Trả lời câu hỏi mà nhiều bạn đang băn khoăn không biết tiêm Filler kiêng gì thì hãy cùng mình xem ngay danh sách các đồ ăn, thức uống cần phải tránh dùng trong 7 – 10 ngày đầu tiên sau khi làm đẹp bằng chất làm đầy nhé!
Mục lục
1. Tiêm filler kiêng gì và những món nào cấn tránh
Kiêng hải sản, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, mắm tôm khi tiêm filler môi, kiêng ngồi nhiều khi tiêm filler mông, kiêng mát xa, động chạm mạnh hay xông hơi…. là những đồ ăn và hoạt động mà bạn nên kiêng khem sau khi tiêm filler. Kiêng khem như thế nào cho đúng, hãy điểm danh từng mục ở phía dưới.
1.1. Kiêng hải sản sau khi tiêm filler
Sau khi thực hiện tiêm filler làm đẹp hải sản cũng là một trong những thực phẩm bạn nên kiêng. Tuy chúng là những món ăn có nhiều chất, tính hàn và rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên khi ăn vào, có thể sẽ có hiện tượng bị ngứa và gây khó chịu do dị ứng hải sản. Đồng thời hàm lượng các chất dinh dưỡng cao trong các món ăn hải sản cũng có thể gây ra sẹo.
1.2. Kiêng thịt bò, thịt gà sau khi tiêm filler
Chắc chắn một số chị em sau khi thực hiện làm đẹp sẽ bỏ sót hai loại thực phẩm này. Đừng nghĩ chúng là những thực phẩm bổ dưỡng mà tại sao lại nằm trong nhóm kiêng ăn.
Bởi thịt gà có chứa chất khiến vùng tiêm Filler trở nên sưng to và ngứa, làm tình trạng phục hồi kéo dài lâu hơn. Còn thịt bò sẽ làm cho vết tiêm trở nên thẫm màu hơn, thậm chí để lại sẹo thâm. Thông thường sau khi tiêm filler chỉ từ 1 đến 2 ngày là gương mặt sẽ trông mềm mại và tự nhiên.
Tuy nhiên nếu bạn ăn nhiều thịt gà hoặc thịt bò thì thời gian sẽ kéo dài thêm và có thể tạo thành những dấu vết thẩm mỹ hỏng không đáng có.
1.3. Kiêng các loại đồ nếp sau khi tiêm filler
Đồ ăn được làm từ nếp có tình nóng rất cao, trái ngược với các thực phẩm có tính hàn kể trên. Sau khi chất làm đầy được tiêm vào cơ thể, chúng sẽ chưa được cơ thể tiếp nhận và có tương thích, tạo tính định hình và ổn định tại vùng tiêm ngay.
Cho nên nếu bạn ăn các thực phẩm từ nếp, vùng tiêm có thể bị nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là đau nhức, sưng đỏ, mưng mủ,… thậm chí là gây hoại tử hoặc biến dạng khuôn mặt.
1.4. Kiêng rau muống sau khi tiêm filler
Nếu bạn đang thắc mắc tiêm Filler kiêng gì thì thực phẩm đầu tiên bạn cần nhớ đó chính là rau muống. Loại rau này là thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi đối ở vị trí có vết thương hở.
Tuy tiêm Filler, không gây ra những vết hở lớn trên da, nếu trong quá trình vết tiêm chưa lành hẳn, bạn ăn rau muống vào có thể khiến vết thương hình thành sẹo lồi. Do đó cần kiêng ăn rau muống trong vòng 10 ngày đầu tiên để đảm bảo vết thương không bị tác động xấu.
1.5. Hạn chế ăn một số gia vị sau khi tiêm filler
Đối với các loại gia vị, chúng ta không kiêng, nhưng theo các bác sĩ sau khi tiêm Filler cần hạn chế không nên ăn quá nhiều các loại gia vị như hành, tỏi, ớt, tiêu,… điều này giúp quá trình phục hồi vết thương ổn định, tự nhiên, không bị tác động xấu, gây cản trở quá trình tái tạo hình thành mô da mới.
1.6. Kiêng các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng Natri sau khi tiêm filler
Điều quan trọng mà các bác sĩ muốn bạn nhớ về vấn đề tiêm Filler kiêng ăn gì, đó chính là hạn chế hoặc tốt nhất không nên dùng các thực phẩm chứa nhiều Natri, tức là các thực phẩm được ướt nhiều muối, bảo quản với lượng muối lớn. Các thực có nhiều loại chất này đó chính là phomat, rau củ muối, thịt cá đóng hộp, xúc xích, bánh quy,…
Hàm lượng Natri tăng cao trong cơ thể sẽ khiến vùng da tiêm Filler sưng phù nề nghiêm trọng, thậm chí là có thể khiến vết thương hở bị loét, nhiễm trùng và hoại tử. Vì thế bạn cần tránh ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng Natri nhiều.
