Nâng ngực silicon là phương pháp nâng ngực cũ nên vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm và nguy cơ gây hại cho sức khỏe cũng như không thể đem lại hiệu quả thẩm mỹ vòng 1 tối ưu.
Mục lục
1. Nâng ngực silicon là gì?
Nâng ngực silicon là phương pháp nâng ngực được các bác sĩ tiến hành bằng cách bơm trực tiếp chất Silicon vào vùng ngực nhằm tạo ra bầu ngực căng tràn, hấp dẫn. Bên cạnh giúp chị em sở hữu vòng 1 với kích thước mong muốn.
Nhờ vậy nên giải pháp nâng ngực silicon có ưu điểm là không có sự can thiệp của các kỹ thuật dao kéo. Do đó mà chị em từng nghĩ rằng phương pháp nâng ngực bằng silicon vừa đơn giản lại nhanh chóng nên quyết định lựa chọn.
Tuy nhiên, phương pháp nâng ngực silicon hiện nay không còn được ưa chuộng nữa. Bởi nó có khá nhiều khuyết điểm như:
- Việc tiêm trực tiếp chất Silicon vào bầu ngực sẽ gây ra những biến chứng không tốt cho bầu ngực cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân.
- Nâng ngực bơm Silicon thường mang lại hiệu quả không như mong muốn, cũng không khắc phục được khuyết điểm của ngực trong nhiều trường hợp.
- Nâng ngực bằng Silicon có hiệu quả thẩm mỹ không duy trì dài lâu.
2. Các trường hợp biến chứng khi nâng ngực silicon
2.1. Nâng ngực bơm silicon bị hoại tử vòng 1 nghiêm trọng (Người Lao Động)
Ngày 10-1, Khoa Bỏng – Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết bác sĩ của khoa vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân T.M.N (31 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng) bị hoại tử ngực nghiêm trọng do bơm mỡ nhân tạo làm đầy.
Trước đó, nghe bạn bè giới thiệu, chị N. đã đến một thẩm mỹ viện ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang nâng ngực. Ba ngày sau, chị N. thấy ngực bắt đầu sưng, co cứng, đau nhức ngày càng tăng. Sau đó, chị liền đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng 2 vú căng cứng, sưng đỏ sậm toàn bộ, hoại tử da, biến dạng, nhiều lỗ rò dịch đục…
Chị N. được chẩn đoán Abcess và hoại tử vú, mô tuyến vú 2 bên sau bơm mỡ nhân tạo nên bác sĩ chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Do mô hoại tử xâm lấn xuống cơ ngực lớn, hai vú được can thiệp lấy bỏ hoàn toàn da, mô tuyến vú (bị hoại tử) và đặt hút áp lực âm liên tục vết mổ.
Theo BS CKII Tần Ngọc Sơn, Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình thẩm mỹ, gần đây, khoa tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng nặng do bơm trực tiếp mỡ nhân tạo vào ngực, mông, môi… để làm đẹp. Mỡ nhân tạo còn gọi là silicon lỏng, khi tiêm vào cơ thể sẽ không khu trú tại một vị trí mà len lỏi vào các tổ chức mô, cơ quan…, tạo ra các u silicon. Nếu không điều trị kịp thời có thể biến chứng nguy hiểm, như tắc mạch, hoại tử…, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
2.2. Mất ngực vì tiêm silicon lỏng nâng ngực (Tuổi Trẻ)
TTO – Chị N.T.H (34 tuổi, ở Hà Nội) đang chờ nâng ngực, sau năm năm bơm silicon lỏng dẫn đến các biến chứng như khó thở, nổi u cục sần sùi trên ngực, ngực sưng đau và giờ bị lõm vào nhăn nhúm và bị cắt luôn tuyến sữa.
Chị H. cho biết năm năm trước, người bạn rủ chị đi tiêm “mỡ nhân tạo Thái Lan” để nâng ngực tại một spa làm đẹp. Bạn chị cũng đã tiêm loại mỡ này từ hai năm trước đó và bảo không có biến chứng gì. Vì vậy chị H. đã chi 30 triệu đồng để được tiêm mỡ nâng ngực.
