Với trường hợp tiêm filler môi bị cứng nhẹ, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh và thuốc uống chống viêm. Với những tình trạng nặng hơn bạn có thể phải dùng đến phương pháp tiêm tan filler để giúp khuôn mặt của bạn trở lại hình dáng như bình thường.
Mục lục
1. Nguyên nhân tiêm filler môi bị cứng
Những trường hợp tiêm filler môi bị cứng quá lâu mà không có dấu hiệu giảm dần thì rất có thể môi bị biến chứng nghiêm trọng. Mà những nguyên nhân này có thể là những lý do sau đây.
Tiêm filler “dỏm”: Nếu bạn thực hiện việc tiêm filler ở những cơ sở kém chất lượng thì có khả năng dùng loại filler “dỏm”. Trong đó chứa các hóa chất độc hại gây đào thải, kích ứng cơ thể nguy hiểm nhất là có khả năng bị hoại tử.
Tiêm filler quá liều: Tùy theo cơ địa của mỗi người mà bác sĩ dùng lượng filler phù hợp. Nhưng nếu không xác định được liều dùng, tiêm quá nhiều thì có thể khiến mạch máu tắc lưu thông dẫn đến môi bị thâm tím, đơ cứng, vón cục.
Tiêm sai kỹ thuật: Nếu tiêm nhầm vào mạch máu có thể khiến máu khó đông dẫn đến tích tụ tại vị trí khiến môi bị vón cục cứng. Vì vậy, bác sĩ cần có tay nghề cao để thao tác chính xác.
Cơ sở kém chất lượng: Việc tiêm filler tuy chỉ là một thao tác nhanh chóng, đơn giản nhưng cần được thực hiện tại những nơi chất lượng. Trong đó, đảm bảo điều kiện môi trường vô trùng, trang thiết bị được sát khuẩn vệ sinh sạch sẽ. Trái lại, nếu điều kiện này không được đảm bảo có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng.
Do chế độ chăm sóc: Tiêm filler môi bị cứng một phần nguyên nhân có thể là do chúng ta không nghiêm khắc với bản thân trong việc kiêng cữ như ăn uống, vệ sinh không đúng cách. Từ đó gây tác động khiến môi bị cứng, sưng lâu lành.
2. Tiêm filler môi bị cứng có sao không?
Trong một vài trường hợp tiêm filler môi bị cứng là khi có “vật thể lạ” xâm nhập vào bên trong cơ thể. Lớp mô xung quanh sẽ sưng lên và tạo nên 1 màng cứng bao bọc lại filler, bạn có thể cảm nhận thấy khi dùng tay sờ hoặc nắn bóp ở khu vực môi.
Sau một thời gian khi cơ thể bắt đầu làm quen được với “chất lạ” này thì nốt cứng sẽ dần mềm ra và hòa vào thành 1 thể hợp nhất với môi.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài mà vẫn không có sự chuyển biến tích cực nào thì tiêm filler môi bị cứng có thể là dấu hiệu của việc tiêm filler môi đã bị lỗi, vón cục vĩnh viễn.
Môi lúc này có thể đi kèm với các hiện tượng khác như cứng đờ, thâm tím hoặc sưng phù và lệch hẳn khỏi vị trí ban đầu.
Điều này có thể khiến việc ăn uống trở nên bất tiện, hoặc thậm chí là mất ngủ vì quá đau nhức. Tuy nhiên, nó không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa được. Cụ thể, cách xử lý trường hợp này như thế nào sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.
3. Cách xử lý tiêm filler môi bị cứng
Nếu khách hàng nhận thấy tiêm filler môi bị cứng bất thường, chị em cần ngay lập tức đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả, kịp thời, đồng thời hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.
Căn cứ vào tình trạng của từng khách hàng như đau nhức, sưng tím hay vón cục, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp khắc phục phù hợp như: kê thuốc tiêu viêm – giảm sưng, tiêm tan filler hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Bên cạnh đó, việc tạo lập chế độ chăm sóc kiêng khem sau khi tiêm như duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học và massage nhẹ nhàng tại vùng da tiêm filler,…cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể như:
- Không dùng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga …trong thời gian 1 tuần sau khi tiêm
- Uống nước đầy đủ cho cơ thể (2 – 2,5 lít nước/ngày).
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, sinh hoạt điều độ.
- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh nằm lâu hay ngồi nhiều.
- Giảm thiểu lượng muối trong khẩu phần ăn (bởi loại gia vị này sẽ khiến tình trạng vón cục thêm nghiêm trọng).
- Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, thịt cá, ngũ cốc và các loại đậu.
- Massage nhẹ nhàng khu vực tiêm filler mỗi ngày nhằm xoa dịu vị trí sưng viêm và các cục u nhỏ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Tiêm filler môi bị cứng có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?” Tóm lại, điều quan trọng nhất cần nhớ khi lựa chọn phương pháp làm đẹp này là “Chọn đúng cơ sở làm đẹp uy tín” và đừng quên chăm sóc bản thân thật tốt, đúng cách để tránh những rủi ro đáng tiếc nhé!
4. Địa chỉ tiêm filler môi uy tín Hồ Chí Minh
Để tránh tối đa việc gặp phải những biến chứng đáng tiếc sau khi tiêm filler môi điều trước tiên là bạn cần chọn được trung tâm thẩm mỹ có tên tuổi, uy tín. Trong số rất nhiều cơ sở hàng đầu Việt Nam hiện nay, JT Angel Hospital được xem như là một nơi đáng tin cậy khi sở hữu những ưu thế nổi trội.
- Được Bộ Y tế cấp phép hoạt động công khai, hợp pháp
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, phòng ốc sạch sẽ, thông thoáng.
- Không gian hiện đại, thoải mái, yên tĩnh giúp bạn không chỉ an tâm sử dụng dịch vụ mà còn được thư giãn tuyệt đối.
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, tâm huyết; nhân viên tư vấn, tiếp đón tận tình.
- Các quy trình thẩm mỹ các dịch vụ tiêm filler miệng đạt tiêu chuẩn quốc tế nên bạn có thể an tâm về sự an toàn dù sử dụng bất cứ dịch vụ nào.
- Mức chi phí thẩm mỹ rất cạnh tranh, hợp lý, chế độ bảo hành tốt.
- Nhận được nhiều phản hồi tích cực của khách hàng từng sử dụng dịch vụ tại JT Angel.
- Thường xuyên cập nhật công nghệ, xu hướng làm đẹp mới đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp của khách hàng.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- tiêm filler môi bị cứng
- tiêm filler môi có bị sưng không
- tiêm filler môi bị sưng
- tiêm filler môi sưng
- tiêm filler môi bị tím
- tiêm filler môi bị bầm có sao không