Sau khi thẩm mỹ nâng mũi thì ngoài việc vệ sinh mũi cẩn thận, bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để giúp mũi nhanh lành và hồi phục. Vậy nâng mũi xong nên ăn gì để có kết quả tốt nhất? Bác sĩ Nguyễn Trọng Thành sẽ hướng dẫn bạn những loại thực phẩm nên ăn để có chế độ ăn đảm bảo chất dinh dưỡng sau nâng mũi nhé!
Mục lục
1. Nâng mũi xong nên ăn gì?
Nâng mũi xong nên ăn gì luôn là câu hỏi muôn thuở được khá nhiều tín đồ làm đẹp quan tâm sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
Trong bài viết này bác sĩ Nguyễn Trọng Thành sẽ chia sẻ thông tin những thực phẩm có ích cho cơ thể khi đã trải qua tổn thương, hãy cùng xem đó là những thực phẩm nào mà nên dùng nhé.
1.1. Uống đủ nước
Sau khi nâng mũi, cơ thể dễ mất nước do mũi tăng tiết dịch. Vì vậy, bạn nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để thúc đẩy vết thương ở mũi nhanh lành và giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, nóng rát ở vùng mũi.
Hơn nữa, quá trình phẫu thuật mũi còn khiến cơ thể dễ mất nước, uể oải và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung đủ nước trong thời gian này là vô cùng cần thiết. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước khoáng, nước ép trái cây để bù nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
1.2. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho, lựu,… rất tốt cho quá trình phục hồi sau khi nâng mũi. Hầu hết các loại quả này đều chứa nhiều nước, axit amin, vitamin và khoáng chất. Các thành phần dinh dưỡng trong quả mọng giúp đẩy nhanh tốc độ liền vết thương, hạn chế tình trạng vết thương mưng mủ và hình thành sẹo thâm, sẹo lồi.
Bên cạnh đó, các loại quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, quercetin, beta-carotene và vitamin C (ascorbic axit). Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, các loại quả mọng có vai trò phục hồi vết thương, ổn định cấu trúc mũi và giúp mũi lên form chuẩn đẹp.
1.3. Các loại rau củ
Nâng mũi xong nên ăn gì? Trong thời gian phục hồi sau khi nâng mũi, bạn nên bổ sung các loại rau củ như khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông,… vào chế độ ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có kết cấu mềm, dễ nhai và không gây bùng phát cơn đau ở mũi trong quá trình ăn uống.
Bên cạnh đó, vitamin, khoáng chất và tinh bột từ các loại rau, củ có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, hỗ trợ phục hồi sức khỏe và giảm mệt mỏi sau khi phẫu thuật nâng mũi. Mặc dù không tác động trực tiếp đến cấu trúc mũi nhưng thể trạng khỏe mạnh giữ vai trò không nhỏ trong việc phục hồi vết thương.
1.4. Các loại cá béo
Các loại cá béo như cá thu, cá ngừ, cá hồi,… là nhóm thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi. Các loại cá này cung cấp hàm lượng protein vừa phải, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, protein còn kích thích khả năng tổng hợp collagen của da – thành phần quan trọng trong quá trình hồi phục vết thương và ổn định cấu trúc mũi.
Ngoài ra, Omega 3 trong các loại cá béo còn có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm. Loại axit béo này còn có vai trò thúc đẩy hoạt động miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm ở vùng mũi. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kình, cá bơn, cá chỉ vàng, cá mập,…
1.5. Thực phẩm giàu vitamin E và C
Vitamin E và C có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương ở vùng mũi. Vitamin E giúp làm dịu hiện tượng viêm, đẩy nhanh quá trình liền vết thương và ngăn ngừa sẹo. Ngoài ra, loại vitamin này còn có tác dụng làm mềm da và hạn chế phản ứng nóng đỏ.
Trong khi đó, vitamin C (Ascorbic acid) có tác dụng tăng sản xuất collagen và elastin – cả 2 thành phần cần thiết trong quá trình liền sẹo. Đặc biệt, vitamin C còn ức chế sự tăng sinh quá mức của melanin (tế bào sắc tố) và hạn chế tối đa tình trạng thâm sạm ở vết thương.
Các loại thực phẩm giàu vitamin E và C nên bổ sung sau khi nâng mũi, bao gồm cam, quýt, bưởi, dâu tây, rau bina, rau cải xanh, hạt dẻ, quả bơ, các loại dầu thực vật,…
1.6. Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn)
Thực phẩm giàu probiotic (sữa chua) là nhóm thực phẩm lành mạnh. Không chỉ có tác dụng cân bằng môi trường sinh lý của đường ruột, loại thực phẩm này còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm.
Ngoài ra, sữa chua còn cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và nguồn đạm dồi dào, giúp phục hồi thể trạng và cải thiện sức khỏe sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
1.7. Các loại ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như gạo lứt, đậu xanh, yến mạch, đậu đỏ,… là nhóm thực phẩm nên bổ sung sau khi nâng mũi. Các loại thực phẩm này rất tốt cho quá trình phục hồi vết thương và nâng cao sức khỏe. Hơn nữa, các món ăn từ ngũ cốc có kết cấu khá mềm, dễ nhai và hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc vùng mũi.
Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng các loại ngũ cốc có tiền sử dị ứng và gạo nếp. Gạo nếp có thể gây ra tình trạng mưng mủ vết thương, dẫn đến tăng nguy cơ viêm nhiễm, lở loét và hình thành sẹo.
2. Nâng mũi xong nên kiêng ăn gì?
Trong thức ăn thường ngày luôn có một số thành phần dưỡng chất nhất định có thể giúp duy trì sức khỏe, tốt cho cơ thể. Nhưng sau khi nâng mũi thì không phải loại thức ăn nào mọi người cũng nên dùng. Vì vậy, bên cạnh câu hỏi sau khi nâng mũi xong nên ăn gì thì câu hỏi nâng mũi kiêng ăn gì cũng là vấn đề bạn nên chú ý.
Sau đây là những nhóm thức ăn có tác động tiêu cực đến quá trình khôi phục sau nâng mũi mà bạn nên kiêng:
2.1. Nhóm thực phẩm quá giàu đạm
Nếu như thịt heo hay các loại hạt, ngũ cốc là nhóm thực phẩm chứa nhiều protein mà lại thuộc loại sau khi nâng mũi nên ăn gì thì một nhóm khác, cũng nhiều đạm như thịt bò, trứng, thịt gia cầm… lại nằm trong nhóm thực phẩm không nên ăn sau nâng mũi.
Mặc dù những loại thực phẩm này đều bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên với vết thương hở trên da thì nếu bổ sung quá nhiều đạm sẽ gây ra tình trạng đổi màu da tại vết thương sau khi mũi phục hồi.
Làn da sẽ có hiện tượng loang lổ xuất hiện, tựa như tàn nhang sẽ gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm quá giàu đạm (protein) này còn có khả năng tạo nên tình trạng sẹo thâm cho da.
2.2. Nhóm thực phẩm dễ tạo sẹo
Đề cập đến các món ăn dễ tạo sẹo thì bạn có thể nhớ ngay đến rau muống. Đây chính là loại thức ăn bạn tuyệt đối không được sử dụng nếu không muốn lưu lại sẹo xấu, sẹo lồi sau nâng mũi.
Kế tiếp có thể kể thêm các loại thực phẩm dễ tạo sẹo như đồ biển, các loại thủy hải sản. Đồ biển là loại thực phẩm tươi sống, có độ tanh nên nó có thể đơn giản tạo nên tình trạng kích ứng.
Chưa kể là vài loại thủy hải sản như: mực, bạch tuộc, tôm, cua cá ngừ… chứa hàm lượng đạm rất cao, co thể khiến quá trình sản sinh mô, tế bào mới bị kích thích, vượt qua mức cho phép và lưu lại sẹo lồi khi vừa phục hồi vết thương.
2.3. Nhóm thực phẩm gây mưng mủ, dị ứng
Nhóm thực phẩm này gồm gạo nếp và các chế phẩm được chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh ích, cơm nếp… Đồ nếp có mang tính nóng, dẻo và điều đó sẽ gây ra tình trạng sưng, mưng mủ đối với vết thương hở, khiến thời gian lành thương sẽ kéo dài lâu hơn.
Ngoài ra, vết mổ bị mưng mủ còn khiến vùng mô da tại đó bị viêm nhiễm và lưu lại sẹo xấu sau khi khôi phục hoàn toàn. Vậy nên bạn cần loại bỏ nhóm thức ăn này ra khỏi thực đơn nếu không muốn gương mặt của bản thân trở nên kém duyên do sẹo.
2.4. Nhóm thực phẩm cay nóng
Kế tiếp là nhóm thức phẩm cay nóng. Cụ thể, các loại thực phẩm như tiêu, ớt, gừng… Là những gia vị thường xuyên gặp trong các bữa ăn thường ngày. Chúng khiến cho món ăn có nhiều mùi vị hơn, giúp mọi người cảm thấy lúc thưởng thức sẽ thơm ngon hơn.
Nhưng thật ra nhóm món ăn này sẽ lại làm quá trình làm lành vết mổ diễn ra chậm lại hơn bình thường, thậm chí là nó còn có thể làm vết thương chuyển biến nặng hơn. Vì vậy, đây chính là nhóm thức ăn bạn tránh dùng sau khi nâng mũi.
2.5. Nhóm đồ ăn có chứa chất kích thích
Rượu bia và các chất gây nghiện, gây kích thích (bia rượu, thuốc lá, cà phê…) là thứ bạn tuyệt đối không được sử dụng sau khi nâng mũi.
Với hàm lượng cồn có trong bia rượu sẽ làm vết mổ có nguy cơ chảy máu liên tục, dẫn tới tình trạng lâu lành, thời gian sưng viêm kéo dài.
Đồng thời là thuốc là và các chất gây nghiện cũng sẽ làm gia tăng tỷ lệ vết thương bị nhiễm khuẩn. Nếu tình trạng diễn biến nặng thì có khả năng hoại tử rất cao và bắt buộc bạn phải tháo sụn mũi ra để nâng lại.
3. Lưu ý chăm sóc sau nâng mũi
Ngoài việc quan tâm sau nâng mũi xong nên ăn gì và không nên ăn gì thì bạn còn phải tránh những vấn đề sau:
- Không gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi. Vì có thể sẽ làm mất dáng mũi, gây chảy máu, tụ máu.
- Nên tránh mũi tiếp xúc trực tiếp với vùng mũi vừa phẫu thuật.
- Không nên vận động mạnh, không tập thể thao và không nên đeo kính ít nhất 4 tuần.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
4. Gợi ý thực đơn cho người mới nâng mũi
Để bạn dễ hình dung hơn về chế độ ăn uống sau phẫu thuật, cùng tham khảo thực đơn cho 7 ngày sau nâng mũi nên ăn gì cho nhanh lành mà bác sĩ Nguyễn Trọng Thành chia sẻ dưới đây.
Ngày 1:Ngay sau phẫu thuật
- Cháo hoặc súp (các loại thực phẩm dễ ăn dễ tiêu)
- Uống nước cam
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước
Ngày 2:
- Ăn cơm gạo lức hoặc yến mạnh
- Các loại thức ăn mềm như trứng, thịt hầm
- Rau nấu mềm
- Nho, Sữa chua
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước
Ngày 3:
- Cơm mềm/gạo lức/yến mạch
- Canh cá nước ngọt cùng rau hoặc cà chua
- Dâu tây, Sữa chua
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước
Ngày 4:
- Cơm mềm/gạo lức/yến mạch
- Canh thịt heo hầm cà rốt khoai tây và đậu
- Việt quất, Sữa chua
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước
Ngày 5:
- Cơm/gạo lức
- Thịt heo xào bông cải và rau củ
- Quýt ngọt, Sữa chua
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước
Ngày 6:
- Cơm/gạo lức
- Canh cá nước ngọt và rau cải
- Bưởi ngọt, Sữa chua
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước
Ngày 7:
- Cơm/gạo lức
- Ớt chuông nhồi thịt heo
- Nho, Sữa chua
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước
5. Những câu hỏi liên quan đến nâng mũi xong nên ăn gì
Bên cạnh các thực phẩm sau nâng mũi nên ăn gì cho mau lành, có một số thắc mắc mà nhiều khách hàng thường hỏi về những thực phẩm cụ thể như sau:
5.1. Sau nâng mũi có nên uống nước yến không?
Có – Nước yến chứa nhiều glyco và protein, giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Hỗ trợ quá trình lành thương sau phẫu thuật.
5.2. Sau nâng mũi xong có ăn ốc được không?
Không – Ốc là hải sản, khi ăn ốc sau phẫu thuật dễ dẫn đến nguy cơ vết thương bị sưng ngứa, mưng mủ, chảy dịch. Do đó, cần tránh ăn ốc sau nâng mũi
5.3. Sau nâng mũi có ăn rau ngót có được không?
Có – Rau ngót chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, rất tốt cho quá trình lành thương.
5.4. Sau nâng mũi có ăn được thịt chó không?
Không – Thịt chó có tính nóng, dễ làm cơ thể bị nhiệt. Do đó, sau khi nâng mũi bạn cũng nên tránh loại thực phẩm này.
5.5. Sau nâng mũi có ăn được mì tôm không?
Không – Mì tôm với tính nóng đặc trưng và chứa một số chất phụ gia sẽ gây rất nhiều tác động xấu đến mũi sau khi nâng. Cần hạn chế ăn mì trong 1 tháng hậu phẫu sau thẩm mỹ mũi.
5.6. Sau nâng mũi có ăn giá đỗ không?
Có – Giá đỗ cũng có công dụng trong việc làm hồi phục vết thương nhanh hơn sau khi nâng mũi. Do đó, bạn có thể ăn được giá đỗ bình thường trong suốt quá trình trước và sau khi nâng mũi bạn nhé.
5.7. Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?
Khách hàng phẫu thuật nâng mũi nên thực hiện chế độ ăn kiêng trong khoảng 1-2 tháng. Tốt nhất, khách hàng nên kiên trì tuân theo thực đơn kiêng khem cho tới khi mũi hồi phục hoàn toàn. Có như vậy, kết quả thẩm mỹ và độ an toàn mới được đảm bảo cao nhất.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi nâng mũi xong nên ăn gì cho nhanh lành. Hi vọng bài viết giúp bạn dễ dàng hơn trên hành trình làm đẹp của mình.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi an giá được không
- nâng mũi an ớt được không
- sửa mũi nên ăn gì cho mau lành
- sau nâng mũi nên kiêng ăn hoa quả gì
- thực đơn cho người mới nâng mũi
- nâng mũi xong có được ăn sữa chua không
- nâng mũi kiêng ăn bao lâu
- trước khi nâng mũi nên ăn gì
- nâng mũi nên ăn gì