Những cơ sở thẩm mỹ kém uy tín thường không đưa ra được thông tin cụ thể của việc nâng mũi kiêng ăn bao lâu. Vì thế hãy cùng bác sĩ Nguyễn Trọng Thành giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Nâng mũi kiêng ăn bao lâu?
Phẫu thuật nâng mũi có sự tác động vào cấu trúc mô và dáng mũi từ bên trong, gây ra những tổn thương hở và cần thời gian hồi phục. Chính vì điều này, sau nâng mũi, chúng ta cần chú ý chế độ ăn uống, kiêng khem đúng cách để bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh nhất.
Tùy theo cơ địa mà thời gian nâng mũi kiêng ăn bao lâu là khác nhau với mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, thông thường, bạn nên ăn kiêng ít nhất là 1 tháng để đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng sưng viêm, khó lành vết nâng mũi.
Đối với các bệnh nhân nâng mũi có tác động nhiều đến vùng mũi như nâng mũi chỉnh xương, nâng mũi sườn sụn, thời gian ăn kiêng ít nhất là 1,5 tháng.
2. Nâng mũi kiêng ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây gây ảnh hưởng tới quá trình lành thương sau nâng mũi. Có thể khiến vết thương lâu lành hơn, vết thương không đẹp hay thậm chí là sưng viêm.
2.1. Rau muống
Vì rau muống có tính tăng sinh collagen lành tính, giúp làm đầy vết thương nên loại rau này có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
2.2. Hải sản
Các loại hải sản thường cung cấp một lượng lớn canxi và chất đạm đặc tốt cho cơ thể con người. Nhưng việc bổ sung nhiều chất đạm sẽ khiến vết thương lâu lành, không tốt cho việc ổn định của vùng mũi. Ngoài ra, ăn hải sản có thể gây ngứa ngáy, khó chịu vùng mũi. Đặc biệt chúng còn dễ gây ra tình trạng dị ứng trên da.
2.3. Thịt bò, thịt gà
Những thực phẩm này đứng đầu danh sách bị loại bỏ sau khi thực hiện bất cứ một ca phẫu thuật nào. Đây là loại thực phẩm khiến vết thương dễ mưng mủ, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều protein khiến da bị kích thích, dễ gây ra sẹo lồi xấu xí.
2.4. Đồ nếp hay đậu phộng
Loại thực phẩm này có tính nóng dễ gây viêm sưng, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình lành thương và lên da non và cũng có thể để lại sẹo lồi.
2.5. Đồ uống có cồn, có gas hay sử dụng chất kích thích
Bạn không nên dùng các loại đồ uống, rượu, bia, cà phê, nước có gas, có thể ảnh hưởng đến vùng mũi. Đặc biệt các thành phần trong rượu bia sẽ làm vết thương lâu lành hơn, tăng nguyên cơ viêm sưng sau nâng mũi.
Bên cạnh đó cũng không được sử dụng những sản phẩm chứa chất kích thích như thuốc lá, cần sa, thuốc lắc… vì có thể gây dị ứng, nhiễm trùng, viêm, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng
2.6. Thực phẩm lên men
Các loại thực phẩm như dưa, giá, cà muối,… được lên men thường khó tiêu nên chỉ khiến vết thương mưng mủ, sưng đau khó lành mà còn gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua ảnh hưởng đến vùng mũi.
3. Nâng mũi nên ăn gì?
Bên cạnh việc hạn chế sưng viêm, ngăn ngừa sẹo, ăn kiêng sau nâng mũi còn hỗ trợ vết thương mau lành. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm, hoa quả giúp cân bằng hàm lượng collagen, hỗ trợ làm giảm quá trình hình thành sẹo lồi, sẹo lõm.
3.1. Nhóm thực phẩm giàu vitamin
Nhóm vitamin A, B12, E quyết định rất lớn đến việc hình thành mô mới, giúp vết thương hồi phục nhanh. Theo đó, các nhóm thực phẩm được bác sĩ khuyến khích sử dụng trong quá trình ăn kiêng sau nâng mũi bao gồm:
3.1.1. Nhóm giàu vitamin A
Vitamin A thường xuất hiện ở trứng, sữa và các chế phẩm từ 2 nguyên liệu này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy vitamin A ở các loại rau củ có màu vàng cam đậm như: cà rốt, khoai lang, ớt chuông…
Các loại rau màu xanh cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời như rau bina (rau chân vịt), bông cải xanh… Bên cạnh các loại rau củ quả, dầu gan cá cũng là thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin A. Cụ thể, cứ một muỗng dầu gan cá thì có 4080 mcg vitamin A.
3.1.2. Nhóm giàu vitamin B12
Trong sữa tươi có hàm lượng vitamin B12 khá cao, trung bình khoảng 46%/240ml. Tương tự, trong gan động vật cũng có đến hơn 3000% vitamin B12 thiết yếu cho cơ thể hàng ngày.
Lưu ý: Nên bổ sung trứng và sữa trong thực đơn ăn kiêng sau nâng mũi, do cơ thể chúng ta hấp thụ vitamin B12 tốt nhất từ hai loại thực phẩm này.
3.1.3. Nhóm giàu vitamin E
Trong hạt hướng dương và hạt điều chứa nhiều vitamin E. Bên cạnh đó, các loại dầu thực vật làm từ những loại hạt này cũng giúp bổ sung các vitamin E cần thiết cho cơ thể.
Bạn có thể chọn một số loại rau xanh có hàm lượng vitamin E cao để ăn kiêng sau nâng mũi như: rau bina, cải bắp, măng tây…
3.1.4. Nhóm giàu vitamin C
Các loại rau xanh như rau bina, súp lơ, cải xanh… cũng là nguồn cung cấp vitamin C thiết yếu cho cơ thể. Trong thời gian ăn kiêng, bạn nên chọn những thực phẩm này để giúp quá trình hồi phục vết thương được diễn ra nhanh hơn.