Sau này khi xảy ra tai biến, chị H. quay lại thì không thấy spa đó nữa.
“Năm đầu thì ngực cũng đầy hơn, nhưng sau một năm bắt đầu thấy có biến chứng: ngực nổi u, cục sần sùi, biến dạng, hay thấy khó thở và mệt. Khi đến bệnh viện để lấy chất được sử dụng để nâng ngực ra thì bệnh viện cho biết người ta đã tiêm silicon lỏng. Tôi mất ăn mất ngủ, lo lắng không dám nói với gia đình mà mình mình chịu đựng”, chị H. cho biết.
Tuy nhiên, sau khi được tiêm vào người bệnh nhân, silicon lỏng đã di chuyển đi tứ tán khắp nơi. Cách đây ba tháng, bệnh nhân lại phải vào Bệnh viện K để nạo vét silicon thêm một lần nữa.
Sau lần nạo vét này, ngực bệnh nhân bị co rúm, lõm sâu, hoàn toàn không còn hình dáng bầu ngực mà là hai mảnh nhăn nhúm rất xấu xí.
Về sức khỏe, sau mỗi lần lấy silicon bệnh nhân đều cảm thấy yếu đi.
Sáng 17-1, bệnh nhân đã đi xét nghiệm, thử máu, chụp chiếu để chuẩn bị đặt túi tạo hình lại ngực theo khuyến cáo của bác sĩ.
Theo bác sĩ Trần Sinh Lục, người trực tiếp điều trị cho chị H thì silicon lỏng đã bị cấm sử dụng để tiêm vào cơ thể từ rất lâu. Nhưng riêng trong tháng 1 này, bác sĩ Lục đã nhận ba bệnh nhân cùng vào thăm khám do biến chứng, trong đó có người tiêm ở mặt, hai người tiêm ở mông và ngực. Trong đó, trường hợp ở mặt rất khó lấy silicon ra.
“Khi bệnh nhân đến điều trị, silicon lỏng đã thâm nhiễm vào vùng mô, làm ngực bệnh nhân cứng như đá. Các vùng bị silicon thâm nhiễm cũng tạo thành các ổ viêm có nguy cơ phá ra ngoài da bệnh nhân.
Sau khi nạo vét silicon, vùng ngực bệnh nhân bị xơ hóa, co rút không còn hình thù như bình thường. Chúng tôi sẽ phải đặt túi ngực kết hợp với các biện pháp khác làm mềm những vùng bị cứng như đá trên ngực bệnh nhân”, bác sĩ Lục cho biết.
Bác sĩ Lục cũng cho rằng hiện vẫn còn nhiều nạn nhân của silicon lỏng chưa được điều trị, do vài năm trước đây, do thiếu hiểu biết rất nhiều chị em đã đi tiêm silicon lỏng, có khi họ đi thành tốp 8-10 người.
2.3. Thủng ngực, cắt ti vì tiêm silicon nâng ngực (Việt Nam Net)
Một phụ nữ (40 tuổi) tại TP. HCM mới đây phải vào viện cấp cứu với lỗ thủng sâu hoắm, toác miệng tới 6cm2, chảy máu và dịch vàng… do tiêm silicon để nâng ngực từ 20 năm trước.
Hai mươi năm trước, người phụ nữ này hai lần nâng ngực bằng tiêm silicon lỏng tại Trung Quốc. Gần đây, chị thấy ngực phải ngày càng căng cứng và xuất hiện nhiều đốm màu tím, ngày càng sậm màu. Sau đó, ngực xuất hiện một lỗ thủng sâu, to và miệng vết thương liên tục chảy dịch vàng đục.
Không thể chịu được, chị phải vào viện cấp cứu khi lỗ thủng đã sâu hoắm, toác miệng tới 6cm2, chảy máu và dịch vàng, đau phát sốt. Tại bệnh viện, chị được chẩn đoán bị hoại tử ngực do tiêm silicon lỏng. Bệnh nhân được bác sĩ nạo vét các khối silicon đóng vón cục, cắt lọc mô hoại tử, tạo hình khép lỗ thủng trên ngực phải.
