Nâng mũi nên ăn gì? Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần phải tuân thủ theo những dặn dò của bác sĩ, đặc biệt là trong việc kiêng cữ và chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Bởi, thời gian phục hồi và kết quả nâng mũi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của bạn.
Mục lục
1. Nâng mũi nên ăn gì để nhanh lành?
Sau khi nâng mũi nên ăn gì luôn là câu hỏi muôn thuở được khá nhiều tín đồ làm đẹp quan tâm sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
Bên cạnh việc nghỉ dưỡng, uống đầy đủ thuốc theo chỉ định, đến thăm khám để tháo nẹp và cắt chỉ khi tới hẹn thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi và định hình của dáng mũi, lên đến 50%. Do đó sau khi nâng mũi, bạn cần chú ý xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp. Ngoài việc kiêng ăn những thực phẩm không tốt, còn phải bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tái tạo và làm giảm phản ứng sưng viêm ở vùng mũi.
1.1. Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
- Nên ăn các loại rau mà lá có màu xanh càng đậm càng tốt như bông cải, cải xoăn, rau cải, xà lách, bắp cải, rau ngót, rau đay, cải ngọt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan… chứa nhiều hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ tái tạo tế bào da, giúp da trở nên mịn màng và làm chậm quá trình lão hóa.
- Hãy ăn những loại củ như cà rốt, khoai lang, củ cải đường… bổ sung các chất dinh dưỡng, chất chống viêm hiệu quả cho mũi sau phẫu thuật.
- Ăn các loại quả mọng như việt quất, kỷ tử, dâu tây, nho, mâm xôi… chứa nhiều vitamin giúp đẹp da, mờ sẹo, hỗ trợ kháng viêm, giảm các triệu chứng sưng bầm ở mũi.
Lưu ý: Bạn cũng có thể dùng phối hợp các loại rau củ quả thành nước ép, sinh tố để dễ dàng sử dụng hơn, tránh nhai nhiều để ảnh hưởng chiếc mũi mới phẫu thuật.
1.2. Thực phẩm chứa chất béo tốt
- Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt mè, hạt điều, hạt chia, hạt lanh, hạt hoa hướng dương, hạt quả hồ đào…
- Các loại đậu: đậu nành, đậu khô và đậu Hà Lan…
- Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu dừa, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu mè, dầu hạt cải và dầu hạt nho…
- Các loại ngũ cốc: Ngô, yến mạch…
- Các loại bơ: Bơ dừa, bơ hạnh nhân và bơ tươi…
- Quả: Quả bơ và quả hạch
Các loại thực phẩm này đều hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu vitamin, đề cao hệ miễn dịch, giảm nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả.
1.3. Thực phẩm nhiều protein
Trả lời câu hỏi sau khi nâng mũi nên ăn gì đó là bạn nên ăn các thực phẩm giàu protein hỗ trợ cho quá trình làm lành vết thương, tái tạo da và tạo mới mạch máu mau hơn. Vì vậy, khi cơ thể không bổ sung đủ chất đạm thì vết thương ở mũi sẽ lâu lành hơn.
Nhưng phần lớn món ăn giàu đạm (protein) như thịt bò, thịt gà, trứng, cá… đều cần kiêng sau nâng mũi. Và những thực phẩm mà bạn có thể dùng thay thế đó là thịt heo, sữa, đậu nành (đậu hũ) và các loại cây họ đậu.
1.4. Uống nhiều nước
Tuy đơn giản nhưng rất cần thiết, hãy bổ sung 1,5 đến 3 lít vào cơ thể mỗi ngày để máu lưu thông thật tốt, giải độc và thanh lọc cơ thể.
2. Không nên ăn gì sau khi nâng mũi
Bên cạnh việc nâng mũi nên ăn gì để mau lành thì các loại thực phẩm không nên ăn cũng rất quan trọng, mặc dù vết thương để lại rất nhỏ nhưng bạn cũng phải đặc biệt chú ý trong việc ăn uống và kiêng khem để tránh để lại sẹo cũng như giúp vết thương nhanh lành và phục hồi.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bạn cần phải loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống của mình sau phẫu thuật:
2.1. Rau muống
Đứng đầu trong danh sách cần kiêng cữ là rau muống. Theo Đông y, rau muống được coi như một bài thuốc rất tốt trong việc giải độc, sinh da thịt, lợi tiểu, nhuận tràng. Tuy nhiên, nó lại làm đầy vết thương và kích thích lành da rất nhanh. Do đó, dù vết thương lớn hay nhỏ, khi bạn ăn nhiều rau muống có thể làm cho thịt đầy lên rất nhanh tạo thành sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vậy nên, sau nâng mũi bạn cần phải tránh xa loại thực phẩm này.
2.2. Thịt gà & Đồ nếp
Đây là những món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, đồ nếp và thịt gà lại có tính nóng, có thể làm cho vết mổ bị sưng, đau nhức và có thể mưng mủ khiến vết thương lâu lành hơn. Sau phẫu thuật, nếu bạn sử dụng các thực phẩm này sẽ làm cho vết thương dễ sưng tấy, làm chậm quá trình khô da và lên da non của vết thương.