3.2. Bồ sung nước ép hoa quả
Ngoài các loại rau củ và thịt, nội tạng động vật, hoa quả cũng cung cấp cho cơ thể rất nhiều các vitamin quan trọng. Vậy nên, quá trình ăn kiêng sau nâng mũi nên sử dụng thêm các loại hoa quả như: cam, ổi, kiwi, dâu tây, nho đen…
Thực tế, vùng mũi sau phẫu thuật dễ bị tổn thương, cần tránh vận động cơ hàm (nhai, nói chuyện…). Vì vậy, việc ép các loại trái cây để uống là điều mà các khách hàng nên thực hiện sau nâng mũi.
Tuy nhiên, quý khách nên chọn những loại hoa quả organic, hiểu đơn giản là quả sạch, không chất bảo quản,… Những loại quả này được kiểm định chặt chẽ nên chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe cho người sau nâng mũi.
4. Vô tình ăn thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi có sao không?
Rất nhiều bạn vẫn chưa quen với việc thực hiện chế độ kiêng khem nên vô tình ăn phải những thực phẩm cần kiêng cữ đã kể trên. Vậy điều đó có làm ảnh hưởng gì không?
Nếu bạn vô tình ăn phải một ít thịt gà, thịt bò,… thì cũng không đáng kể nhưng nếu cơ địa dữ thì chắc chắn bạn sẽ có 1 số ảnh hưởng nhỏ như có dấu hiệu sẹo lồi xuất hiện, hơi ngứa 1 tí ở vết thương… Vì vậy hãy luôn nhớ những nhóm thực phẩm không được ăn trong thời gian mới nâng mũi nhé.
Ngoài ra, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian sưng bầm, kiêng cử thì ngay từ đầu bạn hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ thẩm mỹ uy tín.
5. Lưu ý chăm sóc sau khi nâng mũi
Bên cạnh việc tìm hiểu nâng mũi kiêng ăn bao lâu thì sau phẫu thuật nâng mũi, quý khách cần chú ý một số điều như sau để đảm bảo mũi nhanh lành, không để lại sẹo.
5.1. Chế độ chăm sóc & vệ sinh sau nâng mũi
Trước và sau khi phẫu thuật, khách hàng sẽ được các chuyên gia dặn dò về chế độ chăm sóc và vệ sinh sau nâng mũi. Quy cách thực hiện tại mỗi đơn vị có thể khác nhau, song cần đảm bảo tính chất an toàn để bệnh có thể tự thực hiện tại nhà.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Thành sẽ gợi ý cho bạn một số những lưu ý khi chăm sóc, vệ sinh sau nâng mũi như sau:
- Chú ý vệ sinh bằng khăn mềm một cách nhẹ nhàng.
- Hạn chế tối đa việc nằm nghiêng.
- Nên chườm lạnh ở vùng phẫu thuật để tránh tràn dịch
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý sau cắt chỉ 2 – 3 ngày.
5.2. Thời gian nẹp mũi và cắt chỉ
Nẹp mũi sẽ được giữ đến hôm cắt chỉ, không tháo sớm, tránh tình trạng mũi bị lệch, vẹo sau thẩm mỹ. Do đó, sau phẫu thuật bạn cần tuân thủ đúng lịch hẹn từ bác sĩ phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người để đưa ra những chỉ định về thời gian cắt chỉ, bỏ nẹp mũi.
5.3. Tái khám theo đúng hẹn với bác sĩ
Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ theo dõi triệt để tình trạng của bạn sau nâng mũi. Từ đó, kịp thời đưa ra những phương án điều chỉnh để bệnh nhân có sức khỏe và vẻ đẹp tốt nhất sau phẫu thuật. Bạn có thể ghi lịch hẹn vào sổ tay, ghi chú trong điện thoại để không bỏ lỡ lần tái khám nào nhé!
Những vấn đề về nâng mũi kiêng ăn bao lâu, các thực phẩm được khuyến khích hoặc nên tránh, cách chăm sóc, vệ sinh mũi… đã được bác sĩ Nguyễn Trọng Thành đưa ra cụ thể, chi tiết nhất trong bài viết trên. Mong rằng bạn sẽ có kết quả nâng mũi thành công mỹ mãn.
Theo dõi thông tin thêm tại:
- Chuyên mục: Hỏi Đáp Phẫu Thuật Thẩm Mỹ
- Facebook: Nguyễn Trọng Thành
- Youtube: Bệnh Viện Thẩm Mỹ JT Angel
- Istagram: JT Angel Hospital
- Hotline: 0936.666.666
Từ khóa người dùng tìm kiếm:
- nâng mũi phải nghỉ dưỡng bao lâu
- nâng mũi phải kiêng ăn trong bao lâu
- nâng mũi uống kháng sinh bao lâu
- nâng mũi kiêng rượu bia bao lâu
- nâng mũi kiêng thịt bò bao lâu
- nâng mũi kiêng hải sản bao lâu
- nâng mũi bao lâu được nằm nghiêng
- nâng mũi kiêng ăn bao lâu
- nâng mũi phải nẹp bao lâu
- thực đơn cho người mới nâng mũi
- sau nâng mũi kiêng quan hệ bao lâu
- nâng mũi kiêng ăn trứng trong bao lâu
- nâng mũi bao lâu được ăn thịt gà
- nâng mũi bao lâu thì ăn uống bình thường
- nâng mũi có được ăn cạnh của không
- nâng mũi kiêng đồ nếp bao lâu
- nâng mũi an giá được không