Những trường hợp bị biến chứng do tiêm silicon làm đẹp như trên không phải hiếm gặp. ThS.BS Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, hiện nay silicon đã bị cấm, đặc biệt là silicon lỏng đã bị cấm sử dụng với mục đích làm đẹp ở rất nhiều nước.
Tuy nhiên, tại Việt Nam các bác sĩ gặp khá nhiều trường hợp bị biến chứng vì làm đẹp bằng cách tiêm silicon. Việc điều trị những trường hợp này khá khó khăn. BS Nguyễn Đình Minh cho biết, trong 20 năm làm chuyên ngành thẩm mỹ, bản thân ông cũng từng gặp những bệnh nhân bị biến dạng vòng một vì bơm silicon.
Đó là trường hợp của 2 bạn nữ trẻ tuổi là bạn thân của nhau, sau khi sinh con đầu, cả hai có tình trạng thiểu sản tuyến vú nhẹ và cả hai quyết định rủ nhau đi tiêm làm đầy ngực. Người tiêm đến tận nhà và tiêm vào ngực cho hai bạn dung dịch trong suốt có tính chất lỏng như dầu ăn.
Sau khi tiêm 6 tháng cả 2 cùng đau tức vùng ngực, bệnh nhân đến với bác sĩ với bầu ngực rất ấn tượng, rất đẹp, tuy nhiên khi chụp cộng hưởng từ cho thấy chất silicon chia ra các hạt nhỏ li ti xâm chiếm toàn bộ tuyến vú và chạy sâu xuống dưới cơ ngực, thậm chí di chuyển xuống phần bụng.
BS Minh cho biết, ông và các cộng sự đã phải phẫu thuật nhiều lần tuy nhiên chưa hết silicon, bệnh nhân vẫn tiếp tục bị đau, viêm. “Không còn cách nào khác chúng tôi đã phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú bị xâm nhiễm, bác sĩ Minh nói và cho biết “sau một thời gian có đặt lại túi ngực để trả lại thẩm mỹ cho bệnh nhân”.
BS Minh khuyến cáo, việc tự bơm silicon lỏng vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể để làm đẹp là rất nguy hiểm. Đặc biệt việc tiêm chất làm đầy vào ngực và mông với số lượng lớn thì hầu hết là tiêm silicon công nghiệp dạng lỏng. Nguy cơ biến chứng gây liệt hoặc tử vong rất cao.
Theo đó, biến chứng hay gặp nhất là áp xe, chảy dịch ngay sau tiêm do cơ sở không đủ điều kiện vô trùng, các ổ áp xe thường có nhiều vách do các mũi tiêm tạo thành các ổ áp xe khác nhau.
‘Biến chứng thứ 2 khi bệnh nhân bị tiêm phải chất silicon lỏng nhất là trong tiêm làm đầy tuyến vú hoặc nâng mông, ngay sau tiêm bệnh nhân thường hài lòng với kết quả đạt được, tuy vậy sau 3-6 tháng vùng tiêm bắt đầu có biểu hiện sưng đỏ, tấy và có dịch mủ chảy ra do phản ứng của cơ thể với Silicon công nghiệp. Có nhiều bệnh nhân đau nhức không chịu nổi, đặc biệt là khi tiêm diện rộng vùng mặt. Phức tạp hơn là các chất này không đứng yên một chỗ mà chia nhỏ thành các hạt di chuyển ra các vùng lân cận làm cho việc phẫu thuật lấy bỏ vô cùng khó khăn”, BS Minh cảnh báo.
Biến chứng thứ 3, BS Minh cảnh báo có thể gặp là tiêm chất làm đầy vào trong mạch máu, vì đây là chất dạng gel không tan trong nước nên gây tắc mạch làm hoại tử toàn bộ vùng da được mạch máu này nuôi dưỡng. Ví dụ như tắc động mạch vùng mũi gây hoại tử vùng tháp mũi, đầu mũi.
