Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp là thắc mắ thường gặp nhất trong số các vấn đề liên quan đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Để lý giải một cách chuẩn xác, bạn cần ghi nhớ những kiến thức và thông tin bổ ích mà bác sĩ Nguyễn Trọng Thành sẽ chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục
1. Nâng mũi mấy ngày tháo nẹp?
Thời gian nâng mũi mấy ngày tháo nẹp phụ thuộc phần lớn vào phương pháp thực hiện cũng như sức khỏe, tốc độ hồi phục của mỗi người. Bởi nếu chỉ là nâng mũi thông thường, không can thiệp quá sâu vào mũi thì thời gian để tháo băng, nẹp sẽ chỉ khoảng 5-6 ngày.
Ngược lại, đối với phương pháp nâng mũi cấu trúc, nâng mũi lót sụn có mổ hở nhằm cắt gồ hoặc thu nền xương, dáng mũi chỉnh sửa nhiều vào xương, vách ngăn hay các bộ phận khác của mũi thì nẹp mũi sẽ được bác sĩ tháo ra vào ngày thứ 4 để kiểm tra dáng mũi. Sau đó bạn sẽ phải chèn băng ép cho đến khi cắt chỉ mới được tháo ra, thông thường từ 7-10 ngày.
Nẹp mũi sẽ được băng chéo bằng băng keo strip, đây là một loại băng keo được thiết kế đặc biệt phù hợp với phẫu thuật mũi vì có độ bám dính, an toàn và có khả năng chống đỡ cao. Trong thời gian này, bạn vẫn có thể tháo nhẹ nhàng nẹp bên ngoài để vệ sinh vùng mũi. Sau đó đeo lại như bình thường.
Sau khoảng một tuần kể từ ngày phẫu thuật, bạn có thể qua cơ sở thẩm mỹ để được các bác sĩ cắt chỉ. Mặc dù cắt chỉ được thực hiện rất nhanh chóng tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện hoặc địa chỉ nâng mũi đã thực hiện để cắt chỉ, tránh trường hợp cắt không hết chỉ, sót lại chỉ, để lâu ngày sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng.
2. Có được tự ý tháo nẹp mũi tại nhà không?
Băng nẹp nâng mũi cũng tương tự như các loại băng nẹp khác, được thực hiện tháo lắp một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên việc tháo nẹp phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, không nên tự làm tại nhà vì lý do sau:
- Tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do không thực hiện đúng quy trình vệ sinh và tháo băng. Cấu trúc mũi sau nâng chưa ổn định, sự liên kết còn yếu nên cần băng nẹp lại để cố định. Một tác động rất nhỏ trong quá trình tháo băng có thể gây vẹo vọ, hỏng dáng mũi.
- Nguy cơ nhiễm trùng mũi cao do sự xâm nhập của vi khuẩn. Trước khi tháo băng bác sĩ cần vệ sinh vùng mũi sạch sẽ, sát trùng theo đúng quy trình y tế. Có như vậy mới an toàn và đảm bảo không ảnh hưởng đến dáng mũi sau khi tháo băng.
Vì vậy, bạn không nên tự ý tháo băng nẹp tại nhà mà thay vào đó nên để việc này cho bác sĩ hoặc điều dưỡng viên có kinh nghiệm chuyên môn thực hiện. Có một số trường hợp khách hàng tự ý tháo băng tại nhà, dẫn đến viêm nhiễm vết thương. Sau đó phải nâng mũi sửa lại, rất tốn thời gian và chi phí.
3. Cách chăm sóc mũi sau khi tháo nẹp
Khi đã được bỏ thanh nẹp ra ngoài, bạn đã hoàn thiện một nửa chặng đường hồi phục của mình. Vì thế, khoảng thời gian tiếp theo vẫn cần chú ý cẩn thận và phải đặc biệt ghi nhớ các nguyên tắc chăm sóc cho tới khi lành lại.
3.1. Vệ sinh mũi
Làm sạch da xung quanh mũi đều đặn mỗi ngày là cách tốt nhất để diệt trừ tối đa các vi khuẩn bám dính cứng đầu. Do đó, bạn không được bỏ qua công đoạn này nếu muốn vết thương mau chóng ổn định.
Một vài mẹo nhỏ khi thực hiện:
- Chỉ dùng bông y tế, tăm bông mới hoặc khăn mềm đã giặt sạch.
- Nên tự pha nước muối, tránh dùng thuốc sát khuẩn mạnh.
- Không dùng lá cây, hoặc thảo mộc để rửa sạch mũi.
- Chăm chỉ vệ sinh mũi và các vùng lân cận 2 lần/ngày.
Lưu ý: Bạn không nên lặp lại các công đoạn vệ sinh quá nhiều lần bởi điều đó có thể khiến da bị mài mòn, vết thương khó lành lại như bình thường. Một số trường hợp còn có thể gặp phải tình trạng gia tăng bầm tím, ửng đỏ và nặng hơn là tụt sụn nâng.
3.2. Chế độ ăn uống
Dinh dưỡng hợp lý có vai trò là cầu nối giúp bạn đến gần hơn với kết quả nâng mũi hoàn hảo. Bởi không chỉ có tác dụng giúp cho cơ thể tiếp thêm năng lượng mà chế độ ăn uống còn làm giảm đáng kể các phản ứng phụ sau phẫu.
Các món nên ăn bổ sung:
- Thức ăn mềm để giảm áp lực lên các cơ mũi: khoai tây nghiền, soup, cháo…
- Chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả: ngũ cốc, lúa mì, cam, táo,….
