Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề nâng ngực có bị ung thư không và các nhà khoa học Thụy Điển cho biết rằng họ đã không tìm thấy bằng chứng nào liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư ở những người phụ nữ phẫu thuật nâng ngực. Cho tới thời điểm hiện tại các nghiên cứu vẫn cho rằng ung thư xảy ra phần lớn là do vi khuẩn, thay vì các nguyên nhân khác. Vì thế, chị em không nên quá lo lắng về vấn đề nâng ngực có bị ung thư không
Mục lục
1. Nâng ngực có bị ung thư không?
Ngày nay, nâng ngực bằng phương pháp nội soi đặt túi đã không còn xa lạ gì đối với phái đẹp. Tuy nhiên, không ít người vẫn tỏ ra e ngại với những tác dụng không mong muốn mà phẫu thuật nâng ngực mang lại. Trong đó hầu như chị em nào cũng băn khoăn liệu nâng ngực có bị ung thư không?
Theo một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học Thụy Điển cho biết rằng: họ đã không tìm thấy bằng chứng nào liên quan đến việc gia tăng nguy cơ ung thư ở những người phụ nữ phẫu thuật nâng ngực. Qua phân việc tích dữ liệu của hơn 3.000 phụ nữ Thụy Điển đã từng giải phẫu thẩm mỹ nâng ngực thì kết quả cho thấy nguy cơ ung thứ vú ở phụ nữ nâng ngực không hề cao hơn so với phụ nữ không nâng ngực.
Trước đây, vấn đề an toàn trong việc nâng ngực đặt túi đã trở thành đề tài tranh cãi suốt một thời gian dài. Nhưng hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sản xuất túi ngực thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì loại túi độn thế hệ mới hạn đến mức chế tối đa khả năng rò rỉ, đồng thời giảm nguy cơ bị co thắt bao xơ một cách triệt để, giúp định hình bộ ngực lâu dài, tồn tại mãi với thời gian.
Do được cấu tạo từ những hạt silicone có độ kết dính cao, túi nâng ngực dạng gel cho khả năng đàn hồi và chịu lực rất tốt, dù có bị cắt đôi vẫn giữ nguyên trạng thái. Bên cạnh đó, công nghệ vỏ bọc đặc biệt ngăn không cho silicone rò rỉ ra ngoài.
Và để hoàn toàn xóa đi lo lắng nâng ngực có bị ung thư không, bạn nên lựa chọn túi ngực của các hãng nổi tiếng như Mentor, Polytech và Allergan, Motiva để đảm bảo túi ngực chất lượng, có bảo hành trọn đời và chống co thắt bao xơ tuyệt đối. Đồng thời cũng nên tìm đến các trung tâm, thẩm mỹ viện uy tín để thực hiện nâng ngực nhằm đảm bảo an toàn và đẹp như ý muốn.
2. Nguyên nhân ung thư khi nâng túi ngực
Ung thư liên quan tới đặt túi ngực là ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ (LAGC). Ung thư này lần đầu tiên được chẩn đoán và phát hiện năm 1997. Nhưng tỷ lệ loại ung thư này là cực thấp và coi như không xuất hiện.
Nguyên nhân thứ nhất gây ung thư có thể liên quan tới loại túi đặt nhám kích thước lớn. Túi nhám kích thước lớn dễ bị nhiễm trùng vì có nhiều hang hốc li ti. Đây cũng chính là lý do khiến đặt túi nhám có nguy cơ ung thư cao hơn túi trơn.
Nhân tố thứ hai được nghi vấn dễ gây ung thư là hiện tượng túi nhám cọ xát với các tổ chức bên trong ngực, gây ra tổn thương. Các tổn thương lâu dài có thể gây ra ung thư. Cho tới thời điểm hiện tại các nghiên cứu vẫn cho rằng ung thư xảy ra phần lớn là do vi khuẩn, thay vì các nguyên nhân khác.
3. Triệu chứng nhận biết nguy cơ ung thư vú
Triệu chứng sớm, hay gặp nhất của ung thư là ngực tăng kích thước 1 cách bất thường. Khi kiểm tra có dịch quanh túi. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau, mẩn ngứa ngoài da.
Vì triệu chứng của ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ không đặc hiệu. Do đó có thể nhầm lẫn với biến chứng muộn sau đặt túi. Chính vì thế bệnh nhân chỉ được chẩn đoán chuẩn xác sau khi giải phẫu bệnh.
4. Lưu ý khi tầm soát ung thư vú
Đối với việc tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ có đặt túi nâng ngực cần chú ý những điểm sau:
- Chụp nhũ ảnh thường quy vẫn là phương pháp tầm soát ung thư vú tốt nhất, giúp bạn phát hiện ra những tổn thương nhỏ nhất, điều này sẽ giúp bạn điều trị sớm nếu phát hiện ra bệnh.