Vì thế, để tránh biến chứng nguy hiểm, mọi người khi có nhu cầu làm đẹp cần đến các cơ sở y tế có chuyên ngành về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ để được tư vấn, và phẫu thuật. Hiện có nhiều phương pháp thực hiện cho chị em lựa chọn như để “nâng cấp” vòng ba, chị em có thể bơm mỡ tự thân hoặc sử dụng túi độn mông chuyên dụng.
2.4. Nâng ngực bằng… chích silicon – Đùa giỡn với tử thần! (Sức Khỏe đời sống)
Chị T.N.D. (27 tuổi, Q.5, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng do biến chứng gây xơ cứng, thâm nhiễm thành 1 mảng lớn trên toàn bộ ngực lan 2 bên bụng, nách, 2 bên cổ, nhiều u cục dưới da, hạn chế vận động cổ, căng tức ngực, viêm tấy đỏ da lan tỏa 2 bên ngực… phải trải qua ca phẫu thuật lấy bỏ khối mô nhiễm silicon và lấy vạt da đùi 2 bên để phủ lại vùng ngực. Ca mổ kéo dài suốt 18 tiếng đồng hồ.
Chị D. chia sẻ, cách đây hơn 3 năm khi chưa lập gia đình, luôn mặc cảm vì bộ ngực nhỏ nhưng khổ nỗi bản thân lại rất sợ phẫu thuật. Rồi chị tình cờ nghe người quen giới thiệu có chỗ nâng ngực đẹp như ý mà không phải phẫu thuật. Khi đến thì nghe nói rất hấp dẫn, đặc biệt là người bán và tiêm silicon cho tôi nói đây là mỡ nhân tạo cao cấp được xách tay từ Mỹ về nên rất an toàn, không có biến chứng gì cả. Lần đầu làm thử thấy hiệu quả ngay nên tôi đã tiêm cả thảy 6 lần để nâng 2 bên ngực với giá hơn 2.000 USD, cũng tương đương như đặt túi ngực chứ đâu có rẻ. Vậy mà! Kết quả, bây giờ… các BS còn giữ được cái mạng sống của tôi là may lắm rồi, nói chi đến chuyện xấu hay đẹp nữa. Cứ tưởng bỏ ra vài ngàn đô để mua được hàng xịn ai dè… tự rước họa vào thân.
3. Phương pháp an toàn thay thế nâng ngực silicon
Việc thực hiện nâng ngực silicon có tác hại gì không có lẽ bạn đã biết. Cũng theo chia sẻ của các chuyên gia thẩm mỹ, phương pháp nâng ngực an toàn và hiệu quả nhất là thực hiện phương pháp phẫu thuật nâng ngực nội soi bằng túi Gel.
Không như phương pháp nâng ngực bằng silicon, phẫu thuật nâng ngực nội soi bằng túi Gel không hề tồn tại bất cứ một khuyết điểm nào. Mà còn mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và cho kết quả hoàn hảo ngoài sức mong đợi.
Khắc phục và loại bỏ toàn bộ tình trạng vòng ngực nhỏ, mất cân đối, xập xệ, sa trễ. Nhanh chóng tạo nên bầu ngực gọn gàng, quyến rũ như mong đợi. Thời gian thực hiện nhanh chóng, cấp tốc. Chỉ vỏn vẹn 90 phút là bạn đã có thể lấy lại nét đẹp vòng 1.
Không để lại sẹo, không sưng, không đau, không bất cứ biến chứng nào như nâng ngực bằng silicon. Thậm chí là không ảnh hưởng tới tuyến sữa cũng như quá trình mang thai và cho con bú sau này. Chỉ cần 1 lần thực hiện duy nhất, nâng ngực nội soi đã có thể giúp bạn duy trì nét đẹp đến trọn đời, thách thức với thời gian.
Trong đó so với việc nâng ngực bằng silicon thì phương pháp nâng ngực bằng túi gel lại đảm bảo độ dẻo dai, bền bỉ và tác động theo thời gian. Do đó mà các chị em hiện nay có xu hướng ưa chuộng giải pháp nâng ngực đặt túi gel.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về vấn đề nâng ngực silicon cũng các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Hi vọng những thông tin mà bài viết của bác sĩ Nguyễn Trọng Thành sẽ thật sự hữu ích cho quý bạn đọc.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666