1.7. Tiêm filler môi – kiêng nước mắm, mắm tôm
Khi tiêm filler vùng môi, bạn nên kiêng ăn nước mắm, mắm tôm… trong 2 ngày đầu tiên vì vết thương hở ở môi có thể bị dị ứng hoặc nhiễm trùng khi tiếp xúc sớm với nước, mắm, mắm tôm.
1.8. Kiêng trang điểm trong 24h đầu tiên sau khi tiêm filler
Thông thường, filler được sử dụng để làm đẹp vùng mặt. Bạn nên hạn chế trang điểm trong 24h đầu tiên để tránh tiếp xúc với vết tiêm do tiêm filler gây ra.
1.9. Hạn chế va chạm, tác động mạnh sau khi tiêm filler
Hạn chế va chạm, tác động mạnh tới khu vực tiêm filler, đặc biệt ngay sau tiêm. Việc tác động mạnh hoặc nắn bóp khu vực tiêm nhẹ thì có thể làm filler nhanh tan, nặng có thể khiến biến dạng khu vực tiêm. Với khách hàng tiêm filler mông, khách hàng nên kiêng ngồi nhiều và hạn chế nằm ngửa trong 2 tuần đầu tiên.
1.10. Hạn chế xông hơi, mát xa, sử dụng bia rượu, chất kích thích sau khi tiêm filler
Tiếp xúc với nhiệt độ nóng là nguyên nhân khiến filler nhanh tan. Bia rượu và các chất kích thích cũng vậy. Trong suốt quá trình tiêm filler, bạn nên hạn chế đi xông hơi, mát xa cũng như sử dụng bia rượu, chất kích thích để giữ filler lâu tan, tồn tại bền đẹp hơn.
2. Một số lưu ý chăm sóc để giảm sưng sau khi tiêm filler
2.1. Nên uống nhiều nước
Cơ thể sẽ được nạp một lượng muối nhất định thông qua ăn uống mỗi ngày . Chúng sẽ khiến cơ thể bạn tốn nhiều thời gian phục hồi hơn sau khi làm đẹp. Hãy cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể được thanh lọc và loại bỏ bớt lượng muối dư thừa khỏi cơ thể.
Nhằm tăng khả năng thanh lọc của cơ thể, chị em có thể kết hợp thêm với một lát chanh mỏng hoặc dưa leo. Trong hai thực phẩm này có một lượng chứa chất chống viêm tự nhiên giúp cơ thể hạn chế tình trạng sưng tấy và đau nhức. Bạn cũng nên hạn chế uống những sản phẩm có chứa chất kích thích như bia rượu và thậm chí cả nước ngọt.
2.2. Uống thuốc
Để hạn chế trình trạng sưng và cứng sau khi tiêm filler, bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm có chứa các hỗn hợp thuốc steroid (NSAIDs). Nhưng một lưu ý là bạn không được tự ý sử dụng những thuốc giảm đau có chứa aspirin hoặc các loại thuốc kháng viêm. Bởi chúng có thể làm cản trở quá trình đông máu, dẫn đến tình trạng sưng nặng và lâu hơn. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ thẩm mỹ thực hiện tiêm filler cho mình để được tư vấn và chọn ra loại thuốc thích hợp với cơ địa của bản thân.
2.3. Tiêm Filler kiêng ăn trong bao lâu?
Sau khi đã biết tiêm Filler kiêng gì để đảm bảo quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng, ổn định thì chúng ta cũng cần lưu ý đến thời gian kiêng cữ, để giúp đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Theo các bác sĩ, việc tiêm Filler kiêng gì và trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng tốt nhất, an toàn cho sức khỏe thì cần kiêng ăn các thực phẩm trên trong vòng 10 – 14 ngày. Bởi sau 30 ngày, những bộ phận tiêm Filler mới ổn định hẳn, nên kiêng cữ trong vòng 2 tuần sẽ giúp vết thương phục hồi tốt hơn.
Bên cạnh đó, hãy ăn thật nhiều các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, nước,… để giúp kích thích phục hồi vết thương nhanh chóng.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital