Trứng được xem là món ăn phổ biến và thường thấy trong các bữa cơm hàng ngày ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, có không ít khách hàng thắc mắc liệu sau khi nâng mũi ăn trứng được không? Ăn trứng có ảnh hưởng gì tới vết thương sau khi sửa mũi không? Nếu không thì phải kiêng trứng trong bao lâu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nâng mũi ăn trứng được không?
Ở phương Tây (châu Âu, Mỹ) và phương Đông(Châu Á) luôn tồn tại sự khác biệt trong cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề. Và ngay cả với câu hỏi nâng mũi ăn trứng được không thì cũng có sự khác nhau về câu trả lời.
1.1. Theo người Châu Á
Đối với nhiều nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc,.. thì trứng được coi là loại thực phẩm dễ khiến vết thương sau khi phẫu thuật trở thành sẹo lồi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Giải thích cho vấn đề này người xưa hoàn toàn dựa vào sự quan sát, kiểm nghiệm thực tế trên cơ thể con người. Do đó người xưa đã kết luận rằng không nên ăn trứng để tránh gây ảnh hưởng cho vết thương & cứ thế lưu truyền lại cho con cháu đời sau.
1.2. Theo người Châu Âu
Do người phương Tây có nền khoa học phát triển & đi trước so với người Á Đông khá nhiều nên mọi sự việc họ đều dựa vào khoa học để chứng minh.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người sau khi sửa mũi vẫn có thể ăn trứng. Lý do là bởi trứng có chứa một số hợp chất được chứng minh là tốt cho sự phục hồi của vết thương.
- Kẽm và Protein chứa trong lòng đỏ trứng rất nhiều, đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết và tốt cho sự phục hồi của vết thương.
- Histidine – Một loại axit amin có vai trò quan trọng cho việc tái tạo da & tăng sinh mô collagen. Tuy nhiên đây cũng là lý do khiến người Á Đông lo sợ việc sản sinh collagen quá mức sẽ trở thành sẹo lồi. Ngoài ra histidine sẽ chuyển đổi thành Histamine, đây là loại hợp chất cho khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus.
- Leucine cung cấp khả năng tăng tốc làm lành vết thương và tái tạo da. Bên cạnh đó axit amin này cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Nhìn chung dù quan điểm nâng mũi ăn trứng được không ở mỗi vùng miền sẽ khác nhau, thế nhưng chúng ta cũng cần xét tới cơ địa và cấu trúc da của những tộc người khác nhau.
Có thể do da của những người tây Phương dày và khí hậu họ khác so với người Á Đông nên họ có thể thoải mái ăn trứng sau khi sửa mũi. Do đó để đảm bảo vết thương chóng lành & không để lại sẹo thì những khách hàng Việt Nam vẫn nên hạn chế ăn trứng.
2. Nâng mũi kiêng ăn trứng bao lâu?
Nâng mũi kiêng ăn trứng bao lâu phụ thuộc vào tốc độ lên da non và lành vết thương của từng người.
Đối với những người có cơ địa tốt, vết thương mau lành thì chỉ mất khoảng 2 tuần là đã có thể ăn trứng trở lại. Nhưng với những người cơ địa xấu thì cần hơn 1 tháng và nếu vết thương vẫn chưa lành hẳn thì cần kiêng cữ thêm.
Tuy nhiên, theo thống kê thì trung bình chỉ khoảng 2 – 3 tuần sau khi nâng mũi là có thể ăn trứng trở lại. Tuy nhiên, lượng trứng nạp vào cơ thể cần được hạn chế.
Nếu như bình thường bạn ăn 6 – 7 quả trứng trong 1 tuần thì nên giảm xuống còn 3 – 4 quả cho cả tuần. Tuy nhiên, chỉ cần hạn chế ăn trứng cho đến khi vết thương lành hẳn thì bạn có thể thoải mái ăn trứng trở lại như trước kia.
Lưu ý: bạn cần phải kiêng tất cả các loại trứng bao gồm trứng gà, trứng vịt lộn, trứng chim cút, trứng vịt, trứng ngỗng,…
3. Cần kiêng gì thêm sau nâng mũi ngoài trứng?
Bên cạnh trứng thì còn cần phải kiêng cữ nhiều thực phẩm khác. Điển hình như:
3.1. Thức ăn cứng, khó tiêu
Các loại thức ăn cứng, khó tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và làm ảnh hưởng đến vết thương. Do đó, bạn cần phải kiêng những loại này. Chỉ nên ăn những thức ăn lỏng, dễ hấp thụ, có lợi cho tiêu hóa.
3.2. Thức ăn dễ gây sẹo lồi, sẹo thâm
Những loại thực phẩm như rau muống, thịt gà, thịt bò cần phải tránh xa sau nâng mũi. Bởi khi bạn ăn những thực phẩm này sẽ khiến cho vết thương vùng da phẫu thuật có màu sậm, mất thẩm mỹ. Hoặc gây ra tình trạng sẹo lồi, sẹo thâm.