2.3. Hải sản
Hải sản là món khoái khẩu của nhiều người nhưng loại thực phẩm này cũng dễ gây dị ứng cho nhiều người. Những loại thức ăn có vị tanh như tôm, cua, cá… sẽ làm cho các vết thương trở nên khó chịu hơn do bị ngứa, nhức và sưng đỏ, da cũng lâu liền hơn và rất dễ để lại sẹo lồi. Do đó, cho đến khi chiếc mũi hoàn toàn phục hồi thì hải sản cũng nằm trong danh sách những thực phẩm cần phải tránh.
2.4. Thịt bò & Trứng
Theo kinh nghiệm dân gian, khi vết thương đang trong quá trình hồi phục và mọc da non mà ăn trứng thì sẽ làm cho vùng da bị thương trắng hơn bình thường, còn ăn thịt bò thì ngược lại vùng da mới mọc dễ bị thâm và sậm màu khiến cho làn da loang lổ không đều màu, gây mất thẩm mỹ.
2.4. Chất kích thích & Đồ cay nóng
Một số loại đồ ăn có tính chất cay nóng như ớt, tiêu, tỏi…cũng có thể làm cho vết thương sưng tấy và mưng mủ giống như đồ nếp và gà. Các loại đồ uống như rượu, bia, café…các chất như cồn không tốt cho mũi hay chất caffeine có thể làm cho cơ thể mất nước dẫn đến vết mổ không được cung cấp đủ nước trong quá trình phục hồi. Do đó, những loại thực phẩm này cần được giảm bớt hay bỏ hẳn trong quá trình phục hồi mũi sau phẫu thuật.
Ngoài ra, sau nâng mũi bạn nên ăn nhiều trái cây chín, rau củ quả chứa nhiều vitamin C nhằm giúp tăng sức đề kháng, ăn nhiều các loại thức ăn chứa chất xơ để giúp cơ thể mát và vết thương mau lành. Ăn thịt heo nạc tránh ăn mỡ để vết thương tránh bị mưng mủ. Uống nhiều nước khoáng, sữa và các sản phẩm từ sữa như: yaourt, phô – mai…nhằm cung cấp đầy đủ nước và protein nuôi dưỡng cơ thể.
3. Lưu ý chăm sóc sau khi nâng mũi
Trong những năm gần đây, nhu cầu nâng mũi có xu hướng tăng lên đáng kể. Vì nằm ở vị trí trung tâm nên khi khuyết điểm ở mũi được cải thiện, khuôn mặt sẽ trở nên thu hút và hấp dẫn hơn trước rất nhiều.
Tuy nhiên để mũi lên form chuẩn đẹp, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc:
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để tránh tình trạng vết thương chậm lành, mưng mủ và viêm nhiễm. Đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo vết thương và giúp cấu trúc mũi ổn định nhanh hơn.
- Hạn chế tối đa các tác động cơ học lên mũi như dụi mũi, trang điểm, đeo khẩu trang quá chặt, đeo kính nặng, nằm sấp, nằm nghiêng,… trong ít nhất 1 tháng đầu sau khi phẫu thuật nâng mũi.
- Ngoài ra, nên kiêng để vết thương tiếp xúc với nước trong 7 ngày đầu. Để vệ sinh vết thương, nên dùng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch chuyên dụng được bác sĩ chỉ định.
- Sau khi phẫu thuật nâng mũi, phần mũi và hàm mặt có thể bị đau nhức, sưng nề và gây ra không ít khó khăn khi ăn uống. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn ăn hoặc ăn uống kiêng khem quá mức. Tình trạng này khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phục hồi.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hay dùng thêm loại thuốc khác nếu không có chỉ định. Vì một số loại thuốc giảm đau và chống viêm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vùng mũi khiến cấu trúc mũi bị ảnh hưởng và giảm hiệu quả thẩm mỹ của phương pháp.
- Cuối cùng, nên tái khám theo lịch hẹn để được cắt chỉ, đánh giá tốc độ hồi phục và xử lý nếu có vấn đề phát sinh.
Hy vọng qua những thông tin về bài viết nâng mũi nên ăn gì mà bác sĩ Nguyễn Trọng Thành đã chia sẻ, bạn sẽ có thể xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và giúp mũi lên form đẹp, chuẩn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- sửa mũi nên ăn gì cho mau lành
- sau nâng mũi nên kiêng ăn hoa quả gì
- nâng mũi xong có được ăn sữa chua không
- thực đơn cho người mới nâng mũi
- nâng mũi an rau ngót được không
- lỡ ăn hải sản sau khi nâng mũi
- nâng mũi có an rau mồng tơi được không
- nâng mũi ăn bánh tráng được không
- nâng mũi ăn chân gà được không
- nâng mũi xong có được ăn cá không
- nâng mũi 1 tháng ăn thịt gà được không
- nâng mũi 1 tháng ăn hải sản được không
- nâng mũi kiêng rượu bia bao lâu
- nâng mũi kiêng thịt bò bao lâu
- nâng mũi uống nước dừa được không
- nâng mũi kiêng hải sản bao lâu
- nâng mũi ăn trứng được không
- nâng mũi kiêng ăn bao lâu
- nâng mũi xong có được ăn trứng không
- nâng mũi ăn yến được không
- nâng mũi uống nước yến được không
- nâng mũi 1 tháng ăn được gì
- nâng mũi 20 ngày ăn thịt bò được không