- Đối với những phụ nữ có đặt túi ngực, có thể sẽ phải chụp nhiều góc chụp hơn người bình thường. Lý do là một số vùng của tuyến vú có thể bị che lấp bởi túi nâng ngực, bạn sẽ phải được chụp ở nhiều góc hơn bình thường để có thể quan sát hết mô tuyến vú. Trong một số trường hợp, khi chụp nhũ ảnh không thể thấy hết được toàn bộ mô tuyến vú, bác sĩ có thể cho bạn siêu âm vú bổ sung để rà soát mô vú còn lại. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng chụp nhũ ảnh vẫn là phương tiện cần làm đầu tiên để tầm soát ung thư vú.
- Chụp nhũ ảnh có thể làm vỡ túi nâng ngực, tuy nhiên việc này rất hiếm gặp. Bạn cần thông báo trước với kỹ thuật viên chụp nhũ ảnh về việc mình đang có túi nâng ngực. Các kỹ thuật viên sẽ chọn góc chụp và lực ép vú phù hợp với bạn. Bạn biết rằng túi nâng ngực nằm phía sau mô tuyến vú, do đó chụp nhũ ảnh chỉ cần lấy hình ảnh của mô tuyến vú phía trước, lực ép lên túi ngực là không đáng kể.
- Đối với những phụ nữ sau điều trị ung thư vú, đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến vú và đặt túi ngực để tạo hình, không cần chụp nhũ ảnh tuyến vú đó. Lý do là vì bạn đã được lấy toàn bộ mô tuyến vú ra ngoài, khi chụp nhũ ảnh cũng không còn thấy mô tuyến vú nữa. Việc kiểm tra bệnh có tái phát hay không sẽ sử dụng các phương tiện hình ảnh khác. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải chụp nhũ ảnh tuyến vú còn lại.
- Việc làm sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) tổn thương bất thường ở tuyến vú vẫn có nguy cơ làm vỡ túi nâng ngực, tùy vào vị trí của tổn thương. Mặc dù điều này rất hiếm xảy ra, tuy nhiên, bác sĩ vẫn sẽ tư vấn cho bạn về nguy cơ đó, việc chọc kim vào tuyến vú có túi nâng ngực lúc nào cũng khó khăn hơn so với tuyến vú bình thường.
5. Phòng tráng ung thư vú khi nâng ngực
Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư nâng ngực là chọn cơ sở thẩm mỹ kỹ càng. Hãy ưu tiên cân nhắc các trung tâm thẩm mỹ có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến để thực hiện ca phẫu thuật. Quy trình đặt túi tại các cơ sở này phải đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ khám cho bệnh nhân để chỉ định đặt túi ngực đúng cho bệnh nhân.
- Bước 2: Bệnh nhân cần phải được giải thích về tỷ lệ biến chứng sớm và biến chứng muộn sau khi đặt túi ngực.
- Bước 3: Sau khi bệnh nhân đã đồng ý đặt túi ngực. Bác sĩ sẽ phải đo và tìm kích cỡ túi ngực phù hợp.
- Bước 4: Sau đó bệnh nhân sẽ được tiến hành đặt túi ngực mở đường rạch, tạo khoang đặt túi… tất cả quá trình này phải đảm bảo vô trùng…
Khuyến cáo, nguyên tắc đặt túi phải thoải mái và không được kích. Nếu túi có nếp nhăn sẽ tạo ra biến chứng sau này. Sau đặt túi ngực bệnh nhân cần phải theo dõi biến chứng gần. Phải đi tái khám thường xuyên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người đặt túi ngực khi có những triệu chứng bất thường sưng đau, ngực bệnh nhân cần phải kiểm tra.
6. Phải làm gì khi thấy ngực có hiện tượng bất thường
Đôi khi, bạn sẽ sờ được hoặc cảm nhận được một khối bất thường trong tuyến vú của mình. Khối này có thể là một phần của túi nâng ngực. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định vì có thể đó là khối bất thường ở mô tuyến vú của bạn. Việc kiểm tra, đôi khi cần sinh thiết mô tổn thương giúp xác định được bản chất của khối bất thường đó, nhờ vậy mà bạn được điều trị kịp thời.
Nâng ngực có bị ung thư không là những thắc mắc thường gặp ở những phụ nữ có túi nâng ngực. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn sẽ tự tin hơn trong việc làm đẹp của mình. Đồng thời, thực hiện việc tầm soát ung thư vú thường quy nhằm phát hiện sớm ung thư, giúp bạn có được một cuộc sống chất lượng hơn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng ngực có bị ung thư không
- nâng ngực ung thư