mũi nhiều hơn, mũi nhanh phục hồi và giảm sưng đáng kể.
- Uống trà thảo dược có thể giúp làm ổn định tinh thần, vừa giảm đau vừa giảm sưng đáng kể. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại nước trái cây hay nước ép rau củ để tăng cường các vitamin và khoáng chất. Nước sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định để đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại mũi
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
- Tránh xa các thực phẩm có thể kích thích mưng mủ hay để lại sẹo
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, với những người có cơ địa dữ nên ưu tiên việc ăn kiêng lâu dài cho tới khi mũi thực sự hoàn chỉnh
Các chuyên gia thẩm mỹ cũng khuyến khích lựa chọn các chất liệu sụn tự thân để nâng mũi nhằm hạn chế các nguy cơ bất thường sau nâng mũi cũng như có thể duy trì form mũi lâu dài nhất. Đồng thời đừng quên làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín để phòng tránh các dấu hiệu bất thường sau nâng mũi có thể xảy ra hiệu quả nhất.
Hy vọng những chia sẻ trên đây xu bác sĩ Nguyễn Trọng Thành đã giúp bạn giải đáp băn khoăn nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng là bình thường hay bất thường. Tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với các cơ sở thẩm mỹ để được xem xét và hỗ trợ chính xác nhất, tránh tự xử lý tại nhà có thể khiến tình trạng mũi trầm trọng hơn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- mắt sưng húp sau nâng mũi
- dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi
- nâng mũi bao lâu hết cũng
- nâng mũi xong bị sưng
- nâng mũi 1 tháng vẫn còn sưng
- đầu mũi sưng to sau khi nâng
- nâng mũi bị sưng trán
- nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu
- nâng mũi sau 1 năm bị sưng
- nâng mũi 1 tháng vẫn sưng
- nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng
- nâng mũi sau 3 tháng bị sưng
- nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
- nâng mũi 2 tháng vẫn còn sưng
- nâng mũi 6 ngày mà vẫn còn sưng