Tùy theo triệu đi kèm mà việc tiêm filler bị nổi mụn nước là bình thường hay bất thường. Khi bạn gặp tình trạng này thì cần đến ngay bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ khám trực tiếp và có giải pháp phù hợp.
Mục lục
1. Tiêm filler bị nổi mụn nước là gì?
Trên thực tế, có không ít khách hàng gặp phải tình trạng tiêm filler bị nổi mụn nước. Đa phần họ không rõ nguyên nhân là gì và tỏ ra khá lo sợ về điều này. Đáng chú ý hơn khi hầu hết các trường hợp filler bị nổi mụn nước đều xuất hiện ở các trường hợp tiêm filler tự phát, không có sự kiểm soát và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
Biểu hiện của tiêm filler bị nổi mụn nước:
- Vùng da tiêm filler đỏ ửng, sưng tấy, đau nhức
- Nổi mụn đầu trắng bao quanh vùng tiêm filler
- Vết thương bị bầm tím, ngứa ngáy khó chịu
2. Nguyên nhân khiến tiêm filler bị nổi mụn nước
JT Angel Hospital chỉ ra 5 nguyên nhân chính khiến cho quá trình tiêm filler bị nổi mụn nước thường gặp nhất sau.
2.1. Kỹ thuật tiêm không chuẩn xác
Hiệu quả của việc tiêm các chất làm đầy như Juvederm hoặc Restylane hay các loại filler khác phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật của bác sĩ.
Nếu bác sĩ tiến hành tiêm quá sâu, sản phẩm sẽ được hấp thụ bởi các mô bên dưới và không thể lấp đầy nếp nhăn. Nhưng nếu kỹ thuật tiêm được thực hiện quá nông, ngay sát bề mặt da sẽ dễ dàng để lại các vết phồng rộp trên da tương tự như các mụn nước.
Vấn đề này không đáng lo ngại bởi đa phần tình trạng tiêm filler bị nổi mụn nước sẽ tự biến mất trong khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, nếu sau 7 ngày tình trạng mụn vẫn tiếp diễn bạn sẽ cần đến cơ sở y tế để thực hiện tiêm tan filler nhằm loại bỏ mụn nước và không làm biến dạng vùng tiêm filler của mình.
Phòng ngừa biến chứng tiêm filler bị nổi mụn nước trong trường hợp này bạn sẽ cần tìm cho mình một bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có tay nghề.
Bác sĩ cần có bằng cấp hành nghề rõ ràng và phải nắm được kỹ thuật tiêm. Điều chỉnh lượng chất và vị trí tiêm để tránh tình trạng bề mặt da bị lồi, mụn nước sau tiêm filler.
2.2. Sử dụng sai loại filler
Việc sử dụng filler không phù hợp với cơ thể hoặc dùng hàng giả, hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng làm vùng da tiêm filler không tương thích với thuốc được tiêm vào cơ thể . Các chất này khi được tiêm vào cơ thể sẽ gây tai biến, gây phản ứng ngược lại dẫn đến dị ứng, viêm da tệ hơn nữa là các khối u xơ.
2.3. Tiêm quá liều
Ngoài kỹ thuật tiêm, liều lượng tiêm filler đóng vai trò quan trọng trong việc quyết đinh sức khỏe của người bệnh. mỗi vùng đều có quy đinh về lượng filler khác nhau.
Nếu tiêm filler quá liều làm da căng ra, sưng to, tắc nghẽn mạch máu, thiếu hụt máu nên da bị bí tắc lỗ chân lông gây nên mụn kéo dài .
2.4. Bạn bị lây nhiễm mụn rộp sinh dục
Một trong những lý do khiến tiêm filler bị nổi mụn nước chính là việc bạn bị lây nhiễm bệnh. Trong đó, đáng chú ý là mụn rộp sinh dục với các dấu hiệu nổi mụn nước li ti. Vấn đề có thể diễn ra sau đó một vài tuần bởi thời gian ủ bệnh của virus HSV là khá dài khoảng 21 ngày.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho chúng ta tiêm filler bị nổi mụn nước do mụn rộp sinh dục chính là việc không đảm bảo các yếu tố về mặt an toàn.
Thường gặp nhất là việc dùng dung dụng cụ tiêm filler với người mắc bệnh trước đó và môi trường thẩm mỹ không được vô trùng. Thường phát sinh ở các dịch vụ tiêm filler tự phát, kém chất lượng tại những nơi không có độ uy tín.
Mụn rộp sinh dục là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh trong cộng đồng với nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Đặc biệt tình trạng tiêm filler bị nổi mụn nước có thể tái diễn nhiều lần do virus HSV khó có thể bị tiêu diệt hoàn toàn…
2.5. Cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín
Chọn nhầm cơ sở thẩm mỹ “dỏm” không được trang bị đầy đủ những thiết bị y tế cần thiết, hoặc sử dụng thiết bị, dụng cụ lạc hậu, phòng ốc không được vô trùng cũng khiến vùng được tiêm bị nhiễm trùng, nổi mụn nước.
3. Cách xử lý khi tiêm filler bị nổi mụn nước
Tiêm filler rất dễ để lại nhiều biến chứng, vì thế bạn phải luôn chăm sóc da cẩn thận theo những hướng dẫn dưới đây nhé:
Ngay sau khi điều trị, có thể có đỏ, bầm tím, sưng, đau và hoặc ngứa gần chỗ tiêm. Tránh gãi ngứa, xoa bóp, hoặc chọn xung quanh vị trí tiêm. Điều này là bình thường và thường biến mất trong vòng vài giờ đến vài ngày. Nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 3 ngày, xin vui lòng liên hệ với JT Angel Hospital để được bác sĩ tận tình tư vấn.
Nếu bác sĩ chẩn đoán mụn không phải do tiêm filler, bạn có thể chăm sóc da theo những hướng sau:
- Bạn có thể dùng acetaminophen (Tylenol) để giảm đau khi cần thiết
- Trong vòng 6 đến 10 giờ điều trị: tránh uống rượu hoặc tham gia tập thể dục gắng sức, vì nó có thể dẫn đến bầm tím thêm.
- Cho đến khi hết sưng và đỏ, tránh tiếp xúc với nhiệt độ nóng dữ dội ở vùng được điều trị. Điều này bao gồm tắm nắng, xông hơi, bồn tắm nước nóng . Ngoài ra, tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh quá mức như trượt tuyết hoặc các môn thể thao mùa đông khác.
- Để giúp làm giảm vết thâm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thuốc bôi Arnica – một loại thuốc mỡ tự nhiên thường được sử dụng để làm giảm vết thâm.
- Giảm thiểu chuyển động của (các) khu vực được điều trị. Tuy nhiên, nếu có vết sưng rõ rệt, bạn có thể xoa bóp khu vực này. Tùy thuộc vào các khu vực được điều trị và sản phẩm được sử dụng, bạn có thể cảm thấy “độ cứng” vùng tiêm filler. Những khu vực này sẽ mềm và ổn định theo thời gian (thường là 1-2 tuần)
- Kem chống nắng và trang điểm có thể được sử dụng vào khu vực tiêm filler và sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng. JT Angel khuyên bạn nên sử dụng các dòng sản phẩm dành cho da nhạy cảm như Sanitas hoặc Cetaphil để tránh kích ứng da thêm.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Tiêm Filler
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666