- Nhóm chống viêm giúp bảo vệ vết thương khỏi nhiễm khuẩn: bơ, dầu oliu, bông cải xanh, cà chua…
- Vitamin A và C giúp chữa lành vết thương: rau củ màu đỏ, trái cây họ cam quýt.
- Giảm thiểu lo lắng: các loại hạt, socola đen, trà hoa cúc.
- Các loại nước lọc và sinh tố (cần tây, dứa, đào).
Những nhóm thực phẩm cần phải kiêng:
- Món cứng và dai có thể tăng sưng phù: khoai tây chiên, lòng lợn, dưa chuột…
- Món cay và nhiều axit dễ gây xuất huyết và nổi mẩn đỏ.
- Thức ăn quá nóng hoặc lạnh làm tăng tần suất của các cơn đau nhức.
- Đồ mặn làm tăng sưng và viêm, kéo dài thời gian sửa chữa vết thương.
- Món gây dị ứng, nóng trong, nổi mủ và bầm: thịt gà, thịt bò, hải sản,…
Dựa vào những gợi ý đó, bạn nên xây dựng menu theo từng ngày, đảm bảo đủ dinh dưỡng và ăn đúng giờ giấc sinh học. Nhờ đó giúp cho mũi sớm lên dáng tuyệt đẹp, tiết kiệm thời gian kiêng khem và tránh khỏi các rủi ro nguy hiểm.
3.3. Những lưu ý khác
Ngoài những vấn đề liên quan đến vệ sinh và ăn uống, bác sĩ còn khuyến cáo các khách hàng sau nâng mũi cần điều chỉnh lại cách sinh hoạt của mình sao cho hợp lý hơn.
Những điều nên làm:
- Gối cao đầu, đệm xung quanh mặt trong lúc ngủ.
- Chườm đá nếu thấy sưng nề và khó chịu.
- Dành 8 tiếng để ngủ và 5-6 tiếng thư giãn, 10 phút đi lại nhẹ nhàng.
Những điều cần tránh:
- Hoạt động thể chất quá mạnh, mất sức: chạy nhảy, bơi lội…
- Tránh vận động cơ mặt nhiều: nhai, nói chuyện, hắt xì, cười lớn…
- Tắm nóng, làm việc tiếp xúc với nhiệt cao.
- Sờ, nắn, ép hay gãi ngứa… khi mũi còn yếu.
- Đeo kính gây “gánh nặng” lên sống mũi.
Khi đã biết rõ vấn đề nâng mũi mấy ngày tháo nẹp, bạn nên tuân thủ theo đúng tiến trình hồi phục và dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân chu đáo. Chỉ sau khoảng nửa tháng, việc sở hữu chiếc mũi thanh tú tự nhiên sẽ không còn là điều quá xa vời.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nâng mũi mấy ngày tháo nẹp
Đối với các phương pháp nâng mũi trên thị trường hiện nay, ngay sau khi đóng vết thương và khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng. Thì bước tiếp theo chủ yếu phải dùng một miếng băng nhỏ để dán dọc theo sống mũi kèm theo là một miếng nẹp bằng nhựa dẻo để cố định khung xương và chất liệu sụn vừa mới được cấy ghép vào để tránh tình trạng mũi bị vẹo, lệch.
Để trả lời cho câu hỏi nâng mũi mấy ngày tháo nẹp, mấy ngày cắt chỉ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, như là:
- Bác sĩ thực hiện phẫu thuật: Yếu tố này quyết định thành bại của mỗi ca phẫu thuật cũng. Bác sĩ giỏi tay nghề, vững chuyên môn sẽ cho ra dáng mũi đẹp, có khả năng giải quyết được mọi tình huống phát sinh trong ca phẫu thuật cũng như cấy ghép chất liệu sụn vào vị trí chuẩn xác nhất. Từ đó sẽ rút ngắn thời gian tháo nẹp, cắt chỉ cũng như vết thương sau khi thực hiện sẽ lành và đẹp nhanh hơn.
- Chăm sóc hậu phẫu: Thời gian lành vết thương có thể sẽ kéo dài hơn nếu chúng ta không chăm sóc vết thương đúng cách. Chú ý thực hiện đầy đủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ sau phẫu thuật. Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý và hạn chế tiếp xúc với nước, khói bụi, ánh nắng mặt trời trực tiếp trong những ngày đầu thực hiện phẫu thuật.
Ngoài ra, thời gian nâng mũi mấy ngày tháo nẹp và cắt chỉ còn phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của từng tình trạng khuyết điểm mũi. Nếu là ca nâng mũi bọc sụn thông thường, mức độ xâm lấn không nhiều thời gian tháo băng sẽ từ 5-6 ngày. Trường hợp nâng mũi cấu trúc phải can thiệp để điều chỉnh cấu trúc mũi phức tạp, thời gian này có thể kéo dài từ 7-10 ngày (tùy vào tình trạng cơ địa mỗi người).
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi tháo nẹp sớm có sao không
- nâng mũi ngày thứ 4
- hình ảnh nâng mũi sau 5 ngày
- nâng mũi không cần nẹp
- nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng
- tháo nẹp mũi sớm
- cách chăm sóc mũi sau khi tháo nẹp
- sau khi tháo nẹp mũi nên làm gì
- nâng mũi không cần nẹp
- nâng mũi mấy ngày tháo nẹp
- nâng mũi 3 ngày tháo nẹp
- nâng mũi 4 ngày tháo nẹp
- nâng mũi 5 ngày tháo nẹp
- nâng mũi phải nẹp bao lâu