3.3. Thức ăn gây dị ứng, khiến vết thương lâu lành
Điển hình là hải sản và đồ nếp. Nếp có tính nóng sẽ làm vết thương bị sưng, đọng mủ. Còn hải sản sẽ khiến vết thương bị ngứa ngáy. Ngoài ra, cần lưu ý đến các thực phẩm như nhộng tằm, cá biển,…
3.4. Chất kích thích, thực phẩm lên men
Những gia vị cay nóng cũng không tốt cho quá trình hồi phục mũi. Chúng có thể là nguyên nhân gây hắt xì nhiều, không tốt cho dáng mũi và sức khỏe nói chung. Những thực phẩm lên men như dưa, giá,… hoặc đồ uống có gas cũng khiến mũi lâu hồi phục hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không được va chạm vào vùng mũi. Kiêng những hoạt động như chạy bộ, chơi thể thao,… Kể cả những việc như make up, đeo kính cũng cần kiêng cữ cho đến khi vết thương lành hẳn. Trong chia sẻ trước, chúng tôi cũng đề cập nâng mũi kiêng ăn gì một cách tổng quan và chi tiết hãy tham khảo nhé.
4. Nếu vô tình ăn phải trứng sau nâng mũi thì phải làm sao?
Sau khi đã trả lời câu hỏi nâng mũi ăn trứng được không, nhiều khách hàng bắt đầu bối rối nếu không may ăn phải trứng thì sẽ làm sao?
Bạn hoàn toàn có thể gặp phải tình huống này vì trong một lúc nhất thời nào đó, bạn sẽ không nhớ rằng mình phải kiêng cữ món ăn này. Vì thế bạn hãy xử lý bằng cách dừng ngay khi chợt nhớ lại món ăn đó có trứng.
Sau đó, bạn vẫn giữ chế độ ăn uống một cách bình thường, tránh các món ăn không nên ăn và bổ sung nhiều các loại đồ ăn như sau
- Các loại thực phẩm giàu vitamin A và C như: cam, quýt, bưởi, chuối, gan, cá,…
- Thịt heo, sữa chua, các loại đậu,… là thực phẩm chứa nhiều protein giúp vết thương nhanh lành
- Uống nhiều nước, nhất là các loại nước ép hoa quả, sữa đậu nành, nước hầm xương,… để cơ thể có thể thanh lọc tốt và nhanh lành vết thương.
- Các loại quả mọng như: dâu tây, nho, mâm xôi,… để giúp vết thương nhanh kéo da non và hồi phục
- Các loại rau có màu xanh đậm như rau bina, rau xà lách, rau bó xôi,… sẽ rất tốt cho quá trình đông máu.
- Vitamin E có trong hạt hướng dương, quả bơ, oliu, quả hạch,… sẽ giúp vết thương nhanh lành và ngừa sẹo.
Cùng với việc bổ sung thực phẩm tốt cho cơ thể và đẩy nhanh việc lành vết thương, chúng ta cũng cần có chế độ chăm sóc hậu phẫu thật khoa học
- Nhớ kỹ lời bác sĩ hướng dẫn và đi tái khám đúng hẹn
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều và không được thay đổi loại thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ
- Sau phẫu thuật 24 giờ, bạn hoàn toàn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh nhưng tránh làm ướt vết thương vì sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng và không dùng nước quá nóng để tránh làm bỏng vùng da mũi
- Không ra ngoài khi không cần thiết để tránh vết thương bị nhiễm khói bụi làm nhiễm trùng
- Không được làm quá nặng và tránh các va chạm vào vết thương cũng như nằm ngủ đúng vị trí để tránh làm lệch dáng mũi.
- Đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu bất thường
Với các thông tin chi tiết trên đây, bác sĩ Nguyễn Trọng Thành hy vọng bạn có thể giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề nâng mũi ăn trứng được không và các món có thể thay thế trứng sau khi nâng mũi.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu
- nâng mũi phải kiêng ăn trong bao lâu
- nâng mũi uống kháng sinh bao lâu
- nâng mũi kiêng rượu bia bao lâu
- nâng mũi kiêng thịt bò bao lâu
- nâng mũi kiêng hải sản bao lâu
- nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng
- nâng mũi kiêng ăn bao lâu
- nâng mũi phải nẹp bao lâu
- sau nâng mũi kiêng quan hệ bao lâu
- nâng mũi kiêng ăn trứng trong bao lâu
- nâng mũi bao lâu được ăn thịt gà
- nâng mũi bao lâu thì ăn uống bình thường
- nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu
- nâng mũi lo ăn trứng có sao không
- nâng mũi ăn trứng lộn được không
- sữa mũi ăn bánh bông lan được không
- nâng mũi ăn bánh tráng trộn được không
- nâng mũi an mì tôm được không
- nâng mũi bao lâu thì an được trứng gà
- phẫu thuật ăn trứng